Dì Đoàn khi nói về Đoạn Bối Sơn cảm giác sợ hãi, đứng dậy đóng cửa lại.
Thậm chí còn khóa cửa, mới trở về ngồi xuống sopha, bắt đầu nói.
Trước đây, Đoạn Bối Sơn là một điểm du lịch của Lhasa.
Địa hình hiểm trở, trên Đoạn Bối Sơn cũng có nhiều vị thuốc quý.
Nhưng tất cả điều đó đã thay đổi, vào mấy năm trước một phần núi bị sụp.
Núi lở, đất đá rơi xuống, làm hàng trăm người chết.
Bởi vì núi lở, nên Đoạn Bối Sơn bị chia làm hai.
Sau đó, trưởng thôn tập hợp người dân phong tỏa đường lên Đoạn Bối Sơn.
Dì Đoàn nói tới chỗ này, nhắm mắt lại: "Báo ứng, đều là báo ứng......"
Trời bất công, người vô tội vẫn phải chết.
Dì Đoàn nói tất cả những chuyện này, là do ông trời muốn trừng phạt người trong thôn.
Trước một năm núi lở, một trận hạn hán chưa từng xảy ra suốt cả thế kỷ.
Hạn hán làm hoa màu trong thôn chết hết, không có thu hoạch.
Người trong thôn cuống lên, ai cũng biết gạo trong nhà cũng đã hết sạch.
Không có thu nhập, không có công nghệ, lại không có tiền.
Ngay cả gia súc trong nhà, cũng phải làm thịt.
Bọn họ còn lại gì? Lẽ nào phải chờ chết sao?
Nên làm gì bây giờ?
Không ai muốn ăn thịt chính con cái của mình, thế là họ đổi thành ăn thịt con cái của người khác.
Gia đình nào cũng bắt đầu bồng bế đứa con đang ngủ, đi qua nhà khác để trao đổi.
Có người đói đến mức cạo sống con mình, hấp chín để ăn.
Cũng có người cầm dao giết trẻ em, nấu trong nồi lớn chia cho gia đình.
Thôn dân gào khóc, bởi vì họ bị bắt phải ăn thịt con mình.
Năm ấy, dì Đoàn thấy lòng người thật đáng sợ.
Chỉ vì muốn sống, thậm chí sẵn sàng ăn thịt người.
Chấp nhận chịu đựng những tiếng la hét của những đứa trẻ bị giết.
Dì Đoàn nhiều lần ngăn cản mọi người, nhưng họ càng thêm tệ hại hơn.
Bọn họ nghĩ rất nhiều cách ăn thịt con nít: xào, chiên, luộc, hấp......
Đám trẻ con chui rúc trong cái nồi to, có một đôi tay nhỏ thò ra khỏi nồi nước nóng, giãy dụa kêu: "Chú, dì, đừng giết con....."
Cuối cùng, những cô chú này mạnh tay đẩy đứa nhỏ xuống nồi nước, nói: "Đừng trách chúng tôi giết con, chúng tôi phải ăn để sống tiếp."
Những đứa bé bị nước sôi nhấn chìm.
Nước sôi đã luộc chín đám trẻ.
Nó bị gia đình chế biến thành "thịt heo luộc".
Nhìn những miếng thịt trên bàn, bọn họ ăn một cách ngon lành.
Ăn xong thịt luộc, bọn họ còn dùng tăm xỉa răng, nói: "Ngon thật, sao chúng ta không ăn não của nó?"
Ngày hôm sau, họ dùng búa đập nát đầu đứa bé.
Sau khi đập nát, thì lấy não ra nướng chín.
Dì Đoàn nhìn thôn dân tàn nhẫn tới mức nổi giận, dì Đoàn đi tới hét lên: "Mấy người đang làm gì! Mấy người nỡ hại những đứa bé đáng thương này sao?"
Người dân khinh thường nói: "Đừng lo chuyện bao đồng, chúng tôi đâu có ăn con của bà. À phải, bà làm gì có con, ha ha......."
Dì Đoàn chỉ vào mặt của họ, nói: "Các người!!! Sẽ bị báo ứng!!"
Người dân đã nướng chín não đứa bé, cho vào miệng, nói: "Báo ứng? Báo ứng là gì tôi không biết, chỉ biết bây giờ phải lấp đầy cái bụng."
Khi bọn nhỏ chết, đôi mắt vẫn mở to.
Dường như đang nhìn thẳng vào những người đã giết chúng nó.
Rất nhiều người gặp ác mộng.
Mơ thấy con của mình, máu me đầy người đứng ở đầu giường.
Nó đưa hai tay, mắt đầy máu, đầu rớt xuống.
Đứa trẻ không đầu nhảy đến trước mặt họ, bóp cổ họ, nói: "Trả mạng lại cho ta......trả mạng lại cho ta...."
Sau khi tỉnh lại, bọn họ mới biết chỉ mà mơ, vẫn chưa biết hối hận khi ăn thịt trẻ em.
Thôn dân nghĩ:
trẻ em có thể tái sinh, nhưng mạng thì chỉ có một. Nếu hại mình chết, nó cũng sẽ có tội phải không?Những đứa trẻ chết không nhắm mắt kia, đến nay vẫn không biết chính cha mẹ của mình, đã nhét chúng vào miệng người khác.
Dì Đoàn vẫn sống sót vì trong nhà vẫn còn đồ ăn.
Đó là lương thực dì Đoàn tích trữ trong kho.
Đủ để dì ăn mấy năm.
Định đem chia cho người dân.
Nhưng khi nhìn thấy bọn họ thật quá ghê tởm, nên dì Đoàn nghĩ:
đem lương thực cho mấy người, chẳng khác gì cho chó ăn.Dì Đoàn mỗi ngày nhốt mình trong nhà, ở trên sân thượng tụng kinh niệm Phật.
Dì muốn siêu độ những đứa bé bị giết.
Hoan Hoan mỗi ngày đều ở bên dì Đoàn.
Nó luôn nằm cạnh dì Đoàn, nhìn dì Đoàn tụng kinh.
Dì Đoàn tụng kinh xong, sẽ xoa đầu Hoan Hoan nói: "Hoan Hoan, chỉ có con ở bên mẹ."
Hoan Hoan kêu hai tiếng "gâu gâu", đáp lại dì Đoàn.
Sau đó không lâu, có người biết trong nhà dì Đoàn còn lương thực.
Là một người tên Ngô Bính Can.
Hôm đó, hắn vác cái bao có đứa bé bên trong.
Đứa bé không phải của hắn, là con của chú hắn.
Vì để gia đình sống tiếp, chỉ đành bắt cóc đứa con của chú hắn, đổi với người khác.
Ngô Song Song trong bao kêu cứu, tiếng kêu đã kinh động đến dì Đoàn đang tụng kinh.
Dì Đoàn từ trong nhà đi ra.
Dì thấy cái bao Ngô Bính Can vác đang động đậy.
Trong bao Ngô Song Song vẫn la hét: "Cứu....cứu với...."
Dì Đoàn không cần nghĩ cũng biết có chuyện.
Dì đến ngăn cản Ngô Bính Can, nói: "Ngô Bính Can, thả đứa bé ra, nó vô tội."
Ngô Bính Can: "Vô tội? Tôi đang muốn đem nó đổi đồ ăn! Muốn sống!"
Dì Đoàn nói: "Thả nó ra, tôi đưa anh một túi khoai tây."
Ngô Bính Can có chút không tin: "Thật?"
Dì Đoàn gật đầu, đi vào trong kho xách ra một túi khoai tây.
Ngô Bính Can mở ra, thật sự là khoai tây.
Hắn liếc mắt một cái, nói: "Được, tôi thả nó. Tôi để nó trước cửa nhà dì."
Dì Đoàn đi theo Ngô Bính Can tới trước cửa nhà.
Ngô Bính Can thấy cửa nhà kho của dì Đoàn vẫn đang mở.
Trong lòng nghĩ: chắc trong kho vẫn còn đồ ăn.
Ngô Bính Can không nghĩ nhiều, hắn thả Ngô Song Song trong bao ra giao cho dì Đoàn, rồi chạy thẳng đến nhà kho của dì Đoàn.
Dì Đoàn biết Ngô Bính Can muốn làm gì, đúng là dì đã quên khóa cửa kho.
Một người một chó chạy vào kho, Ngô Bính Can hai tai hai túi chạy đi.
Hắn bỏ chạy, dì Đoàn cản hắn, Ngô Bính Can đẩy dì Đoàn té ngã.
Hoan Hoan nhìn thấy chủ bị đẩy ngã, thế là rượt theo Ngô Bính Can.
Ngô Bính Can hai tay cầm túi thức ăn, không thể chạy nhanh hơn Hoan Hoan.
Hoan Hoan cắn chặt vào chân Ngô Bính Can, Ngô Bính Can liền đánh Hoan Hoan rất mạnh.
Hoan Hoan không buông, nhảy lên đẩy hắn, cắn vào mặt hắn.
Vết cắn làm khuôn mặt Ngô Bính Can bị biến dạng.
Trên mặt hắn toàn là dấu răng chó.
Ngô Bính Can tức giận, đè Hoan Hoan xuống đất, dùng sức đánh.
Hoan Hoan "gâu gâu" kêu to.
Khi dì Đoàn chạy đến, thì Hoan Hoan đã nằm ở đó thoi thóp.
Dì Đoàn khóc ròng: "Hoan Hoan, đều do mẹ."
Không đành lòng nhìn chú chó yêu thương chết, dì Đoàn ôm Hoan Hoan đi thẳng đến bệnh viện thú y ở Lhasa, kịp thời cứu Hoan Hoan.
Từ đó, dì Đoàn mặc kệ mọi thứ trong thôn. Ngô Bính Can đem chuyện trong nhà dì Đoàn có lương thực, nói cho người dân.
Ai ngờ, người dân ngang ngược đến nhà dì ăn trộm.
Ban ngày có Hoan Hoan bảo vệ, nên không ai dám đến.
Họ nghĩ, dùng mọi cách ban đêm lẻn vào.
Cuối cùng cả kho lương thực bị người dân trộm hết, thời gian đó dì Đoàn cảm thấy hoàn toàn sụp đổ.
Những lương thực dì tích trữ, cũng đến mấy trăm nghìn tệ.
Dì Đoàn khóa chặt cửa, mang theo Hoan Hoan đến nhà một người họ hàng ở Lhasa.
Cha mẹ dì ở xa, tận Hắc Long Giang.
Cha mẹ có anh chị chăm sóc, dì cũng không lo lắng.
Dì Đoàn là con út trong nhà, tích cách của dì Đoàn không hợp ở chung với cha mẹ, nên đã dốc sức làm việc, một mình tới Lhasa.
Còn lý do tại sao dì chọn ở Đoạn Bối Sơn, đơn giản: thanh tịnh.
Nhưng điều dì không ngờ, người dân lại trở thành như thế.
Cũng may ở Lhasa dì có một người cô, khi mới tới đây, cô của dì đã giúp đỡ cho dì ở nhờ.
Sau một thời gian, dì vẫn chọn trở về Đoạn Bối Sơn.
Lần trở về này, Đoạn Bối Sơn đã khác.
Hạn hán đã qua, dân làng không còn ăn thịt người hay trẻ con nữa.
Bọn họ còn xây một ngôi miếu trong thôn.
Tên là Bách Tử Miếu.
Vì muốn xóa bỏ tội lỗi của mình, dân làng mỗi ngày đều đến miếu để sám hối.
Rất nhiều người quỳ trước Phật, nói: "Con à, con đừng tìm mẹ nữa...."
Khi họ ăn thịt con cái người khác, thì trong đầu cũng nghĩ tới việc, con của mình cũng đang bị người ta ăn thịt.
Con của mình, bị ăn như thế nào?
Ngày trước, họ ngồi trước cái bàn, ăn những ngón tay ngón chân của con cái người khác.
Ăn vào đều ói ra, nhưng vì muốn sống, nên ráng nhịn nuốt vào.
Bây giờ, bọn họ lại thấy hối hận.
Nhưng con cái họ không thể quay về, đã bị họ ăn sạch, là do một tay họ tạo thành.
Dù cho người dân sám hối, thì cũng không được đám trẻ tha thứ.
Báo ứng cuối cùng đã tới.
Nửa tháng sau, trong thôn xuất hiện một đoàn hát.
Người dân trong thôn chưa từng xem qua hí khúc, nên rất tò mò kéo đi xem.
Sau khi sân khấu được dựng lên, một người trang điểm mặc phục trang đào hát màu đỏ, gõ chiêng hô to: "Đến xem hí kịch, không hay không lấy tiền."
Nghe là miễn phí, tất cả mọi người đều mang theo một cái ghế đến xem trò vui.
Vở kịch bắt đầu, trên sân khấu đang diễn vở .
Hai đào hát càng diễn càng xuất thần.
Đến lúc cao trào.
Người dân dưới sân khấu vỗ tay, có người đột nhiên đứng lên nói: "Thật sự có hoàn hồn sao? Con của tôi có thể hoàn hồn sao?"
Người dân nhìn diễn viên trên sân khấu, càng xem càng kỳ lạ.
Hàng ngàn khuôn mặt bị biển đổi, cuối cùng biến thành khuôn mặt con cái của họ.
Diễn viên bắt chước giọng trẻ con cất tiếng hát.
Càng nghe càng không ổn, những người dân dưới sân khấu bắt đầu chảy máu từ tai.