Nhìn vào gương mặt trang điểm kỹ càng của người phụ nữ khiến anh có chút khinh miệt. Bởi vì đối với mấy cô nàng trang điểm dày đặc anh không có nhiều hảo cảm lắm. Vì anh không biết sau lớp phấn dày cộm này làn da bên dưới sẽ có bao nhiều khuyết điểm đặc biệc là đường nét trên gương mặt vẫn giữ được như lúc trang điểm kỹ hay không. Nhưng mấy thứ đó cũng không quan trọng, thứ anh xem trọng vẫn là cơ thể, ba vòng hoàn mỹ đáp ứng được anh.
Người phụ nữ này tên Kiều Hân một diễn viên thực lực của màn ảnh, nhưng vẫn muốn trèo lên giường anh chỉ vì có thể tiến một bước nhanh hơn. Người phụ chủ động hôn lên môi anh, luồng tay vào trong áo anh vuốt ve bờ ngực rắc chắc. Bộ dạng cô ta lẳng lơ hiện rõ trên gương mặt kiều diễm, người đàn ông rất nhanh sau đó liền bắt nhịp nụ hôn ập đến lại tiếp tục hôn từ dưới lầu lên đến tận phòng trên tầng 2. Ở bên trong sau khi Trương Nhã Đan tắm rửa từ trong nhà tắm bước ra, bên ngoài truyền đến tiếng động cô rùng mình một cái thậm rủa trong lòng, bọn họ không phải lại tiếp tục đấy chứ? Có cần nhất thiết phải ở bên ngoài không? Tại sao không vào phòng chính mình chứ? Đáng ghét! Bọn họ nghĩ cô là không khí hay sao?
Trương Nhã Đan vỗ tay lên trán tự trấn an bản thân không được nghĩ lung tung nữa. Việc của cô bây giờ chính là đọc kịch bản mà biên kịch Tiêu đưa cho, anh ta đã cho cô thời gian ba ngày để suy nghĩ cho nên cô nhất định phải nghiên cứu cái kịch bản này để đưa ra câu trả lời công tâm nhất.
Ngồi xuống giường lớn cầm kịch bản lật từng chương...
Kịch Bản: Tô Đắc Kỷ Quốc Sắc Khuynh Thành.
Trong câu chuyện lấy bối cảnh thời nhà Thương, ngồi bút viết ra hình tượng Tô Đắc Kỷ vô cùng sắc nét: Tô Đát Kỷ là yêu nữ xinh đẹp nổi tiếng nhất trong “tứ đại yêu cơ”, đã trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao bộ phim điện ảnh Trung Hoa. Tương truyền Đát Kỷ là nhân vật có thật trong lịch sử, nhưng đã được người đời thêu dệt nên thành một nhân vật yêu ma đầy bí ẩn.
Theo Phong thần diễn nghĩa thì Đát Kỷ nguyên danh là Tô Đát Kỷ, là con gái quốc sắc thiên hương của Ký Châu hầu Tô Hộ. Do vua Trụ Vương vốn háo sắc, nghe lời của Bí Trọng và Vưu Hồn, nên đòi Tô Hộ phải dâng con gái để nạp làm phi tần. Tuy Tô Hộ phản ứng mạnh trước yêu cầu này, nhưng sau khi có thư khuyên giải cân nhắc của Tây Bá hầu Cơ Xương, ông quyết định dâng con gái.
16 tuổi, Đát Kỷ như một bông hoa rực rỡ đẹp tuyệt trần: mắt nàng long lanh như sương mai, da mịn màng tựa như lụa, nước da hồng hào, mũi cao thẳng, miệng hoa nhỏ, môi đỏ thắm, dáng đi uyển chuyển, giọng nói trong trẻo, đàn ca nhảy múa hết mực giỏi giang. Trụ Vương và Đát Kỷ là 1 cặp được nhắc đến trong lịch sử Trung Quốc với sự phẫn nộ của nhiều người. Tương truyền, trong cung Trụ có 1 nơi dành riêng cho thú vui của vua Trụ. Vua Trụ, Đát Kỷ được cưng chiều cùng các mỹ nhân thường xuyên vui chơi truy lạc tại đây.
Kể từ ngày có Đát Kỷ, Trụ Vương càng đam mê tửu sắc. Để lấy lòng mỹ nhân, Trụ Vương đã làm vô số điều thất đức, hại dân, hại quân thần trung tín, gây nên sự sụp đổ tất yếu của nhà Thương. Trong nhiều truyền thuyết dân gian đều cho rằng Đát Kỷ là hồ ly tinh hóa thành.
Những lần đi du ngoạn, Trụ Vương và Đát Kỷ cũng làm không ít điều ác nhân như: Một lần đi dạo thấy cảnh một cụ già và một em bé đi trong mưa tuyết, cụ già thì khỏe mạnh, còn em bé run rẩy vì lạnh. Đát Kỷ nói cụ già được sinh ra trong lúc cha mẹ còn trẻ nên ống chân có tủy, đứa trẻ kia sinh ra khi cha mẹ đã già nên chân không có ống tủy, vì thế mà lạnh. Trụ Vương không tin, ả liền cho người chặt chân cụ già và em bé ra xem rồi cùng cười ha hả. Một lần khác thấy 1 sản phụ liền bắt mổ bụng ra xem trai hay gái và xem đứa trẻ lớn lên trong bụng mẹ như thế nào. Quả là những hành động độc ác khiến người người oán thán.
Tương truyền, trong cung Trụ có 1 nơi dành riêng cho thú vui của vua Trụ. Vua Trụ, Đát Kỷ cùng các mỹ nhân thường xuyên vui chơi truy lạc tại đây. Họ ra lệnh dùng roi đánh khắp người các con vật thật đau, để hằn lên vết đỏ, rướm máu, rồi mang nướng lên và thưởng thức, đem thịt treo thành rừng, gọi là nhục lâm. Nơi này được thiết kế với những hồ nhỏ, vua Trụ cho đổ rượu vào đầy hồ, gọi là tửu trì, rồi cùng Đắc Kỷ và các mỹ nhân xuống tắm rượu.
Có lần Đát Kỷ bất hòa với thân thuộc của vua là Tỷ Can, bắt ông này phải moi tim ra. Một vị quan giỏi xem tinh tượng, bói toán cũng vì bất hòa mà bị bà cho cột lưng vào cột nung đỏ, cháy cả lưng. Trụ Vương còn cho xây cung "Lộc Đài" vuông mỗi bên 3 dặm, cao ngàn thước, quy mô lớn chưa từng thấy, phải dùng đến hàng vạn thợ xây, xây 7 năm mới xong.
Theo truyền thuyết, Đát Kỷ cũng là một mỹ nhân, xinh đẹp, dịu dàng, đàn hay múa giỏi, được nhiều người ca ngợi về nhan sắc. (ảnh minh họa)
"Bào lạc" lại là 1 phát minh của Đát Kỷ, Trụ Vương. Đó là 1 ống đồng dài, khi sử dụng mang ống đồng nhét đầy than đỏ bắc ngang qua hố lửa, bắt tội nhân cởi hết quần áo giày dép ra và chạy từ đầu này sang đầu kia của ống đồng. Quan thần trong triều bấy giờ bị tàn sát vô tội vạ…
Chu Vũ Vương Cơ Phát được sự phò tá của Khương Tử Nha đã đánh đổ nhà Thương. Trụ Vương mất nước bèn mặc áo dát ngọc leo lên "Lộc Đài" tự châm lửa thiêu.
Các sử gia đời sau thường cho rằng vì quá yêu Đát Kỷ, Trụ Vương đã làm nhiều điều thất đức, đi theo vết xe đổ của vua Kiệt nhà Hạ say đắm nàng Muội Hỷ đến nỗi làm hỏng chính sự và mất nước về tay nhà Chu. Sau này cuối thời Tây Chu lại có chuyện Chu U vương si mê nàng Bao Tự mà cũng lặp lại bi kịch như Trụ Vương làm mất nhà Tây Chu. Về sau, Đát Kỷ bị chính tay Khương Tử Nha giết chết (có nơi ghi là Đát Kỷ sau khi Trụ Vương mất nước đã thắt cổ tự tử).
Theo truyền thuyết, Đát Kỷ cũng là một mỹ nhân, xinh đẹp, dịu dàng, đàn hay múa giỏi, được nhiều người ca ngợi về nhan sắc. Tuy nhiên, vì quá độc ác và man rợ, lại khiến nhà Thương diệt vong nên lịch sử không nhắc nhiều tới người này như ‘tứ đại mỹ nhân’.