Hai ông bà vừa lo vừa sợ không biết có phải sự thật hay là không. Bởi trong thâm tâm, người ta vẫn không tin Gạo có thể tìm ra được ai là cha của đứa trẻ , mà nó thì cũng chết, cô Hường cũng không còn thì lấy cái gì, lấy ở đâu ra chứng cứ Quý chính là người yêu của cô Hường?
Theo chân Gạo vào phòng của Quý,Gạo nói hai người :
– Hai bác chú ý hít thở nhé, trong phòng này có mùi nước hoa của Quý, tí nữa vào phòng cô Hường cũng sẽ có mùi tương tự, tuy không còn nồng nặc mùi như thế này, xong loại bước hoa đắt tiền này thi thoảng vẫn sẽ phả nhẹ trong phòng cô Hường…
– nhỡ đâu thằng Quý nó có việc vào đấy rồi ám mùi trong phòng cái Hường thì sao ? Mùi nước hoa này khômg thuyết phục.
Bà Chín lắc đầu khẳng định. Gạo không nói gì, đi đến trước bàn cạnh giường ngủ, để trên ấy là cái gạt tàn thuốc lá. Lấy trong túi áo ra cái điếu thuốc nhặt từ gầm giường cô Hường, Gạo giơ nó lên cùng một điếu ở trong khay gạt tàn lên ngang nhau so sánh:
– Hai bác nhìn đây,sau khi tìm hiểu ra thì cháu biết có hai người trong nhà này thường xuyên hút Thuốc hiệu Panco của Nga, đấy là ông Lomg lẫn thằng con trai. Thường thì người hút thuốc cháu để ý thấy có người hút xong một hơi thuốc lá liền bỏ ra để nhả khói,nhưng cũng có người ngậm điếu thuốc liên tục, khiến vết răng in trên đầu lọc thuốc lá rất rõ, lực cắn in trên đầu lọc của hai điếu thuốc này là ngang nhau,nếu như ông Long bị sứt một cái răng cửa thì không đời nào in đường hai cái răng đều nhau thế này.
Hai ông bà nhìn nhau hơi lúng túng,g xong đúng thật chưa đủ, bà Đỏ nghe vậy thì nói:
-Ừ, thì cứ cho điếu thuốc đấy là của thằng Quý đi, nhưng cũng có thể gió bay vào gầm giường mà ,cái đấy chúng ta chẳng nói trước từ lúc còn chưa biết gì sao. Cái đấy cũng không thuyết phục. Mà nhớ, chuyện bác nghi ngờ ông Long phải lòmg Cái Hường là bởi, thi thoảng bác thấy lão thập thò nhìn sang phòng cái Hường ,cái mắt đĩ hấp háy ấy tia gái giỏi phải biết. Thế cho nên bà Thanh mới ghen. Với lại, đi được đến phòng con Hường, phải đi qua phòng bác, bác không tin thằng Quý đi sang ấy mà bác lại không bắt gặp được lần nào…
– Thế nếu là đi trên mái nhà thì mắt bác liệu có nhìn được không ?
Gạo cười nhìn bà Chín, hai người cũng không hiểu Gạo nói gì. Cô đưa họ ra cửa sổ , chỉ vào mái lợp rồi nói:
– Cái cửa sổ này sẽ tiếp giáp với mái của tấm lợp chuồng lợn. Nếu đi từ đây, vòng qua chuồng lợn, thì sẽ đến phòng của cô Hường đầu tiên. Cũng như bác nói đấy, nếu đi trước mặt bác thế này thì bác thấy là đúng, nhưng nếu đi trên mái lợp còn cao hơn cả tán cây nhãn thì bác nhìn thế nào được.
– chẳng lẽ là thế thật?mẹ kiếp! Làm công cho nhà nó bao lâu nay, cứ nghĩ thầy nó dê đẻ ra thằng tuy nghịch ngợm nhưng còn tử tế, ai ngờ cũng toàn lũ không ra gì? Chắc thằbg nhãi ấy thấy con Hường xinh đẹp, nên giở thói hiếp dâm ấy mà. Tiên sư nó chứ, tao phải bảo với u nó cho nó chừa cái thói giống thầy nó.
Bà Chín hoang mang nhìn xuống cửa sổ , rồi bà chửi luôn cả thằng Quý. Thế nhưng Gạo lắc đầu:
– Không phải cô Hường bị Quý hãm hiếp ,mà cô ấy tự nguyện.bình thường cô ấy sẽ đi từ buồng mình, trèo lên tấm lợp, rồi đi vào phòng của Quý ,cho nên đôi giày vải này sẽ bị bám rêu ở đây,ngay tại chỗ tiếp giáp với cửa sổ này. Có thể trong một lần trèo vào do bất cẩn, cô ấy trượt ngã do rêu nên hai gấu tay vẫn bẩn, và đằng sau có một vết đinh han xuyên vào. Đất!cái đinh han đấy là cái này.
Gạo nói rồi chỉ vào cái đinh cố định ống nước đã bị bai ra thò đầu nhọn. Bà Chín bần thần không nói được nên câu, ông Chồng nghe đến đây thì cũng đã tin xomg ông vẫn hỏi:
– Nhưng tại sao nó phải thay giày?bình thường nó hay đi dép cơ mà. Đi giày thì trèo dễ hơn hay sao.
– tất nhiên trèo lên tầmg hai mà bằng giày sẽ an tòan hơn rồi. Nhưng đấy chưa phải là lí do chính đáng nhất. Cô Huờng đeo giày là bởi đi giày sẽ không phát ra tiếng động trên mái tôn. Cũng để cho lợn đỡ sợ mà giật mình rít lên đánh động.
Nói đến đây, Gạo nhảy qua cửa sổ khiến ông bà giật mình. Chân cô đi vẫn đi dép, cho nên khi nhảy xuống mái tôn sẽ tạo ra tiếng động rất lớn. Cô đang chứng minh những gì mình nói là đúng:
– và một lí do khác nữa khiến cô Hường chọn giày, Là bởi nếu chẳng may khi đang đi trên mái tôn mà có người phát hiện, cô ấy sẽ lấy cớ ngay rằng lên kiểm tra mái che hay chuồng có vấn đề, chân đi giày cấp vào chuồng, áo lao động. Lí do ấy là vô cùng chính đáng.
Ông bà im lặng không nói lên lời, có một thứ gì đó ngáng qua cổ khiến họ nghẹn lại. Chưa hết,Gạo vẫn còn một bằng chứng quan trọng cuối cùng.
Lấy ra bức thư , Gạo nói:
– Trước khi chết, cô Hường có úp mở với hai bác chuyện cô ấy có người yêu, hứa hẹn sẽ lo cho cô ấy. Trong lúc yêu đời nhất, cô Hường viết ra bài thơ này, và một hàng số số tưởng như vô nghĩa nhưng nó lại có nghĩa vô cùng.
” thân em như dải lụa hồng
Phất phơ trước gió ngoài đồng hương yêu.
Thanh xuân như giấc mơ chiều.
Ta còn chân quý mọi điều yêu thương.
Trong lòng nhiều mối tơ vương,
Đêm về e thẹn vướng sương vai gày
Em mong mọi sự trong tay
Để chàng đám cưói có hay em chờ” 162844.1980
Gạo đọc lại bài thơ một lần, rồi chỉ vào ba chữ đã nhòe đi vì bị mưa bắn vào từ đêm qua, cô nói:
– Không biết là cô Hường chỉ lối,hay do vô tình, xong bị nước mưa bắn vào nhòe đi ba chữ này. Hàng số được tách ra làm hai phần, phần đầu là sáu số đầu, phần sau dấu chấm được gọi là phần hai. Bài thơ này viết dưới dạng lục bát, tách phần đầu tiên ra ba phần nhỏ ta sẽ có số 1-6;2-8;4-4. Số đầu là dòng, còn số theo sau là chữ cuối cùng của dòng đó,riêng số 4-4 này không lấy chữ cuối, mà lấy chữ thứ tư. Để cháu làm cho hai bác xem.
Nói rồi, Gạo thó cái bút trên bàn rồi ghi ra cặn kẽ. Rất nhanh chóng, hàng chữ ” Hồng yêu Quý!” Gọn gàng khiến hai ông bà già há hốc mồm kinh ngạc. Ông Chín lắp bắp hỏi:
– Nhưng Hồng là đứa nào?
– cái ônh này, viết ra như thế rồi mà không chịu động não. Hồng là con Hường chứ ai vào đây, ông không nhớ mấy đứa thời nay nó cứ gọi màu hường à? Hường thì là hồng còn gì. Vậy số cuối kia là ý gì đây?
Bà Chín giải thích cho chồng xong thì hỏi Gạo lần nữa, cô đáp:
– Cái này có thể là năm sinh của thằng Quý, người cô Hường yêu nhất.
Nói ồn ào một hồi, tất cả lại im lặng buồn bã, cái nỗi buồn này nó còn day dứt hơn cả sự tò mò lúc ban đầu. Không biết thì còn mong muốn tìm ra sự thật, biết rồi, thì chỉ biết thương cho cái số cô Hường không ra gì. Bà Chín nghĩ tội ,lại rưng rức khóc:
– Ba mấy tuổi đầu , lang bạt bao nhiêu nơi, gặp biêt bao nhiêu hạng người, ấy vậy mà vẫn chết mê chết mệt một thằng công tử bột lười biếng ăn chơi. Để rồi giờ nằm xuống mồ một mình còm cõi, chôn luôn lời hứa hẹn viển vông của một thằng không ra gì.
Tiếng thở dài của bà Chín lại vang lên sầu não. Gạo trông mắt ra xa , cô đang nghĩ đến việc nếu bà Chín kể cho bà Thanh nghe chuyện cái thai cô Hường là con của Quý, thì rất có thể chuyện cái Thảo yểm bùa thằng Quý cũng rất dễ bị lộ. Thời sống Quý và Hường yêu nhau, đến khi Hường chết, Thảo lại lấy xác Hường làm bùa mồi chài quý .Cái nghịch cảnh trớ trêu này đúng thật có chết gạo cũng không dám tin là có thật. Liệu nỗi uất ức bị chối bỏ đến chết, rồi lấy thân mình làm bùa cho người yêu có khiến cô Hường thành ma tốt, hay là càng tăng phần oán nghiệt thêm gấp bội…
Đóng lại cửa phòng,ba người đi xuống nhà, đã gần trưa nhưng hai ông bà Chín không có tâm trạng nào mà làm việc nữa. Gạo nói với cả hai:
– Chuyện cần biết thì cháu cũng kể hết rồi, cháu chỉ xin hai bác giữ bí mật này cho đến qua một trăm ngày cô Hường. Nếu bác muốn kể với bà thamh chuyện này, bác chờ qua một trăm ngày cô Hường bác hãy kể có được không?
Ông bà Chín gật đầu, tuy có thắc mắc nhưng cũng không buồn hỏi, chuyện kể trước kể sau thì có khác gì nhau đâu, nói ra cũng chỉ thêm đau lòng.
Trưa Gạo rời khỏi nhà bà Thanh về nhà, cô lại đi xe đạp lóc cóc đến nhà bà mù muốn hỏi han đôi chuyện liên quan đến cô Hường. Chẳng hiểu thế nào cô cứ có cảm giác lo sợ rằng, Cô Hường chắc chắn sẽ không tha cho con Thảo.
Lần này đi cô có nói với ông đỏ là sang nhà Khuê chơi, có thể tối ăn cơm ở đấy cho ông Đỏ yên tâm. Gạo cũng không vội như lần trước, bởi biết trước cô có khá nhiều người xếp hàng chờ đến lượt. Chỉ mong cô Hường lại nhập vào bà mù một lần nữa cho cô đỡ phải chờ thì hay biết mấy.
Thế nhưng ,lần này cô Hường không đến nhập vào bà mù ngay như hôm trước, cô chờ hết hàng dài người đã nằm đây từ sáng. Cho tới năm giờ cô mới được xem và là người cuối cùng.
Vào buồng, bà mù ngồi đấy từ bao giờ, Gạo ngồi xuống trước mặt bà, chưa kịp hỏi thì bà nói ngay:
– Mày là cái đứa hỏi cho con sét đánh đấy phải không? Thảo nào sáng giờ nó đã đứng trước cổng nhà tao rồi.b
Gạo hướng mắt nhìn ra cổng,rồi lại quay vào, chắp tay thành kính trước ngực, cô tha thiết nói:
– bà ơi! Cháu biết được ai là cha đứa bé trong bụng cô ấy rồi. Trớ trêu thay đó lại là chồng của chị gái cháu. Người mà con có kể là bị Chị con yểm buà ấy ạ. trước đó hai người yêu nhau và có với nhau đứa con thật ,mà chị cháu lại lấy xác người yêu cũ làm bùa cho chồng liệu có cách nào nhẹ tội chị cháu được không?
Gương mặt non nớt sợ sệt lo cho chị gái, thêm cái giọng run rẩy khiến bà mù bật cười, bà hỏi:
– Mày định để con Chị mày thoát tội hay sao. Chưa nói đến bị người chết oán , mà đến pháp luật cũng có điều lệ giành cho kẻ xâm phạm mồ mả ít cũng phải dăm bảy năm. Nó lấy xẻo thịt người chết đấy mày có thấy ghê rợn không? Nếu đứa con gái chết ấy là u mày,là Chị mày, thì mày có để yên cho kẻ đó không? Nó chết vì trời đánh chưa đủ đáng thương hay sao ? Bao che cho kẻ khác, đồng nghĩa mày cũng y như con chị mày.
Bà mù quay ra trách Gạo , cô gạt đi đáp:
– Không, cháu không có ý bao che, cháu chỉ lo cho thầy cháu thôi, ông ấy già cả rồi, giờ sợ ông ấy nghĩ ngợi lại ốm.
Gạo thật thà kể, bà mù uống tí riệu rồi ngẫm một lúc,bà nói:
– Chuyện người ta có tha cho chị mày hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố ,quan trọng nó có thành tâm hối cải việc nó làm hay không. Nhưng mày yên tâm đi, tao chắc chắn không sớm thì muộn nó cũng gặp báo ứng bây giờ. Chuyện này mày chỉ nên dừng ở đây thôi, đó không phải việc của mày.