Sắp sửa mất nhà, người đàn ông già gần như mất bình tĩnh ông quên cả đi hai đứa con tàn tật mà chạy thẳng lên xã báo chính quyền. Chân thì đau, tuổi thì già, ông vừa đi vừa gào khóc dọc làng khiến ai nhìn cũng xót xa:
– Đi! Ômg lên xã để tôi chở cho một đoạn.
Một người đàn ômg có việc phải lên xã gặp ông giữa cánh đồng với cái bảng kêu oan thì cho đi ké . Ông tuất gật đầu lên ngay, trên đường đi, ông kể cho người ta nghe thằng Hiếu lừa ông kí giấy siết nhà. Nhưng người đó không nói gì,ông kể xomg họ chỉ dặn:
– tôi cho ông đi nhờ, nhưng ông đừng kể với ai, chứ thằng Hiếu nó biết tôi chở ông đi kiện nó lại thù cả tôi. Ông nói thì tôi cũng biết thế, chứ thân ai biết người đấy, tôi gánh thế nào việc của nhà ông.
Ông Tuất lặng thimh khômg nói gì, ngồi sau người đàn ông cùng làng mà lòmg ông trùng hẳn xuống. Trước khi xảy ra cơ sự này, ông được người làng tôn trọng lắm, phần vì sống hiền lành , tình nghĩa, tuy nghèo xong ông Tuất và ômg Đỏ luôn trong sạch khiến người ở đây luôn kính nể. Hai nữa là ông từng là bộ đội xung phong đi nhập ngũ chiến đấu, vào mưa bom bão đạn để giữ gìn hòa bình cho làng cho nước. Thanh xuân cống hiến, về già thương tích đầy mình, ngoài được hai cái huân chương kháng chiến cùng cái sổ hộ nghèo ra, ông không có gì đáng giá. Không những thế, hai đứa con ông cũng tật nguyền do chất độc để lại. Nay hòa bình, công lao ấy dần mờ nhạt đi, giờ họ chỉ thấy ông Tuất già nua đang dính phải lùm xùm nợ nần đứng trước nguy cơ mất nhà cửa, chẳng ai chính trực mà đứng ra bênh ông dù chỉ một câu nói, bởi họ sợ mang vạ vào thân.
Để ông ở ngoài đường cách ủy ban trăm mét, ông Tuất chống gậy đi vào, đến nơi ông gào lên um tí tỏi kêu:
– Cán bộ ơi! Cướp!nó cướp nhà tôi rồi! Anh xuốmh cứu nhà tôi mấy.
Trong ủy ban không một bóng người, ngoài bảo vệ ra thì chẳng còn ai khác. Nói đâu hay, bảo vệ cũng còn ngủ. Nghe tiếng ồn ào, hắn thững thững đi ra, áo còn chưa mặc
, Thấy ông Tuất, gã lèm bèm chửi:
– Mẹ kiếp! Già đâm ra lẩm cẩm à? Đã đến giờ làm đâu mà ồn ào? Tám giờ quay lại kiện thằng nào thì kiện…
– nhưng mà anh ơi! Đợi đến tám giờ thì nhà tôi sập mất. Anh can thằng Hiếu giúp tôi với.
Ông Tuất hoảng loạn nói gấp gáp, nhưng bảo vệ cũng chỉ là hạng trông ủy ban, không những vậy hắn là gã chợ búa, được người ta thu phục làm công, cho cái chân bảo vệ để hắn đỡ nhiễu. Hắn thừa biết Hiếu đã làm gì nhà ông nên cũng lắc đầu đáp:
– Ông là cái người lấy tiền của nó xong kí giấy nợ đấy chứ gì? Vô ích thôi ,ông cũng biết thằng Hiếu nó cũng là người trong này cơ mà, cán bộ không bênh nhau chẳng lẽ lại bênh ông? Thôi, đi về đi, cầm tiền của nó rồi thì nó lấy nhà là đúng..
Ông Tuấn ngấn lệ nhìn hắn, bây giờ ông mới hiểu ra, người bị hại nhưng ông nghèo, thì cũng khômg ai đứng ra giải quyết cho ông cả. Bất lực, ông lại chạy về nhà .
Thời điểm ấy trong sân nhà ông Tuất, máy móc đang nổ ầm ầm, người làng hiếu kì đứng xem đông, cái máy múc hất nhẹ ,hàng tường nhà ômg Tuất đổ lần lượt nhanh gọn , nó phá luôn cái bếp nhà ông Tuất, Hiếu đứng trước sân chắp tay sau đít uy quyền chỉ đạo. Gạo thấy hắn phá nhà ông Tuất thì rít lên :
– Mày điên à? Mày còn là con người không? Mày không thể để cho người ta một con đường sống à?
– Lại là mày! Cút ngay không tao cho máy múc di chết mày bây giờ. Ranh con!
Hiếu trừng mắt lên nhìn em , đối với hắn ,Gạo cũng chỉ là một đứa trẻ con. Lúc này tiếng những đứa con ông Tuất ú ớ bên trong nhà có lẽ chúng nó biết chuyện gì sắp xảy ra nhưng lại khômg thể chạy khỏi nhà.
Vội vàng, Gạo chạy vào trong, cõng thằng lớn nhà ông Tuất ra ngoài, cũng may nó gầy gò, chứ không cô cũng không cõng nổi. Cô đưa nó băng qua bờ tường đã đổ chạy thẳng sang bên nhà ông Đỏ. Ông vẫn nằm trên giường, cơn ho kéo dài khiến ông kiệt sức không còn có thể dậy được nữa. Nghe thấy tiếng máy nổ, tiếng người ta nói chuyện ông cũng đoán có việc gì, nhưng quá mệt, ông vẫ không thể ngồi dậy mà ra.
Trông thấy con gái cõng con nhà ông đỏ, Gạo mặt tím lịm vì sợ nếu không nhanh máy múc tiến vào đứa con gái cụt nửa người của ông Tuất sẽ bị vùi tromg đống đổ nát:
-Thầy ơi!thằng Hiếu nó phá nhà ông Tuất rồi, ông ấy chạy đi báo chính quyền, để hai đứa con trong nhà, con cõng sang đây chứ tưởng đổ là chết hết
Gạo nói như sắp khóc đến nơi khiến ông Đỏ sững sờ, cô tiếp tục chạy sang cõng nốt đứa còn lại. Ông Đỏ lấy chút sức tàn vịn vào thành tường mệt nhọc đi ra. Trước mặt ông, khung cảmh bây giờ mười phần hoang tàn tám, từ bên nhà ông cho đến nhà ông Tuất thông tuông phẳng lì không một vách tường ngáng chân. Quá sốc ông Đỏ ngất lịm trước hành động mất nhân tính của con trai.
Sau khi làm sập cái nhà ngang, Máy múc lạnh lùng tiến về hướng nhà, nói không phải quá , chỉ cần người dùng sức đẩy thì nhà ông Tuất cũng đổ chứ đừng nói là máy. Gạo chạy vào bên trong nhà khi cái máy múc giơ cao hết cỡ, nó bổ nhẹ vào cái tường, lập tức một nửa căn nhà đổ sập , bụi bay mù mịt Gạo nhanh chân chạy quA đống đổ nát trước khí nó giáng thêm một gầu nữa khiến cả nhà sập hoàn toàn:
– Dừng lại đã!
Tiếng còi tiếng người đàn ông gào lên ra lệnh khi cái gầu chỉ cách tường nhà tầm một gang, giọng người đó chính là ann Kiên, con trai ông Lang Nhị, anh chở cả ông Tuất về nhà. Đứng trước ngôi nhà đã sập một nửa, ông Tuất ngồi thụp xuống đất bần thần, ông không khóc được nữa, giống như thể ông đã trai lì cảm xúc , có quá nhiều chuyện đau lòng xảy ra khiến người đàn ông già úa gầy mòn này không chịu nổi nữa.
Gạo ngó qua thấy có anh Kiên ở đây cũng yên tâm, nên cõng nốt ông Đỏ vào buồng,lấy dầu gió xoa cho ông ,ông vẫn mở mắt, xong không nói được câu nào nên hơi .
Kiên đi đến chỗ Hiếu, anh nói chuyện với hắn rất tử tế, mặc dù trong thâm tâm Kiên rất muốn đấm chết thằng khốn nạn này, nhưng anh là người của Pháp luật, của nhà nước, anh đàmh phải kìm lòng mà nói:
– Sao mà phải vội vàng thế?chỉ là cái nhà tạm thôi mà phá lúc nào không được. Khômg để cho ông Tuất thư thư vài hôm được hay sao. Hay là mày sợ ông ấy có tiền trả lại thì không lấy được cái nhà này?
– Này! Anh nói vậy là có ý gì? Lão ấy nợ tôi đúng ngày hẹn không trả được thì tôi lấy, giấy tờ đàng hoàng anh có muốn xem lại không?
Hiếu không bằng lòmg liền nói lại. Bấy giờ , tiếng người xung quanh xì xào, người ta nói xen vào:
-Thôi, đi thôi ông Tuất , đằmg nào cũng mất ở lại chỉ tổ đau lòng.
– Phải đấy! Giờ có tiền cũng không lấy lại được đâu….
Người ta nói phần vì biết Hiếu sẽ không tha cho ông trừ khi ông từ bỏ, phần vì nhà cũng chỉ còn đống đổ nát, ông ở lại cũng không ra gì. Khẽ quệt giọt nước mắt vô thức chảy, ômg cười méo xệch mồm, mặt ông tươi tỉnh đi ra nói với Hiếu, có cả Kiên đứng đấy:
– Thôi!tôi thừa nhận thua rồi anh Hiếu ạ. Tôi vay tiền của anh, giờ anh lấy nhà là đúng.
Tất cả nghe ông Tuất nói thì hơi ngạc nhiên,xomg người ta nghĩ ông cũmg hiểu được sẽ mất nhà nên không muốn gây sự nữa. Hiếu nghe đến đây cũng vênh mặt lên uy quyền, tỏ ra cảm thông rồi nói:
– Bác nhận ra sai trái hơi muộn đấy nhé, nhưng không sao, tôi chỉ làm đúng những gì mà chúng ta giao kèo thôi. Giờ mảnh đất này là của tôi, kể cả bác không đưa sổ đỏ gốc ra thì tôi vẫn làm được thành tên tôi , bác đừng quên tôi làm ở xã…
Hiếu úp mở nửa vời đe ông Tuất, ông không cãi mà gật đầu. Ông thiết tha cầu xin lần cuối:
– Vầng, tôi cũng biết cả rồi, tôi nhận tôi sai . Trước khi anh lấy nhà, tôi chỉ có một nguyện vọng cuối cùng này mong anh chấp nhận, đấy là cho tôi ở trong ngôi nhà này hết hôm nay, ngày mai thầy con tôi sẽ dọn đi sớm. Trước khi đi, tôi sẽ đưa cho anh sổ đỏ để anh làm giấy tờ chuyển đổi cho dễ.
Thấy ông Tuất thành khẩn, với lại nhà cũng phá gần như xomg, Hiếu cầm chắc phần thắng nên gật đầu chấp nhận. Hắn giao kèo lần nữa:
– Ở nốt hôm nay thôi đấy nhé, mai tôi sẽ cho người phá nốt đấy.
-Vâng ,nhất địmh thế rồi, tôi sẽ không nuốt lời.
Ông Tuất khẳng định thêm một lần nữa. Hiếu không nói gì quay đi bởi bây giờ cũng đã trưa, hắn cho thợ về nghỉ. Gạo bây giờ cũng mới chạy sang, thấy ông Tuất , cô chưa kịp hỏi gì ông đã cười nhạt nói:
– Bác không sao? Cảm ơn cháu, đã đưa hai đứa nó ra ngoài. Cháu cho hai đứa nó ăn cơm ở đấy nhé, chiều bác đón hai đứa nó về.
Ông Tuất nói nhưng ai cũng biết lòng ông đang tan nát đau khổ. Anh Kiên đứng động viên ông:
– Bác đừng có lo cháu sẽ nói với bên xã cho bác mượn nhà tình nghĩa để ở, làng mình còn vài cái xây để trống, bác phải nghĩ đến các con bác, bác không được gục ngã ,bác nhớ chưa?
– Tôi nhớ rồi, cảm ơn anh.
Người làng không thấy còn Hiếu đứng đấy mới đi samg động viên ông Tuất đôi ba câu, có người khá hơn thì ủmg hộ ông ít tiền, nhưng ông từ chối. Ông bảo bây giờ ômg chưa cần, khi nào chuyển về nhà tìmh nghĩa sẽ xin của mọi người sau.
Trưa hôm ấy, Gạo nấu cơm cho cả ba người nhà ông Tuất, ômg ăn nhiều lắm, ăn ba bát rồi lại xin thêm, ăn xong, ômg cho hai đứa con ăn no rồi bế lại nó sang bên nhà, ông bảo nhà ômg Đỏ chật trội không có chỗ nằm, nhà ông còn một nửa chưa phá nên giường g vẫn nằm tạm được. Cho nên ông cõng một đứa ,Gạo cõng một đứa sang bên nhà ông Tuất. Tuy không nói, nhưng Gạo luôn áy náy với ông, cũng chỉ vỉ thằng anh tham lam của mình khiến ông mất nhà. Có lẽ ông Tuất cũng hiểu được nỗi lòmg này của Gạo, cho nên ông nói:
– Số phậnn cả cháu ơi, bác không trách cháu cũng không trách gì ông Đỏ cả. Được rồi, cháu về đi, bác nằm nghỉ một tí.
Gạo gật đầu, không dám làm phiền ông thêm nữa. Khi quay về, Gạo trông thấy Hiếu đưa cô Vui vẩu về thăm nhà đang xây, nhìn em gái đi từ nhà ông Tuất về thì trêu mắt, cúi xuống cái bụng của cô Vui mà nói:
– con trai của bố thấy nhà mình có to không,sau này bố sẽ xây cho con một cái nhà ra đằng kia nhé.
Nghe nó nựng mà Gạo muốn nhảy dựng lên vì tức, nhưng không sao, bởi chỉ có mình cô là biết đấy không phải là con hắn, và hắn sẽ không đời nào có con. Sống thất đức thế này, Gạo cũng không nghĩ đến đoạn trả lại cho hắn tờ kết quả, để hắn nuôi con người khác cho hắn chừa.
Ông đỏ ốm nặng nên chiều ấy ấy Gạo không đi đâu mà ở nhà chăm thầy, ngó qua thấy nhà ông Tuất im lìm, cô lại mò sang, gọi từ đằng trước ra đằng sau nhưng không có ai khiến cô lo lắng, trên giường, hai đứa con ông vẫn nằm đây mà ông Tuất lại bỏ đi đâu mất:
– bác Tuất ơi! Bác ơi!
– Đây! Khiếp gọi gì kinh thế?
Ông tuất xách làn đi từ ngoài cổng vào đáp khiến Gạo cũng vơi đi lo lắng. Cô nói:
– Bác đi đâu về thế?
– Bác đi ra mộ thắp nhang, tiện thể ra đầu làng mua tí thức ăn tối nấu , tối nay hai cha con sang nhà bác ăn nhé. Bác đãi! Mai nhà bác đi chỗ khác rồi, chẳng còn là hàng xóm với nhà mày nữa đâu.
Ông Tuất tuy mệt mỏi, xong vẫn cười tươi như che đậy nỗi buồn, Gạo gật đầu đồng ý. Cô thấy thương ông Tuất vô cùng ,xong lại không biết làm thế nào . Chỉ mong sau khi dọn đến nhà mới, ba cha con ông Tuất sẽ sống thật tốt và quên đi căn nhà đã có quá nhiều sự đau buồn ở đây.
Tối đến như đã hẹn, Ông Đỏ tuy mệt xong vì ông Tuất mời, ông bảo Gạo dẫnn samg. Tối nay bữa cơm hoành tráng nhất của nhà ông Tuất bày biện ra đầy mâm, nào thịt gà, nào cá chép có cả rượu đủ cả.
Ngồi ngoài sân thắp cái bóng đèn ra tận mâm. Sáng chói., hôm nay ông Tuất sang chảnh thực sự.gắp cho ông Đỏ và Gạo mỗi người cái đùi, cô không ăn gắp lại vào đĩa nói:
– Bác để đấy chốc xé cho anh chị ấy ăn, cháu ăn miếng cánh là được. Thầy cháu đang ốm nên không uống được nhiều đâu, bác đừng ép nhé.
Ông Tuất cười mà gật, lại gắp vào bát Gạo cái đùi, ông nói:
– chúng nó bác cho ăn trước rồi, mày không phải lo. Hay là…. Mày chê bác nên không ăn.
Gạo lắc đầu, cầm cái đùi lên gặm, ông Đỏ nhìn ông Tuất ngại không biết nói gì,hai người coi nhau như ruột thịt, vậy mà để xảy ra cớ sự này, ông Đỏ hổ thẹn với lương tâm. Không nói không rằng, ông Đỏ uống hết li rượu, đang ốm men rượu xộc thẳng lên mũi khiến ông ho sù sụ. Nước mắt nước mũi chảy ra, ông Đỏ ôm lấy ông Tuất khóc lóc :
– Ông ơi! Tất cả là tại tôi, tại tôi không bảo được cháu…
– Không, ông không có lỗi gì cả. Đừng nói như thế, tôi không trách gì ông đâu.
Ông Tuất cười an ủi, ngỡ như ông Đỏ mới là người mang nợ. Hai người ôm nhau một lúc rồi vừa ăn vừa tâm sự chuyện quá khứ, từ chuyện đi bộ đội cùng đến chuyện làm hà g xóm của nhau thời đói khát.
Ông Tuất uống rất nhiều, nhưng ômg không say, ông chỉ vào cái Gạo mà nói ông Đỏ:
– ít ra ông còn sướng hơn tôi, bởi ông còn có cái Gạo hiểu chuyện, chứ tôi chỉ có hai đứa con tàn tật ngày hầu giường cứt chiếu đái , nếu tôi mà chết chắc chúng nó cũng chết, bởi làm gì có ai trông chúng nó. Nhiều khi tôi nghĩ, sao cái số mình nó khổ, mình có làm gì ác đâu mà trời hành. Nhưng rốt cuộc nghĩ lại, ở đời làm gì có công bằng đúng không ông?
Ông Đỏ buồn rầu gật đầu. Cuộc tâm sự kéo dài đến nửa đêm mới dứt, ăn xong mâm bát vẫn để nguyên si, ông Tuất bảo để mai ông mới dọn, đuổi hai cha con nhà ông đỏ về nghỉ ngơi, bởi ngày hôm nay ai cũng mệt mỏi cả rồi.
Gạo vâng dạ đỡ thầy về nhà, cô thấy may khi ômg Tuất nghĩ thông mọi điều, ông phải sống vì các con nữa chứ. Mưa bom bão đạn ông còn chẳng sợ, thì chuyện này đâu có hề gì. Đúng không?