Đến thứ bảy tiết sinh hoạt, cô thông báo hoạt động ngày 20-10 hằng năm. Có một số thay đổi nhỏ, năm nay hoạt động 26-3 mọi năm sẽ chuyển về 20-10. Như mọi năm, hội thao sẽ tổ chức vào 26-3, nhưng cứ ba năm một lần vào ngày 26-3 sẽ cắm trại, hội chuyển về 20-10, mà năm nay không có cắm trại nhưng vẫn chuyển, đây là lệnh từ ban giám hiệu, còn 26-3 tổ chức hoạt động gì thì đang bàn bạc, theo nguồn tin mật thì có lẽ thầy cô sẽ đi tham quan.
Nhớ lại lời nguồn tin mật kia còn một lý do nữa dẫn đến 20-10 nên tổ chức hội thao của chị Vân mà phì cười:
- 20-10 là ngày quốc tế phụ nữ, nhìn con trai đổ mồ hôi vì mình không phải là món quà tuyệt vời nhất sao?
Hết nói nổi với bà cô này, trong lúc nói còn đầy vẻ mơ mộng suy tư gì đó gì đó, mà nước miếng cứ không ngừng tuôn rơi khăn chấm không kịp.
Cô giáo đưa tờ giấy cho lớp trưởng ghi tên những bộ môn thi đấu:.
========== Truyện vừa hoàn thành ==========
1. Tuyệt Kỹ Cứu Tông Môn - Thức Thứ Nhất: Chơi Xỏ Lá
2. Hồ Ly Tinh - Kiều Dụ
3. Sau Khi Qua Đời 3 Năm, Ông Nội Gửi Cho Tôi Món Quà 70 Ký
4. Ta Xuyên Qua Làm Nam Sủng Cổ Đại
=====================================
· Đá bóng
· Báo tường
· Nhảy bao bố
· Nhảy xà
· Đánh cầu lông
Riêng đá cầu và đánh cầu lông sẽ tổ chức ở trong nhà đa năng với thầy cô giáo thể dục làm ban giám khảo và ban cố vấn riêng. Đối với môn cầu lông thì một trận đấu chia làm ba set, mỗi set đấu là hai mươi mốt điểm, nếu hai bên hòa nhau cùng hai mươi điểm thì cách biệt phải hai điểm liên tiếp. Khi cả hai đội đều đạt hai mươi chín điểm thì đội nào ba mươi điểm trước thì đội đó thắng.
Môn bóng đá được chia làm hai hiệp, mỗi hiệp ba mươi phút. Nhưng mà tính điểm khác biệt với cầu lông một chút là bóng đá không có đá luân lưu mà tính điểm, hòa là một điểm, thắng ba và thua không được điểm. Sau bốn vòng đấu thì chọn ra bốn lớp có điểm số cao nhất. Hai môn chính quy này mang cảm giác như cuộc cạnh tranh tài nhưng yếu tố may mắn bốc thăm góp phần không nhỏ. Nhưng càng vào vòng sau thì thực lực bắt buộc phải có nên đâu là hai môn trọng tâm cả lớp muốn đạt được.
Nhảy bao bố, nhảy xà tổ chức trước nhà điều hành. Báo tường trưng bày ở nhà tập thể. Riêng đá bóng trường thuê sân vận động, tổ chức đá loại vào các buổi chiều của tuần đó. Bốn đội lọt vào vòng trong sẽ tranh giải vào đúng ngày diễn ra 20-10 (tức thứ bảy).
Khỏi phải nói như vậy là học tăng buổi chiều sẽ được nghỉ. Chả liên quan đến em lắm nhưng mà vẫn đập bàn hưởng ứng, mà có một mình lớp em bạo động đâu, là do các lớp khác bắt đầu trước đấy chứ. Lần đầu tiên thấy có tiết học ồn hơn lớp C nói chuyện, đúng là trên đời này chuyện gì cũng thể xảy ra. Cô chủ nhiệm cũng chỉ biết cười trừ trước bọn nít quỷ này.
Sau khi màn rung bàn cổ động kết thúc. Cô bắt đầu lên tiếng nói về hương đi của lớp với những môn thể theo chuyên môn, bán chuyên và không chuyên:
Hai môn trọng điểm với lợi thế giới tính lệch hẳn về bên nam là bóng đá và đánh cầu. Tiêu chuẩn thoải mái lựa chọn những đội hình mạnh nhất để giật giải.
Hai môn trung lập là nhảy bao bố và xà đơn. Cô dặn hai môn này có độ nguy hiểm nhất định, cố hết sức là điều tốt nhưng biết cách rút lui cũng là điểm thông minh bởi vì có quá sức gây ra một số hệ quả khó lường như lệch xương sống, gãy chân và đó không phải là điều lớp hướng đến. Điều quan trọng nhất là tận hưởng hội thao theo cách tuyệt vời nhất mà mình có thể thể hiện.
Và môn yếu điểm là báo tường. Đây không phải là môn bỏ đi, cực kì quan trọng nhưng có vẻ sau hơn một tháng sát cánh cùng nhau cô cũng hiểu sơ sơ về năng khiếu hội họa của lớp. Cái lúc mà chỉ đến làm báo tường, cô đưa ánh nhìn ảm đạm quanh lớp một hồi, không có ánh tím nào xuất hiện trong màu mắt của cô cả. Như để cắt đứt hy vọng trong niềm tin, cô thở dài một hơi rồi chuyển qua chuyên mục tiếp theo. Ơ kìa cô đừng mất niềm tin vào học sinh của cô như thế chứ, chúng em sẽ cố hết sức mà (T. T)
Về phần chia thí sinh tham gia thì mỗi người chỉ tham gia một tiết mục. Ví dụ như là thành viên trong đá bóng thì không đăng kí cầu lông và nhày xà đơn để tránh trường hợp bỏ thi mà bỏ cả hai môn. Sẽ có người thay thế ngay lập tức nhưng như vậy sẽ làm mất tập trung cho cả lớp. Với lại cô cũng muốn cả lớp tham gia cho không khí vui vẻ không bỏ mặc lại ai cả.
Riêng báo tường cả lớp chung tay để làm. Vậy mới nói báo tường không phải môn làm qua loa cho có bài thi mà là do các lớp khác quá suất sắc mà thôi. Nhất là cái bà chị Vân chuyên gia ăn quỵt nhưng chuyên môn hội họa bà đó khỏi bàn, không trượt hạng nhất thì cũng hạng hai, đầu lúc nào cũng mơ mộng nhưng cực kì giỏi trong lĩnh vực chuyên môn, mặc dù đầu óc có vẻ hơi.. cái tên quán và thiết kế logo quán nhà em cũng do tay bả làm nên biết lượng sức mình lắm.
Chia team tham gia cũng xong xuôi rồi nhưng vẫn có một vài suất còn trống và cũng một vài thành phần không tham gia những cũng tạm như vậy, khi có thông báo chính thức sẽ tập trung chỉ định sau.
Quay sang nháy mắt với thằng Nml, chắc suất đá bóng rồi, còn nhảy xà với bao bố xem có người không đã, không làm chân giãn cơ cũng ổn.
Thằng Nml lại nhảy qua:
- Tao với mày làm quả tiền đạo cắm cái nhể, vừa khỏe người, không phải tranh giành, có bóng sút là vào nhể.
Cũng không ngạc nhiên với cái thằng ếch ngồi đáy giếng này lắm, cái trường cấp ba này toàn nhân tài thôi chứ có phải cái ao làng cấp hai nhà bạn đâu. Được cho vào sân là may mắn lắm rồi chứ ở đó mà tiền với chả đạo. Nhắm cái chức đó là chân ghi bàn, sẽ được cái bạn nữ để ý tung hô nên ai chả muốn đăng kí vào, khi có quá nhiều người thì dự bị là cái chắc, chỉ có một chức vụ ít tung hô nhưng bị ăn chửi nhiều nhất và đó mới là vị trí mình hướng đến, không ai tranh giành luôn.
- Tao hậu vệ.
Như không tin vào tai mình. Nó còn cố ngoáy ngoái cái tai đầy đờm nghi hoặc hỏi lại:
- Mày nói cái quần què gì?
- Tao hậu vệ.
Trả lời câu chắc nịch mặc kệ cái ánh nhìn ngáo ngơ của thằng ml. Ngạc nhiên cũng đúng thôi. Trước cấp hai đá gặp lớp nó, hồi đó còn làm tiền đạo cơ, vừa vào giã cho ba quả nghỉ chơi luôn. Nhưng mà đấy là hồi còn trẻ thôi, chứ giờ già rồi, chạy sao lại với giới trẻ, vào được sân đã là mừng lắm rồi. Đạp nó về chỗ cái tội đang bị thương ở tay mà cứ làm phiền.
Đợi lớp bàn tán xuôi xuôi cô bắt đầu vỗ tay thu hút sự chú ý, đến khi im hoàn toàn cô bắt đầu nói:
- Lớp chúng ra hiện nay rất kém về mọi mặt, nên cô mong chúng ta dốc hết lòng để đoạt giải mang về danh dự cho lớp.
Cả lớp vỗ tay đồng tình hoan nghênh lắm. Chắc chắn rồi phải làm cái giải chứ nhể, không thì sao xứng đáng tham gia hội thao. Nhưng mà vừa nãy khi cô nói đến đoạn "danh dự lớp" xong lại lườm lườm em ý là sao ta.
Giờ ra chơi lại rủ Trinh xuống căng-teen, chủ yêu uống nước nói chuyện thôi chứ giờ truy bài chuyển thành giờ ăn với giờ khám bệnh của hai đứa rồi. Mà rủ xuống mặt nó buồn thiu à, hỏi thì nằm trườn ra bàn bắt đầu than vãn kể khổ:
- Lớp thì có bảy đứa con trai, mấy trò đặt ra toàn con trai nữa mới đau, mỗi báo tường với đánh cầu lông có phần riêng cho con gái, mấy cái nhảy xà với bao bố chắc phải thay con gái. Như vậy đã đành nhưng còn đá bóng, cần tới bảy người lận, một thằng thì cận đến tám độ, cách một mét nhìn toét cả mắt ra còn không thấy gì, mà đá bóng đeo kính thì khác gì nhau đâu. Còn một thằng thân phận thằng đàn ông nhưng lúc nào cũng tư duy của một đứa phụ nữ, thùy mị, dịu dàng, nết na, không được vận động mạnh vì vận động mạnh không có được đáng yêu. Mấy người còn lại cố chắc vớt vát được. Giờ cả lớp đang đau đầu không biết chia kiểu gì. Haizz!
Nghĩ cũng đúng, chỉ lợi những lớp đồng đều nam nữ thôi, như lớp em khoản báo tường cũng đang loạn hết cả lên, đành phải chọn toàn con trai. Nhìn nó thở dài thườn thượt mà không nhịn nổi cười trêu nó:
- Thuê không, lớp tao trai đông đến nỗi còn còn không được tham gia cơ, như tao đây này, loại rồi. Giá cũng rẻ thôi, cứ đấm bóp massa cho tao mỗi ngày là được.
Nó còn thở dà hơn, chán nản nói:
- Chẳng thèm mày.
Cứng họng luôn, ơ cái con hâm này khinh người quá thể, tuy chân tay hiện tại không được lành lặn cho lắm nhưng mà cũng ra gì phết đấy chứa đùa.