Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt
C 139: Lo việc bao đồng
Hoàng Anh Minh đã là Thái Học Sinh cấp Phủ, quyền lợi có được cũng không phải nhỏ, ngoại trừ việc được bảo vệ nhất định trước luật pháp, còn được phát một khoản tiền để chi tiêu vặt: mua mấy cuốn sách, vài loại bút lông đẹp hoặc mực thơm, vài đồ lặt vặt để giải trí, thậm chí nếu dùng toàn bộ tiền này đi lầu hoa, cũng có thể kiếm em kha khá, nhất là với thân phận của mấy anh Thái Học Sinh này. Khoản tiền này thực ra không nhiều với các Thái Học Sinh, cũng không thể là thu nhập chính của họ, vì như đã nói, Thái Học Sinh muốn lên cấp Phủ, nhà cũng phải có tiền một chút- không thì định học thế nào nếu không có tiền mua sách, mời thầy, giấy mực để luyện chữ! Thứ tiền được cấp này, đóng vai trò như một món quà khích lệ và cũng là một thứ bẫy rập đáng sợ mà Đại Hoa tung ra với dân Bách Việt. Khoản tiền này cùng với những phúc lợi cũng sẽ tăng lên nếu như trong quá trình đào tạo tại Học Phủ được đánh giá cao.
Để được đánh giá cao, những Thái Học Sinh ngoài học giỏi còn phải thường xuyên hỗ trợ quan lại ngụy Việt và Đại Hoa trong việc văn thư, giấy tờ, hộ tịch, rồi viết thư chiêu cáo người dân trong những lần mộ phu, kiểm tra thuế khóa những lần cần kíp... Những hành động này là một quá trình huấn luyện, khiến cho đám Thái Học Sinh man di này dần quen với các công việc bóc lột người dân thường, và cũng sớm bị dân chúng xa lánh. Nếu Thái Học Sinh không làm tốt những việc này, sẽ không được đánh giá tốt, khó mà lên cấp cao hơn, mãi mãi đì đẹt tại Học Phủ cấp Phủ này. Dù biết như vậy là hèn, và ác nhưng có mấy ai thoát được bả vinh hoa, dù đoán được hậu quả thì sẽ chỉ thành chó cho Đại Hoa, và thành một tầng lớp ngụy quan khác thì cũng chẳng có mấy Thái Học Sinh chấp nhận mãi mãi không thể phát triển hơn.
Hoàng Anh Minh khi biết rõ điều này, cũng hết sức phân vân. Một mặt, cậu ta luôn ham học hỏi, tìm hiểu những sách vở, kiến thức mà chỉ có những Thái Học Sinh cấp cao mới được học, mặt khác cậu ta không nỡ lòng nào làm những việc tàn hại người dân như được yêu cầu. Việc xấu dù nhỏ, làm mãi thành quen, Minh kiên quyết không làm thế. Cậu quyết định quay sang lợi dụng vài ưu thế sẵn có: nhiều tiền, ăn nói tốt, chưa đắc tội với ai,... để mà tìm cách làm thân với những Thái Học Sinh đã được học lâu hơn mình- những người đã được truyền đạt kiến thức hơn và có nhiều sách hơn, cậu cùng họ học nhóm hoặc mượn sách để học. Cách làm này của Minh đã vượt ngoài tầm hiểu biết của quan lại Đại Hoa, họ đâu ngờ có kẻ dám vung tiền mua tri thức kiểu này chứ.
Có câu tiếng lành đồn xa, hành vi lạ lùng của Minh nhanh chóng được đồn đại khắp Học Phủ, và những Thái Học Sinh hàng đầu Học Phủ của Phủ Tân Bình bắt đầu cảm thấy chướng mắt với Minh. Minh cũng giống họ, đều là con những nhà tiểu thương, tiểu địa chủ, không đủ khả năng ra làm quan, phải kiếm chút quyền lợi bằng việc này, vậy mà Minh lại tỏ ra thanh cao. Cái này thực ra là do bản thân những người này Thế là những đàn anh này bắt đầu tìm cách cô lập Minh. Thậm chí, họ còn tìm những hạ nhân ở Học Phủ, bỏ tiền thuê những người này làm phiền Minh.
Phương thức làm phiền của những hạ nhân này quả thực rất phong phú: từ chậm trễ việc dọn dẹp nhà cửa, đưa thức ăn tới chậm, làm thức ăn mặn hoặc nhạt, hoặc quá nguội, không mua những đồ đạc cần kíp,... tới những hành vi quá đáng hơn như cố tính làm bẩn phòng, trộm đồ đạc trong phòng của Minh, đặc biệt là sách vở,...Ban đầu, với những trò phá nhẹ nhàng, Minh có thể cố gắng khắc phục, phòng không được dọn thì cậu ta tự dọn, thức ăn thì ra ngoài ăn, đồ tự mua,... nhưng khi những trò quá đáng xảy ra, Minh buộc phải báo cáo với những người phụ trách nơi ở của Thái Học Sinh. Song, những người này, bản thân họ cũng không có thái độ nghiêm túc tiếp thu điều Minh phản ánh. Minh tìm hiểu thì biết rằng hành vi của Minh là thứ cũng khiến Học Phủ bất mãn, họ muốn đào tạo ra tay sai về văn hóa cho Đại Hoa, đồng thời khiến giới tri thức Bách Việt tự hao mòn, chứ đâu phải dưỡng bậc Đại Nho.
Vụ này diễn ra ngày càng nghiêm trọng, Minh không thể một ngày 24 giờ trông chừng phòng mình, sau này khi dần bị mất đồ, hỏng đồ, mất sách thì càng khó chịu, cuối cùng là do không ai chịu hỗ trợ điều tra, mọi thứ đã quá sức chịu đựng, Minh đi lên đối chất với những người đứng đầu Học Phủ. Dù rất không ưu cái sự thanh cao của Minh, những người này cũng không thể nói trắng ra việc muốn biến trí thức Bách Việt thành tay sai được, việc Minh cố dưỡng cốt cách là sai. Vì vậy, những trò nặng tay phải dừng lại, chỉ còn mấy trò nhẹ nhàng trước đó thôi.
Nhưng rồi, những tên ghét Minh nghĩ ra cách khác để chơi Minh. Họ đánh tiếng với một người đàn anh khá thân với Anh Minh, người này bèn tới bảo Minh rằng, đám người trong Học Phủ rất muốn Minh ra khỏi khu ở nội trú. Những hành vi giữ sự thanh cao của Minh thực sự như cái gai trong mắt của họ, vì lẽ đó tốt nhất hai bên nên khuất mắt trông coi. Còn nếu như Minh cố chấp ở lại, họ sẽ có mưu đồ chơi Minh một cách nặng đô hơn: hạ thuốc xổ. Trò này đảm bảo hành cậu thừa sống thiếu chết mà khó bị tra ra, họ thừa sức đổ rằng Minh ăn đồ không sạch sẽ- cậu hiện hay đi ăn bên ngoài mà. Sau một hồi suy tính, Minh chấp nhận rời khỏi nhà ở trong Học Phủ. Khổng Tử có nói: Nguy bang bất nhập, loạn bang bất cư.
Rời khỏi khu nhà trọ nơi Học Phủ, Minh đành phải tìm một căn nhà để ở trọ. Căn nhà phải ở đủ gần Học Phủ, lại phải đủ rộng để đặt sách vở, tập võ, thông thoáng không ẩm ướt để còn giữ sách vở,... và quan trọng nhất là giá cả nên vừa túi tiền. Trong thời gian qua, vì dùng tiền mua kiến thức, Minh hơi bị viêm màng túi, mà tình hình làng Hồng Bàng giờ đang không quá dư dả: đưa nhân lực lên làm Trung tâm môi giới việc làm, tập trung mở thêm một vài xưởng, mua các loại nguyên liệu về thử vũ khí,... nên cả Kiệt cũng phải cắt giảm chi tiêu.
Dạo quanh phố hơn hai ngày, Minh chưa thấy căn nhà nào thích hợp cả, cậu vẫn phải đưa sách vở vào căn nhà cậu thuê tạm cho cô hầu gái Nguyễn Thị Lý. Thị Lý là gián điệp mà Nữ Lưu cài cắm vào chỗ Anh Minh, và theo cậu lên trên Học Phủ Phủ Tân Bình này để hỗ trợ việc sinh hoạt, vì Minh không biết việc trong Học Phủ có quy định không được có mặt phụ nữ và có sẵn người hầu. Sau này biết rồi, Lý cũng nằn nì ở lại, Minh thì tiền cũng rủng rỉnh, thuê cho cô một căn nhà để ở, tiện việc giặt quần áo, mua thêm đồ ngoài cho Minh, đồng thời nhận việc nhận thư từ làng Hồng Bàng gửi lên, bởi tin mà Kiệt gửi lên, dù đã mã hóa, cũng nên tránh lộ ra. Giờ thì hóa ra việc lo xa này cũng khá là tiện, Minh có nơi tạm thời cất đồ, còn việc ở thì Minh thuê nhà trọ tự do, vì cậu rất quân tử. giữ vững tư tưởng “ nam nữ thụ thụ bất tương thân”.
Sáng nay, Minh lại đi tìm nhà. Cậu ra khỏi phòng trọ sớm, đi ăn sáng. Thực ra thì Thị Lý có thể nấu ăn được, nhưng hôm nay Minh muốn đi sang bên cửa tây để tìm nhà, nơi đó phải đi vòng qua nơi ở của các Thái Học Sinh trong Học Phủ, Minh đã đi khỏi nơi ở trọ, nên không thể đi thẳng qua như xưa. Nếu ăn sáng xong mới đi, thì khi tới nơi sẽ vào khoảng giờ Mão, rồi việc tìm nhà mất thời gian nữa, thì sẽ là trưa, trời nắng nóng khó chịu vô cùng, đi từ lúc này tới được sớm, sẽ hỏi được nhiều hơn.
Tới được cửa tây thì cũng vừa bắt đầu lúc chợ nơi đây hoạt động, các hàng quán mở cửa, Minh bắt đầu tìm một quán để ăn sáng, vừa ăn vừa dò hỏi người chủ về tình hình nơi đây, để xem có thể thuê nhà ở đâu cho rẻ. Đó cũng là phần lý do khiến cậu ta muốn đi sớm, vì đang lúc sớm, hàng quán ít người, Minh còn gọi chủ quán hoặc nhân viên lại buôn chuyện, chứ lúc đông khách có muốn cũng chả ai tiếp chuyện.
Minh ngồi ở một quán bán mỳ, thời này chưa có phở, và cũng không có thịt trâu bò gì hết- những thứ này quá giá trị và quý giá với nền nông nghiệp, mà là mì thịt lợn, và thứ này dù có các loại rau thơm, gia vị cũng không ngon bằng thứ mà Kiệt từng nấu ra- ẩm thực bình dân thời này khá kém phát triển bởi thói giấu nghề, không như thời bùng nổ internet, tung hết lên mạng để kiếm view. Gọi một bát mỳ vừa, và trong lúc đợi nhận bát mỳ, Minh cùng bắt chuyện được với cậu phục vụ trong quán, đầu tiên là hỏi về các loại mỳ, giá cả, rồi hỏi tiền lương, mức sống, chuyện nhà chuyện cửa. Nói chuyện được một lúc thì quán bắt đầu đông khách, nhưng Minh cũng đã có được thông tin cậu ta cần- tin về những nơi có thể thuê trọ. Ăn xong bát mỳ, Minh liền đứng dậy rời quán và tới những chỗ nghe thấy để bắt đầu hỏi thuê nhà.
Có điều, những nơi này nghe thì được, mà đều không đạt yêu cầu. Cái thì hướng nhà không tốt- hướng tây, sáng thì ít nắng, chiều lại nóng nực, dễ ẩm mốc. Cái thì quá bé, lại không vệ sinh tốt, có mùi ẩm mốc. Cái thì giá cao. Cái thì ở quá xa. Vòng qua vòng lại một hồi, cũng gần tới trưa, Minh quyết định kiếm đồ ăn lót dạ, trưa thì chỉ ăn cơm là phải đạo thôi.
Đang đi tìm quán cơm, thì Minh chợt thấy trên đường có đám đông đã túm tụm. Lòng hiếu kỳ nổi lên, cậu ta từ từ tiến lại như bao người. Ở trung tâm vụ việc là ba con người. Người đầu tiên là một bà lão với một gánh đậu phụ nhỏ bị rơi xuống đất vỡ nát. Người phụ nữ nhỏ nhắn, quần áo lấm lem đậu phụ nát, tuổi đã ngoài 50, mặt trắng bệch vì giận, sợ hãi hay tiếc của, Minh không rõ nữa. Người bà run bần bật, song bà chỉ làm được một việc là đứng yên nhìn vào một người khác. Kẻ này là một gã đàn ông cao to, mặt có sẹo, song ăn mặc quần áo khá chải chuốt, dù là hàng vải rẻ tiền. Ngoài hai nhân vật chính này, còn có một cậu trai trẻ khác, người đang đứng chắn giữa bà lão và gã to con, miệng nói không ngừng, mặt đỏ bừng bừng, chỉ đông chỉ tây, song gã to con chỉ cười nhếch mép, không thèm để tâm.
Không cần Minh phải hỏi gì, những người dân ở xung quanh đã tự thảo luận về toàn bộ câu chuyện. Bà bán đậu này đang đi rao đậu thì bị gã to lớn va vào, làm hàng đậu rơi hỏng hết, nhưng gã không đền, còn bắt bà bán đậu phải đền quần áo, vì quần áo hắn giá cao, giờ bị đậu rơi vào, phải đem về giặt. Có người thanh niên đang bán tò he ở đó, thấy cảnh bất bình liền nhảy ra cãi lý giùm bà bán đậu.
- Ê khoan đã, thằng cha này không phải là tên lưu manh dưới trướng Trần Đức à!
- Trần Đức nào vậy?
- Còn Trần Đức nào vào đây nữa, Trần Đức, lão tứ của phường phu phen dưới kia kìa.
- Chết cha rồi, tên làm tò he kia không biết gì mà dây vào hội đó là coi chừng toi mạng hắn.
Nghe những lời thì thào này, Minh hơi nhíu mày. Xem ra là kiểu xã hội đen ăn vạ dân lành rồi. Thế là Minh quyết định đứng ra hỗ trợ. Cậu còn chưa bước một bước, thì tên mặt sẹo đã đẩy luôn người làm tò he lộn ra đất.
- Mẹ cái thằng chỉ biết võ mồm kia, đã yếu ấy thì đừng có mà ra gió.
- Ban ngày ban mặt mày dám hành hung người sao!- Người thanh niên làm tò he lồm cồm bò dậy, không chút sợ hãi nói to
- Sao với trăng thì đêm mới có nhá! Chuyện gì chứ chuyện này mày không quản được đâu.
Bà bán đậu lúc này chạy vội tới bên cậu thanh niên, nói thì thầm vào tai cậu, còn tên mặt sẹo mặt câng câng nhìn hai người, hắn đang nghĩ tới cảnh cậu thanh niên tiu nghỉu rời đi. Ai dè cậu thanh niên lập tức nghiêm mặt lại
- Hừ, chỉ là một lũ côn đồ mà cũng dám hành hung ngang ngược, đây là quận trị An Lạc, là thủ phủ Phủ Tân Bình, là nơi có pháp luật...
- Mày chán sống hả?
- Đừng có mà ngang ngược...
Người thanh niên còn đang nói, thì đã bị tên mặt sẹo tống một cú đá vào bụng. Chàng thanh niên cong người lại như một con tôm, nôn một bãi. Minh liền nhảy ngay vào giữa, dùng tay đẩy tên mặt sẹo lui ra.
Phần vì bất ngờ không đề phòng, phần Minh cũng khỏe, tên mặt sẹo ngã ngửa ra sau. Hắn nhảy dựng lên, nhìn thẳng vào kẻ vừa đẩy ngã mình, và lại thấy một thằng thư sinh khác.
- Dừng tay lại!- Minh nói rất nhẹ, nhưng lại có cái uy hơn hẳn anh chàng bán tò he, mặt sẹo hơi chần chừ không vội tiến lại đấm nhau.
- Có chuyện gì?
- Tôi tới để nói lý lẽ mà thôi!- Minh đáp lại- Anh đụng đổ hàng của người ta, đánh một người khác, là phạm luật. Nếu lúc này dừng lại, mới chỉ là đền tiền thôi, nếu cố tình hung hăng nữa, là tội quấy rối trị an đó.
- Quấy rối trị an, mày nói con mẹ gì chứ! Tao hung hăng nữa xem mày làm được gì hả?- Gã mặt sẹo đạp nhanh một cái vào bụng Minh, nhưng cậu ta chỉ khẽ gồng lên là chặn được, có điều trên bộ quần áo của Minh có một vết giày rõ ràng.
- Được rồi, chứng cứ rành rành nhé. Cái này đủ nhốt ông bạn chục ngày.- Minh nhìn cái áo rồi nói tiếp.
- Tuần bộ tới!- Đột nhiên có người la to, và mọi người vội dạt hết ra, nhưng cũng phải lúc sau tuần bộ mới tới. Hóa ra người la lên sợ Minh ăn đòn nữa, mới la sớm vậy.
- Chà, tuần bộ tới rồi!
- Hừ, tới thì sao, tên này là người của Trần Đức đó.
Cùng với những lời bàn luận sôi nổi này, Minh nhìn thấy người tuần bộ khoảng 30 tuổi, tay cầm cây gậy gỗ sơn đỏ, râu ngắn, mặt chữ điền dẫn theo vài người khác đi tới.
Tuần bộ làm nhiệm vụ tuần tra trong nội thành của quận trị không được mang đao kiếm vào ban ngày để tránh việc lợi dụng việc công làm việc riêng, với cả trị an ban ngày cũng tốt. Đêm tới thì ai đi tuần được phát đao, sáng mang trả cẩn thận.
Người tuần bổ mà Minh đang thấy, đang dẫn đội là Cáp Minh Hào, đã làm tuần bộ trong quận trị An Lạc được 5 năm, còn ở các châu cũng được 8 năm, tổng cộng là 13 năm kinh nghiệm, là một tay hảo thủ giàu kinh nghiệm, về đây làm chức Phó Tuần Bộ, cùng 3 người khác phụ trách 4 khu vực đông- tây- nam- bắc của quận trị. Đang tuần tra ở khu vực của bản thân, khu cửa tây thì thấy đám đông, Hào liền tiến lại xem thế nào.
- Là mi à!- Thấy mặt sẹo, Hào nhìu mày, đám này thật khó chịu
- Anh Hào!- Mặt sẹo lập tức cười cầu tình.
- Đừng có mà gây chuyện nữa, cút!- Cáp Minh Hào hất hàm một cái, mặt sẹo liền cúp đuôi như chó ăn đòn ngay
- Dạ, hiểu lầm, hiểu lầm, em cút!
Thấy có tuần bộ tới, Minh mới không tiếp tục làm gì, nhưng ai dè tuần bộ chỉ nhìn sơ qua mà đuổi tên mặt sẹo đi, khiến Minh không khỏi khó chịu.
- Khoan đã, vị tuần bộ, hình như ngài làm sai quy trình rồi!- Minh lên tiếng ngăn lại
- Quy trình? Mi biết quy trình là gì sao?- Cáp Minh Hào nhíu mày nhìn Minh
- Ngài tuần bộ, tên mặt sẹo kia đã làm đổ hàng bà này, đánh tôi và cậu kia, vậy ngài phải bắt hắn lại mà tra hỏi chứ!- Thanh niên bán tò he lập tức đáp lời hộ Minh
- Mi là ai mà dám dạy ta làm việc? Không thấy chỗ này ùn ứ sao, lỡ có kẻ nhân lúc đông người hôi của thì sao? Hay ai cũng muốn theo về bàn việc!- Cáp Minh Hào nói liền một chặp, thế là mọi người đứng xem vội lùi bước.
Vô phúc đáo tụng đình, giờ sắp tới trưa, bán hàng ăn thì sắp có khách, người thường thì bắt đầu đói bụng, muốn đi ăn, đi theo làm việc với tuần bộ là quá dại rồi.
Thấy mọi người tản đi, người thanh niên bán tò he lập tức dại ra trong giây lát, nhưng rồi hiểu ngay lý do họ lùi bước. Anh chàng chỉ thẳng tay vào mặt Cáp Minh Hào, nhưng không nói được câu gì.
- Vị tuần bộ này, ngài sử án thật nhanh, thật gọn, cũng thật biết lo cho công chúng. Nhưng mà ngài quên mất là vụ này còn liên quan tới ta nữa à!
- Mi thì sao?
- Tên mặt sẹo đạp tôi một cái!
- Đạp mi có là sao? Hai bên các người xô xát, ta chưa còng đầu lại là may rồi!
- Ấy chết, tôi làm sao dám xô xát người ta, mà làm sao xô xát lại!- Minh cười, giọng rất muốn ăn đòn, rồi lôi ra thẻ chứng minh thân phận Thái Học Sinh của mình.
Cáp Minh Hào cầm thẻ, xác nhận một hồi với Minh, đảm bảo cậu ta không giả mạo, liền lừ mắt với mặt sẹo. Thái Học Sinh tuy không có thực quyền, nhưng có sự bảo vệ rất tốt, không được tự tiện đánh đập họ, ai dám làm là tù lớn. Sở dĩ phải làm thế vì đây là lực lượng tay sai trí thức, không có vũ lực hay quyền lực, dễ thành đối tượng trút giận, nên có luật bảo vệ.
- Hành hung Thái Học Sinh, mày nộp tiền hay vào tù!
Mặt sẹo mặt dài như mướp, rồi lại gần Minh xin lỗi, nhưng cậu ta không đồng ý, nằng nặc đòi tiền. Hắn phải xì ra một quan tiền thì Minh mới thôi. Sau đó, cậu đem quan tiền chia cho bà bán đậu phần lớn, đưa cho người bán tò he phần còn lại, cùng cậu bán tò he phụ bà lão bán đầu dọn hàng đậu rơi.