Lọc Truyện
Từ ngày 12/7/2024: Metruyenhot sẽ chuyển sang dùng tên miền metruyenhotmoi.com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ chúng mình và nhớ tên miền mới này nhé!
Quyển III: Cao Nguyên Sắc Máu

C 59: Đại chiến Trấn Hoài Nhân (4)

Trận đánh đêm qua, bên Ebisu có bị thiệt hại một chút, nhưng không quá nghiêm trọng, vấn đề duy nhất là lộ ra món súng hỏa mai mà thôi. Quân của Ebisu đã nhiều lần dùng súng hỏa mai để chiến đấu, nhưng đa phần đánh thắng đều không để kẻ nào chạy thoát mà lộ tin: bắt hết cả người, bán làm nô lệ hoặc bắt làm con tin đòi tiền, những kẻ bị bán làm nô lệ thì mấy ai tìm hiểu việc bị bắt thế nào, trận chiến diễn ra ra sao, còn người đủ giàu để có tiền chuộc, thì cũng chả ai muốn nhớ lại trận ác mộng khi nào. Thành ra đêm qua, khi súng hỏa mai lần đầu xuất trận, quân Vitariji không chống nổi.

- Thưa đại nhân, tôi xin phép cho thủy quân xuất chiến, đánh vỗ mặt thủy quân Vitariji!- Ebisu vừa đánh lui thủy quân địch, sáng hôm sau vội cầu kiến Đặng Toán, xin được xuất quân

- Mới thắng một trận nhỏ mà đã kiêu ngạo vậy sao?- Có viên tỳ tướng ở bên nói móc

- Thắng sao, ta e là chưa thua vẫn còn may chán. Không chịu canh phòng cẩn mật, nước tới chân mới nhảy?- Một người khác tiếp lời

- E hèm!- Đặng Toán ngăn các thuộc hạ tiếp tục gây sự với Ebisu, dù sao cũng phải có thủy quân, bên họ mới an tâm đóng giữ nơi này. Nếu không, quân địch có thể vòng qua đổ bộ phía sau, hoặc hai mặt giáp công, hoặc là tấn công thành Đại Định,...- Ebisu, lý do mi muốn đánh trực diện là gì?

- Thưa đại nhân, ngài cũng biết là bọn tôi ngày xưa đi cướp phá, cùng thủ được ít hàng, là súng hỏa mai. Tối qua nhờ nó mà chúng tôi nhanh chóng đánh lui quân Vitariji. Nhưng súng hỏa mai không phải thứ vạn năng, bất khả chiến bại, nó nạp đạn rất tốn thời gian, độ chính xác cũng không cao, gặp lúc mưa to gió lớn là khó dùng,... Nếu đối phương nhân lúc trời mưa gió mà điều quân vào, đội hỏa mai coi như phế, quân chúng tôi hay thắng là nhờ đội hỏa mai gây sức ép, anh em trên thuyền không cần đánh kiểu giáp lá cà đã lâu,...

Nghe Ebisu trình bày, Đặng Toán cảm thấy Ebisu cũng biết địch biết ta và ý tưởng đánh sớm của hắn không sai, hỏa khí có mạnh, nhưng đấy là đối phương chưa kinh nghiệm đối phó, một khi hỏa khí mất hiệu quả, thì bọn Ebisu khó lòng đánh ngang tay đối phương. Chưa kể, nếu tận dụng trận thắng nhỏ hôm qua, kích thích sĩ khí, cũng có thể làm một việc tốt.

- Đổi kế sách một chút!- Đặng Toán cho gọi con trai mình là Đặng Lượng lại, dặn cậu ta chọn chừng vài trăm chiến sĩ tinh anh, lấy một số thuyền vận tải, để thuyền này đi theo quân Ebisu. Hễ Ebisu đánh tan được đội thuyền chiến của quân Vitariji, vậy thì đội thuyền kia tiến vào, thả quân binh xuống, đánh vào hậu cứ của địch. Mục tiêu là kho lương thảo của địch, mất kho lương, chúng sẽ không dám tiến sâu thêm nữa hoặc mất thời gian trưng thu quân lương. Để phối hợp, quân bộ từ cả ba cánh sẽ cùng xuất động, kéo cho quân địch phải lơi lỏng góc phía sau.

- Rõ!- Ebisu hoan hỉ khi ý kiến được tiếp thu, cúi đầu xin đi chuẩn bị ngay cho kịp

Đợi Ebisu rời đi, Đặng Toán lại bảo Đặng Lượng ở lại, hỏi Đặng Lượng về thứ vũ khí mà bọn Ebisu sử dụng.

- Thưa cha, con chưa từng thấy qua thứ ấy. Tối qua khi địch tấn công, con cho người đi cứu hỏa, còn đám Ebisu chiến đấu ở trên thuyền thế nào con không hay. Có điều, con nghe tiếng nổ như tiếng sấm, có ánh lửa léo lên như ánh chớp,...- Đặng Lượng thuật lại một vài điều cậu ta để ý được.

Đặng Toán trầm ngâm, những lời của người con trai tuy rất ít, nhưng thân là kẻ lão luyện nghề binh, Đặng Toán vẫn suy đoán ra được cái thứ hỏa khí mà bọn Ebisu dùng là, chắc là súng thần cơ. Hồi Bách Việt chưa bị Đại Hoa thôn tính, súng thần cơ từng xuất hiện, quân đội trung ương Bách Việt từng dùng thứ này đánh với người Chiêm mấy lần. Cha của Đặng Toán cũng là một viên tướng, và kể lại cho Đặng Toán nghe về súng thần cơ.

Tới thời điểm Đại Hoa biến Bách Việt thành Nam Giao Đô Ty, việc sở hữu súng thần cơ là phạm trọng tội, và súng thần cơ chỉ có mặt ở 5 đạo quân lớn đóng tại vùng phía bắc là có. Bọn cướp biển này có súng thần cơ, thực là bất ngờ. Không chỉ bất ngờ, Đặng Toán cũng rất thèm thuồng thứ vũ khí đó. Thứ vũ khí có thể chuyển bại thành thắng nhanh như vậy, người làm tướng nào không thèm. Sau trận chiến, Đặng Toán nhất định phải tìm cách liên hệ đám Ebisu, thu nạp hoặc thông qua chúng mua sắm số khí giới tương đương xem sao. Hơn hết, hỏa khí còn một tác dụng là sát thương rất lớn. Đám voi chiến có thể chống tên bắn, chứ hỏa khí bắn tới thì coi như toi.

.................................................

Sau trận tập kích đường thủy thất bại, thủy quân phải lùi ngay trong đêm, tới tảng sáng thì quay lại trại quân Vitariji báo cáo chiến sự. Các tướng lĩnh bộ binh rất giận, đòi lôi tướng thủy quân là Pola Ista ra xử lý. Ngược lại, Haman không hề giận dữ, mà còn khen ngợi Pola Ista vì nhờ thế mà biết được về thứ vũ khí đối phương có được. Nếu như bên mình không biết tới món vũ khí này mà tổ chức một trận chiến quy mô, rất có thể sẽ còn bại trận thê thảm hơn thế nữa.

- Thứ vũ khí lợi hại đó có cách nào khắc chế không?

- Thưa tướng quân, tôi đã quan sát, thấy chúng phải dùng lửa đốt, nên khả dĩ nhất, là đánh vào lúc trời mưa. Thời tiết hiện tại bắt đầu oi bức, báo hiệu sắp có mưa gió, khi đó lại tổ chức tấn công lần nữa, thứ vũ khí này sẽ bị vô hiệu quá.

Dù sao Pola Ista cũng là một quý tộc và đánh nhiều trận, dù trong đêm bị phản kích tới mức phải rút lui khẩn cấp, hắn vẫn nhận ra được việc súng của bọn Ebisu dùng mồi thừng cháy chậm, và như thế là kỵ mưa hoặc không khí ẩm.

- Vậy thì rất có thể chúng sẽ tấn công quân ta sớm!- Shiha Mala đột nhiên lên tiếng

- Sao?

- Chúng ta biết về thứ vũ khí đó, rất có thể chúng cũng sẽ nghĩ tới việc ta có thể phân tích ra điểm yếu đó, và quyết định đánh sớm để ta không thể trở tay.

- Ý kiến rất hay, Pola Ista, mau cho thủy quân tập hợp, các trại tăng cường cảnh giác.

Shiha Mala đoán không sai, chỉ 3 ngày sau, ngay khi Đặng Lượng trưng dụng được đủ lượng thuyền để cho 700 tinh binh lên thuyền, quân Hoài Nhân tổ chức phản công. Ở cả 3 doanh trại bộ binh, toàn quân xuất động, trong khi đó ở hướng biển, các thuyền của Ebisu nhanh chóng dàn hàng ngang đi trước nhất, phần để tạo được thế công bằng hỏa lực áp đảo, phần che chắn cho những con thuyền chở lính Hoài Nhân đi sau.

Thủy quân hai bên xuất động trước, trời buổi sáng, giờ chưa mạnh, phải tranh thủ lao ra chiếm lây vị trí đầu gió để dễ xoay xở thuyền về sau. Khi bên thủy quân đã tới đủ gần, quân Vitariji bắt đầu bắn cung và nỏ. Lần trước đánh đêm, lại chủ yếu là để hỏa công nên cung nỏ không mang nhiều, người muốn bắn cũng khó. Còn hiện tại trời sáng trưng, nhìn rõ đối phương, bên Vitariji chuẩn bị sẵn sàng cung nỏ, lập tức bắn liền.

Những mũi tên bay vun vút, cằm nghe vào gỗ ngọt xớt, cứ phầm phập phầm phập, thủy quân Hoài Nhân phải lấy khiên lên che chắn thật cẩn thận, ấy thế mà nhiều kẻ vẫn bị thương không hề nhẹ. Bên Ebisu cũng ra lệnh bắt đầu bắn trả, nhưng không dùng hỏa khí, tầm bắn của hỏa khí khá ngắn, độ tản mát cao mà lại có một vấn đề là giá thành của đạn và thuốc rất đắt, phải dùng thật tiết kiệm. . Truyện Điền Văn

Hai bên bắn tên liên tục một hồi, rồi tiết kiệm lại, phần vì đã ở rất gần nhau, khả năng bắn trúng tăng, mà mính có thể bắn trúng địch thì địch cũng có thể bắn trúng mình, bản năng tìm đường sống khiến những tay cung thủ nhiên giảm tốc độ bắn mà tìm chỗ nấp nhiều hơn trước. Thuyền của quân Ebisu vốn là thuyền cướp biển, công cụ tiếp cận đối phương đã sẵn sàng: dây thừng có móc và những tấm ván dài.

Bên Ebisu lựa thấy thuyền nào thích hợp, liền tung dây thừng có móc, móc bám chặt vào sàn thuyền hoặc lan can, quân Ebisu ra sức kéo mạnh, các thuyền của chúng tiếp cận thuyền địch nhanh vượt trội đám thuyền của thủy quân Chiêm muốn tiếp cận thuyền chúng. Khi các thuyền tiến sát, những tấm ván được ném ra, một đầu ván có ngoàm, cắm mạnh vào thân thuyền địch, bám chắc, quân của Ebisu đứng lên mà chạy trên ván, lao qua. Thường thì bọn cướp biển không bao giờ chơi đôi công, chúng thường lấy hai ba thuyền bên mình tiếp cận một thuyền địch, diệt gọn từng mục tiêu.

- Chặt dây!

- Chặt ván ra!

Những tướng lĩnh Vitariji gào thét, ra lệnh cho quân mình phải tách các thuyền ra, tránh bị ào lên từ các hướng mà làm thịt. Quân lính dưới trướng vội vung dao, chặt liên hồi vào dây và vào ván, cũng làm được vài cái, rồi thì cung thủ vội bắn liên tục sang thuyền địch. Những lính khác thì cầm giáo chọc về phía thuyền quân Ebisu để ngăn những tên liều lĩnh chạy lên ván lao sang.

- Bắn!- Trên các thuyền quân Ebisu, một tiếng quát lớn vang lên, và những tiếng nổ như sấm, ánh như chớp lại xuất hiện. Bọn thủy quân Hoài Nhân mang súng hỏa mai ra, bắn một trận, mọi sự chống cự lập tức tan biến hết, sau đó, quân của Ebisu lao qua, đánh giáp lá cà, giết thêm lính, chặt cột buồm hoặc đốt thân thuyền, hoặc hơn nã là đi ra sau phá bánh lái, rồi mau chóng dời đi.

Muốn giết sạch cả thuyền là điều vớ vẩn, bị dồn vào đường cùng người ta sẽ phản kháng rất mạnh, khiến thời gian bị kéo dài. Mà đánh một thuyền không phải là chiến thắng, các thuyền khác sẽ kéo tới chi viện, nếu bị vây lại thì chết chắc. Phá thế này, khiến thuyền chúng không thể tiếp tục di chuyển, thành một phế binh, không đóng góp gì nữa là tốt nhất. Thuyền của bọn Ebisu nhanh chóng tách ra khỏi những chiếc thuyền đã bị phá hủy, chuẩn bị bắt đầu làm điều tương tự với thuyền khác.
Nhấn Mở Bình Luận