Lọc Truyện
Từ ngày 12/7/2024: Metruyenhot sẽ chuyển sang dùng tên miền metruyenhotmoi.com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ chúng mình và nhớ tên miền mới này nhé!

Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến

C 26: Bình định Pơtao Anui (5)

Theo kế hoạch ban đầu, Kiệt định tỏ ra quân mình không quá đông, năng lực tấn công không quá mạnh, ý đồ dụ địch tới thêm lần nữa, đánh suy yếu chúng thêm, cũng đồng thời là cơ hội chỉnh huấn toàn quân, nâng cao sĩ khí qua những chiến thắng nhỏ. Một bức thư đã buộc cậu ta phải suy nghĩ lại. Vương Vĩnh ở Pơtao Anigin viết thư tới, nói rằng Siu Kleen hiện giờ đang muốn cùng Siu Mậm đánh quân Hồng Bàng.

Lý do khiến Siu Kleen làm thế, là bởi lão ta muốn củng cố lại sức mạnh. từ khi Vương Vĩnh bái tướng, có sự chi viện từ làng Hồng Bàng và uy của Chiêm Thành, nhiều người nể sợ hắn. Sau chiến dịch đánh bại Pơtao Lia, mang về của cải, đất đai, người dân Pơtao Angin lại càng thêm nể phục Vương Vĩnh. Bấy giờ nhiều người gọi Vĩnh là đại tướng quân, uy danh vượt qua cả Siu Kleen.

Thân là vua mà suốt ngày nghe thần dân, đại thần khen Vương Vĩnh, tất nhiên Siu Kleen có chỗ không vui. Tâm tình bực bội sinh ra, liền có suy nghĩ muốn làm sao để lấy lại uy quyền cũ. Hiện tại cơ hội đã có, Pơtao Anui và quân Hồng Bàng tranh chấp, Siu Kleen cho rằng Hồng Bàng là thế lực mới, yếu hơn, nên quyết định cùng Pơtao Anui diệt Hồng Bàng, chia chiến lợi phẩm. Có chiến công, có thể làm người dân quy phục, có tiền tài, có thể mua chuộc dũng sĩ, vậy thì Vương Vĩnh sẽ chả còn là cái thá gì.



Khi Siu Kleen đưa ra ý tưởng đánh Hồng Bàng, Vương Vĩnh phản đối, vì làng Hồng Bàng là một đồng minh quan trọng, có họ mới có các loại kỹ thuật. Song Siu Kleen dùng tiền tài, lợi ích trước mắt, mê hoặc được rất nhiều kẻ. Vương Vĩnh cảm thấy nhất thời không chống lại được số đông, đành chấp nhận phương án của Siu Kleen. Nhưng trong âm thầm, hắn lại cho người báo tin. Đổi lại, Vương Vĩnh mong Kiệt giúp đưa Siu Kleen gặp ông bà ông vải hộ.

Việc có thêm Siu Kleen tham gia đã thay đổi một chút. như vậy thì bên phía Toàn không chắc chắn có thể tự do hành động, thậm chí có thể bị kẹp bởi hai phe là quân Pơtao Angin và quân Pơtao Anui. Ngoài ra, có viện binh, đối phương thay vì phải chi viện phía bắc, diệt cánh quân của Trần Thanh Toàn, có thể toàn lực đánh ra hướng đông để tiêu diệt họ, hoặc là cố thủ chờ xem cánh quân Pơtao Angin đi tới có thể làm gì cánh quân của Toàn.

Toàn là viên tướng khá, Kiệt cũng có nhiều thứ để đảm bảo kể cả bị kẹp ở hai phía, quân của cậu ta vẫn thắng, nhưng Kiệt không muốn thương vong quá mức. Đây là toàn tân binh, không như lão binh, thấy thương vong lớn họ có thể bị hoảng. Chưa kể thương vong lớn có thể gồm cả các lão binh, những nhân tài giá trí. Vì thế, Kiệt quyết định chủ động tấn công. Trước hết, phải đánh hạ một hoặc thậm chí đánh hạ cả hai căn cứ kia.

Toàn bộ đại quân kéo tới căn cứ địch ở gần nhất, lấy hơn 1000 quân xuất chiến, gần 1000 quân, gồm cả dự bị và hậu cần thì ẩn náu, dùng bếp Hoàng Cầm nấu cơm tránh lộ khói, dựng trại ở xa, cho người truy quét hết mọi kẻ định tới thăm dò. Thấy quân của Kiệt kéo tới, căn cứ thứ hai vội vàng báo động căn cứ thứ ba, đồng thời kêu gọi tử thủ tới cùng.

Ở căn cứ đầu tiên, vì để phá địch cho nhanh, mở đường đánh diệt hậu phương, giải phóng dân Pơtao Lia, thu thêm binh, lương, lúc ấy cần đánh nhanh thắng nhanh, các loại vũ khí tân tiến hơn một chút như máy bắn đá được dùng, còn hiện tại, không cầu thắng chóng, mà muốn vừa đánh vừa luyện binh, để các binh chủng được huấn luyện tốt nhất.

- Trận này, Trần Ngụ, Đinh Võ chủ công, Đinh Văn, Mai Xuân Nghiêm dùng cung, nỏ phối hợp. Còn Lương Mếu cùng ta ở trại lớn, phòng thủ, huấn luyện.

- Rõ.

- Chư tướng hẳn thấy ta phân công chỉ sơ sài vậy, vì trận đánh này quy mô nhỏ, các tướng phải tập thử làm quen việc dùng binh, không chỉ biết đánh, còn phải biết các việc liên quan chiến trận: tính toán việc hậu cần, tổ chức quân lính, phối hợp với nhau,...

Mai Xuân Nghiêm thấy Kiệt nhắc nhở liền đứng ra trước. Y là kẻ khá nhất, bắt đầu trước. Nghiêm cho đem bảo đồ mới vẽ ra, chỉ vào các vị trí phòng ngự, các điểm xạ thủ của địch ẩn náu, tác xạ, và khu vực ảnh hưởng của xạ thủ địch. Bộ binh nếu muốn tiến vào vùng đó tổn thất chỉ e không nhỏ. Máy bắn đá không thể dùng, vậy thì có thể làm cách khác, đó là đưa cung thủ ta tiến lại gần hơn.

- Bằng cách nào?

- Trong đêm có thể kịp chế tạo một ít mảnh gỗ, để mai có thể nhanh chóng xếp thành một cái tháp vừa phải, để cung thủ đứng lên đó, lấy độ cao mà nhắm bắn.

- Có thể.

Thứ mà Nghiêm nói thực ra là một dạng như giàn giáo, có điều nó làm bằng gỗ, chân đóng xuống đất, bắc ván lên trên, trên đó bố trí những xạ thủ giỏi, mang khiến lên, bị bắn thì giơ khiên mà che, thường xuyên quan sát, thấy xạ thủ địch tác xạ thì bắn hạ.

- Nhưng những thứ này quá nhỏ, chỉ có hai ba người đứng lên được, mà hai ba người thì diệt được cái gì chứ.

- Có thể dựng nhiều cái, ở san sát nhau, các tổ cùng tập trung bắn từng mục tiêu một!- Mai Xuân Nghiêm chia sẻ phần nào lýl uận hỏa khí phân tán hỏa lực tập trung mà Kiệt từng dạy. Theo đó thời đại này, sở dĩ phải tập trung cung nỏ, súng, pháo, vì độ chuẩn xác là hạn chế, dùng số lượng tạo mật độ hỏa lực dày đặc bù vào. Nhưng những người mà Nghiêm chọn là xạ thủ tốt, chỉ cần chục người, có thể bắn chết chục cung thủ đối phương trong một cuộc chiến. Khi đó, phân tán ra, thực tế lại làm kẻ địch không biết bắn ai, còn bản thân các xạ thủ chỉ cần bắn theo sự chỉ định.

- Rồi sao nữa?

- Chúng ta lấn từng bước một, hạn chế thương vong, cứ bọn tôi hạ ổ cung thủ nào là các ông tới chiếm nó. Xạ thủ ta sẽ kéo vào đó, lấy đó làm vị trí tác xạ mới. Như thế ta càng đánh càng mạnh, địch càng đánh càng suy yếu.

- Được.- Trần Ngụ gật gù.

- Trần Ngụ, nghe đây. Trong thời gian dựng các cứ điểm tạm tới khi đánh chiếm được một vài cứ điểm đầu tiên, các người sẽ bị tên địch tấn công, có dám đảm bảo bản thân trụ được tới lúc đó không?

- Tôi xin đảm bảo quân của tôi chịu được.

Kiệt phải nhắc nhỏ lần nữa, Ngụ lại cam đoan, là vì giờ không có máy bắn đá, cuộc so đấu cung tên của hai bên, do vấn đề địa hình, kẻ địch chiếm ưu thế. Hai quân giao chiến, bắn tên trước, việc một trong hai bên có thể đạt được ưu thế mang tính áp đảo ảnh hưởng rất lớn, thậm chí có thể quyết định một trận chiến đấu thắng bại.

Ở dưới tình huống binh lực hai bên tương đương, ưu thế đạt được không chỉ quyết định bởi với số lượng cung thủ, càng quyết định bởi với các cung thủ cùng với các lính bộ binh khi đối mặt trận tên của kẻ đich là bền chí hay là không. Với các cung thủ, anh bắn người, người ta bắn lại, để cung thủ thoải mái nhất, không thể bắt họ mặc giáp dày, tứ chi không giáp, mặt không giáp, nguy cơ trúng tên rất cao, ắt có lúc bị thương hoặc thấy đồng đội bên cạnh mình bị thương liên tục, ai mà chẳng sợ, nếu người lính bắn cung nỏ không bảo trì trấn định, ổn định tác xạ, thì bên đó thua. Thứ hai là bộ binh, bộ binh tiến lên, địch phải nhắm tới, nếu họ giữ nghiêm đội hình, tiến lên đều, tất kẻ địch phải tập trung về phía họ, và thế là chia lửa với các cung thủ, đồng thời là tiêu hao cung tên, thể lực địch, để cung thủ bên ta đạt ưu thế.

- Nếu cần tôi xin viết quân lệnh trạng.

- Quân lệnh trạng gì đó thì không cần. Nhưng chuẩn bị kỹ chút, những người ấy là lính của ngươi. Đảm bảo thì để họ xuất chiến, con không, chớ gượng ép, không có nhiều thơi gian, nhân lực để tiêu hao đâu. Kẻ nghèo đấu với kẻ giàu, chỉ có liên tục chiến thắng, bại là mất hết

- Dạ

Cuộc chiến đã bắt đầu, tờ mờ sáng là quân Hồng Bàng đã xếp trận, hậu cần hiệu quả nên sáng họ ăn cơm xong, nghỉ ngơi đủ, bắt đầu đánh trận. Bộ binh xếp trận, lừ lừ tiến lên. Quân Pơtao Anui vội giục nhau chuẩn bị chiến đấu, cung thủ, nỏ thủ chạy lên các vị trí, bắt đầu tác xạ. Bộ binh của Trần Ngụ giơ cao khiên trong tay, cứ đi thẳng, tiến sát trại địch hơn nữa. Đi tầm 3 phút, cũng đã có hai ba chục người trúng tên, những cũng đã tới lúc cung thủ hành động, xác thợ hậu cần nhanh chóng làm giàn giáo cho xạ thủ.

Các xạ thủ bắt đầu tấn công, tập trung cung, nỏ bắn liên tục, hạ một điểm mà xạ thủ địch trấn giữ. Tất nhiên quân địch cũng phản kích lại, ép họ phải náu sau khiên. Thấy đối thủ bắn xạ thủ bên mình, Ngụ ra lệnh tiến gấp, buộc địch lại phải quay qua chỗ họ mà bắn. Đúng là thế hai đầu thọ địch. Quay qua bắn Ngụ thì thiếu tên bắn các xạ thủ Hồng Bàng, lập tức các xạ thủ nhân cơ hội bắn tiếp một điểm cao khác,

Xạ thủ quân Pơtao Anui bị ép phải chọn một trong hai, cứ loay hoay không thôi. Lúc này, quân hồng Bàng vào tới điểm cao đầu tiên, một vài người tách ra, đó là những xạ thủ khác, họ lấy điểm cao này làm chỗ bắn lại quân Pơtao Anui. Đúng theo kế hoạch, quân Pơtao Anui nhanh chóng thất thế khi so đấu cung nỏ, tạo khoảng trống để bộ binh tiến lên.

Rất nhanh, các điểm cao bắn cung vòng ngoài bị hạ, bộ binh theo Trần Ngụ xông lên, chém giết những kẻ cố gắng cản đường. Thấy không thể ngăn cản được quân Hồng Bàng chiếm các điểm cao bắn tên, lính Pơtao Anui cũng không cố giữ, rút về phòng tuyến bên trong. Ngụ tuy rất ngứa tay, song không lao lên tuyến đầu, chưa phải lúc. Y chỉ huy các cấp dưới dẫn quân chiếm đóng một vài vị trí thuận lợi cho việc phòng thủ. Đánh cứ điểm khó mà một lần phá tan, trừ phi có vũ khí như pháo hoặc máy bắn đá. Nếu không, đối phương dựa vào địa thế hiểm yếu và tinh thần liều chết chống cự, bên mình nhất thời không phá được, sĩ khí hạ, có nguy cơ bị thất bại. Quân này là tân binh, với tướng lĩnh chưa có sự thân quen tới sẵn sàng liều chết, chưa hưởng đủ ân huệ của họ hoàng, làng Hồng Bàng tới mức sẵn sàng hi sinh, nếu có đại nguy cơ, có khi là chạy trốn, vỡ trận là đại họa. Trần Ngụ được Kiệt bồi dưỡng, không quá suất sắc, nhưng cái cần biết cũng biết.
Nhấn Mở Bình Luận