Lọc Truyện
Từ ngày 12/7/2024: Metruyenhot sẽ chuyển sang dùng tên miền metruyenhotmoi.com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ chúng mình và nhớ tên miền mới này nhé!

Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt

Chương 64: Tập đánh trận

Hoàng Anh Kiệt chính thức quay lại việc đào tạo sau sự kêu gọi của mọi người để có thể dạy cho đám lính kia một bài học. Nghe tin này, bọn lính trẻ cũng khá bất ngờ, chúng cũng nghe qua về Kiệt, nhưng chủ yếu về những phát minh của nó, chứ việc bày kế thì Minh kể tới, nên chúng nghĩ rằng có lẽ Kiệt sẽ chế tạo nên món vũ khí gì đó chăng. Nhưng rồi, cả bọn ngạc nhiên khi thấy Kiệt chỉ dạy đám này tập đi đều bước, đi xuôi rồi đi ngược, xếp các loại đội hình, các hàng ngang dọc chéo, vừa chạy xong lại lập đội hình ngay,...

Những việc này thì giúp gì cho việc chiến đấu cơ chứ- đám lính của Lý Tuấn cười khẩy. Và bọn nó quyết định chứng minh điều này qua một buổi tập trận giả khác bằng cách đánh cho đám dân đen kia sáng mắt ra. Quả thực, trận chiến này dân Hồng Bàng thua nhanh hơn nhiều vì mất sức khi tập những bài tập của Kiệt, nhưng phần thì thua nhiều nên họ không vội ngã lòng, phần là những thành tích trong quá khứ của Kiệt là minh chứng rõ ràng nhất cho hiệu quả khi làm những gì Kiệt nói, nên họ cắn răng làm theo.

Nhìn mọi người bị đánh bại vài ngày, thấy tâm trạng người dân đã tạm tới ngưỡng, nếu còn bị đánh bại nữa thì sẽ rơi vào trạng thái tiêu cực, Kiệt chính thức xuất chiêu. Buổi đánh trận giả hôm đó, Kiệt chính thức đứng trên đài chỉ huy. Cậu ta chia đội tập trận giả- gồm 60 người ra làm 4 đội, mỗi đội 15 người.

Sau khi cuộc tập trận giả được hiệu lệnh bắt đầu, cánh quân của Lý Tuấn tiếp tục xung phong tấn công mạnh, chúng hò hét vang dội để làm mọi người yếu tinh thần đi như mọi khi, rồi lao tới với tốc độ cao để chọc thủng phòng tuyến của dân Hồng Bàng. Nhưng lần này, bọn chúng còn chưa kịp chạm vào, thì dân Hồng Bàng đã lui lại. Bọn này cũng chả nghĩ nhiều, lập tức lao lên đánh tiếp, và quả thực tụi nó cũng đuổi kịp, những mũi côn bọc vải của bọn nó đánh tới tấp lên khiên gỗ của dân Hồng Bàng, đang đánh hăng say, tưởng như sắp phá được nát đội hình của dân Hồng Bàng như bao lần khác, thì đột nhiên bọn nó cảm thấy bị vụt từ phía sau. Nghĩ rằng bị đánh nhầm, mấy thằng này lập tức quay lại chửi, và quay lại thì hỡi ôi, sau lưng bọn nó là đồng bọn đã bị đánh ngã và bị trói lại từ bao giờ, và dân Hồng Bàng đã vây chặt bọn nó. Không để đám này kịp tỉnh hồn, họ đồng loạt tấn công. Những cũ đâm bằng đầu bọc vải hoặc những cây roi tre tuy nhẹ nhàng hơn bị đánh bằng thương, đao thật, nhưng bị đánh nhiều thì cũng phải nằm xuống mà thôi.

Hóa ra, khi dân Hồng Bàng lui lại, không phải toàn bộ họ lui mà chỉ một phần người đang đứng ở khoảng giữa lui lại, tạo nên một hình cánh cung nhỏ, đồng thời một bộ phận khác lập tức chạy dọc hai bên cánh, ập ra đằng sau rồi lập thế trận ở đó. Lúc này, từ hai cánh và phía sau của đám lính trẻ, dân Hồng Bàng tấn công. Bị đánh từ ba mặt, quân số lại ít sẵn và càng chưa chuẩn bị gì cho tình huống này, chẳng mấy mà bọn này phải chịu thua, bị quật ngã và bị trói gô lại.

Trận thắng này khiến dân Hồng Bàng nức lòng, còn đám lính của Lý Tuấn giận điên lên, và bọn càng giận hơn khi mà người bị chế nhạo đã là bọn nó. Họ nói lại đúng những gì bọn nó đã nói với họ, và giờ chúng mới thấy được sự chế nhạo đó đau tới thế nào. Bọn nó quyết tâm phải giành lại thắng lợi. Nghiên cứu một hồi, chúng nhận thấy rằng một phần nguyên nhân thua là do quân số ít hơn, nhưng chủ yếu vẫn là do bị vây. Trước đây khi mặt đối mặt, bất chấp quân Hồng Bàng có đông thế nào, chúng cũng chỉ phải 1 đối 1, đánh xong hàng trước là tới hàng sau. Nhưng khi vị vây, chúng có thể bị bọc hai bên, chính diện và sườn, và ở những lúc mà vòng vây đã xiết lại, thì ba hay bốn mặt cùng bị đánh cũng xảy ra được. Bị đánh như thế, không thua sao được, vì con người đâu thể phân tâm ra, vừa né đòn của đám đánh thọc sườn, vừa đánh với kẻ ở chính diện. Muốn thắng, phải khiến thế vây này không hình thành.

- Anh Tuấn, em thấy nếu ta không xông lên, bọn chúng sẽ không thể lùi lại!- Một tên lính phát biểu

- Thế rồi ngồi nhìn nhau à.- Một đứa khác vỗ đầu kẻ vừa nêu ý kiến

- Chúng phân ra, thì ta cũng phân ra, trước đây ta có thể một đấu hai, thì giờ cũng thế, chúng có mấy mặt đi chăng nữa tỉ lệ cũng không đổi.

- Hay!- Lý Tuấn gật đầu tán thành

Trận đấu tập tiếp theo, lính của Tuấn chia ra, quả nhiên khiến cho quân Hồng Bàng bị rối, bị đẩy lui liên tục nhưng vì đã thắng một lần, không ai trong đó muốn phải chịu thua nữa, họ lập tức hò nhau đánh tới cùng. Trận này, hai bên tính ra là hòa

- Kiệt, cháu mau chỉ bọn ta cách đánh đi.

- Đúng, lần này hòa rồi, lần sau bọn nó không biết còn giở trò gì nữa.

- Hay là cháu ra ngoài mặt trận chỉ huy bọn ta nữa nhé!

- Các chú thấy đấy, chúng ta biến trận, địch cũng biết biến trận. Mà kẻ địch của ta ở đây chỉ là những người đi lính chưa lâu, kinh nghiệm ít. Bọn cướp biển kinh nghiệm tác chiến nhiều, thấy ta biến trận là chúng phản ứng lại ngay. Vì thế, cháu cho rằng ta phải có tâm lý vững. Lần này, các chú vẫn đông hơn, vậy mà chỉ vì bọn nó biến trận mà các chú không kịp phản ứng để bao vây ngặt lại.

- Chúng nó có bốn mặt ngăn chặn.

- Thì các chú vẫn đông hơn, họ chia là bốn mặt tức là số người họ cũng ít đi cơ mà. Lấy nhiều đánh ít, các chú có thể tản ra vậy họ lại như khi làm ở trận trước!- Kiệt lắc đầu. Quả thực những thứ này vẫn quá mức với họ. Thực sự mà nói, họ không có đầu óc quân sự, cho nên không có ai trong số họ nghĩ ra được cách biến trận. Vậy nên, Kiệt đành phải dạy họ kỹ càng một chút.

Về cơ bản, ưu thế của dân Hồng Bàng vẫn sẽ là cậy đông hiếp ít, và muốn ưu thế số đông phát huy tốt nhất, thì phải tạo được thế bao vây. Thế bao vây như lần trước là nửa chủ động, tận dụng việc đối thủ có thể đẩy lùi được phần giữa, để phần đó lõm lại, dụ địch đi vào trong khi hai bên từ từ tạo nên hai cánh mà đánh, thậm chí một bộ phận còn đi ra sau để khép góc. Cách đánh này đã bị phá giải phần nào, khi đối thủ đã chia quân ra chặn các cánh khép góc, vậy thì hãy dùng chính những phần này để bọc đối thủ.

Thực tế là ở mọi cánh, quân số của dân Hồng Bàng luôn gấp đôi, và đây là ưu thế chưa thể bị phá bỏ. Thế nên, thay vì cố gắng tiến lên, các cánh này sẽ lại tạo thế vây hãm nhỏ. Lần trước là toàn quân lùi lại dụ địch tiến lên, hai bên tiến lên tạo hai cánh bao vây, thì giờ ở mỗi cánh cũng làm tương tự. Và Kiệt bắt đầu mô phỏng các tình huống làm thế nào để tạo thế bao vây ở quy mô nhỏ.

Kết quả của việc này là một đống lộn xộn. Mọi người không biết vai trò và vị trí của mình, nên đi lung tung, lúc thì hai cánh quá mỏng, lúc thì mất luôn khúc giữa, lúc lại tự rối loạn,… Và Kiệt hiểu ra vấn đề ngay: họ thiếu sự chỉ huy. Hơi bất ngờ nhưng ngẫm lại thì cũng dễ hiểu, trong khi tập luyện đánh trận giả, họ gần như chỉ biết dùng ưu thế số đông để phòng ngự, mà đám lính của Lý Tuấn cũng chỉ biết cậy khỏe tấn công, nên dân Hồng Bàng chẳng mấy mà quên đi những bài tập xếp đội hình đội ngũ cơ bản, không ai quan tâm tới việc lập những đội ngũ nhỏ nữa. Hơn nữa, do bản thân họ cũng không phải quân nhân chuyên nghiệp, nên không có ý thức kết nối các bài tập quân sự lại với nhau, mà chỉ biết tập là tập thôi.

May mắn, Kiệt phát hiện được ngay, nên cậu yêu cầu tái lập lại việc lập đội hình đội ngũ nhỏ, xây dựng hệ thống các chỉ huy đội ngũ này. Để chọn ra các chỉ huy, cậu ta đề nghị là đầu tiên là chọn ai dám xung phong nhận nhiệm vụ này thì làm trước, nhưng cũng lần lượt cho từng người từng người đảm nhiệm việc chỉ huy, sau đó đánh giá chúng. Ai dám xung phong thì có thêm điểm ưu tiên, vì người đó dám đứng ra nhận trách nhiệm, nhưng điểm ưu tiên chỉ tính với những người có cùng điểm số, vì nếu có lòng hăng hái mà tài không có thì như Lenin từng nói: “nhiệt tình cộng ngu dốt là thành phá hoại”. Các chỉ huy được chọn ra sẽ được ưu tiên một số quyền lợi: thêm thức ăn ngon, được cấp dưới đấm bóp khi nghỉ ngơi,… mà càng là cấp chỉ huy cao, chỉ huy nhiều thì quyền lợi càng lớn. Đi đôi với những quyền lợi, là trách nhiệm, nghĩa vụ phải đảm bảo công tác mình làm không xảy ra sai sót, người nào không đảm nhiệm được thì bị hạ cấp ngay. Đang sống như vua được đàn em hầu hạ, giờ phải hầu lại, ai mà cam, nên kẻ dưới muốn vươn lên, người trên càng vươn lên mạnh. Công tác tổ chức đội hình vì thế mà đạt thành công mạnh mẽ.

Sau khi tập lại được việc lập đội hình và có các chỉ huy tốt, khả năng tổ chức tạo thế trận dần trở nên tốt hơn. Giờ đây, bất kể Kiệt muốn làm đội hình nào, dân quân Hồng Bàng đều có thể thực hiện tốt. Và thành quả là quân của Lý Tuấn bị dần cho tơi tả ở mọi cuộc tập đánh trận giả. Phần vì quân của Lý Tuấn quá kém khi mà cứ mạnh ai nấy đánh, không có đội hình, nên cứ bị dân quân Hồng Bàng chia cắt, dùng ưu thế quân số mà đập, phần là vì bất cứ khi nào quân Lý Tuấn tìm ra cách phá giải và triển khai, thì họ cũng không thành công do đích thân Kiệt cũng đứng lên chỉ huy dân quân Hồng Bàng phản kích. Sở dĩ cậu ta làm vậy là vì muốn quan sát cuộc chiến, thử nghiệm việc chỉ huy quân đội và giúp bản thân nhận định chiến trận thực sự đúng đắn, tránh đưa ra những ý kiến sai làm như là Mã Tốc hay Triệu Khoát ( Hai nhân vật chỉ huy quân sự của Trung Quốc, Mã Tốc làm mất Nhai Đình, công cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng bị hủy, Triệu Khoát thua trận Trường Bình, cả trăm vạn quân Triệu bị đồ sát).

Trong cuộc chiến với hải tặc, sự yếu thế về trang bị cũng như kinh nghiệm tác chiến chưa thể bù đắp được, nên phải bù lại bằng năng lực của chỉ huy và sức mạnh trong việc tổ chức, tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Mở đầu cuộc chiến 9 năm với thực dân Pháp, Việt Minh cũng gặp vấn đề tương tự, và họ giải quyết bằng cách gần tương tự, và tiêu biểu là trận đánh cầm chân quân Pháp ở Hà Nội, yếu thế về vũ khí trang bị, nhưng biết cách tổ chức hàng ngũ tốt, tinh thần binh sĩ tốt và chỉ huy cách đánh đúng đắn đã giúp họ giữ chân quân Pháp đủ lâu để sơ tán người dân. Và không chỉ vậy, thương vong của người Pháp cũng không phải là nhỏ. Trong cuộc chiến sắp tới với bọn cướp biển, yêu cầu của Kiệt cũng chỉ có vậy mà thôi.
Nhấn Mở Bình Luận