Người biết chữ ở thôn Long Đường vốn đã không nhiều, người biết viết chữ thì lại càng ít, người có thể viết chữ đẹp thì căn bản không có. Thế là lúc này Hứa Hưng Xương và Hứa Du Ninh trở nên quan trọng.
Bởi vì tết đến phải dán câu đối và chữ Phúc, thiếu một thứ thì không giống tết. Nên việc này phải mời Hứa gia phụ tử giúp đỡ thôi.
Hứa Hưng Xương là người người hiền lành, trước kia hễ người thôn Long Đường đến nhờ ông viết câu đối ông chắc chắn sẽ nhận, chưa từng từ chối bất kỳ ai. Nhưng là năm nay có Diệp Tế Muội ở đây cho nên mới lập ra nội quy đối với mấy người muốn đến nhờ Hứa Như Xương và Hứa Du Ninh viết câu đối.
Nội quy nói là, muốn hai người họ viết câu đối thì có thể, bút nhà ta có, nhưng mực và giấy đỏ nhà bọn họ phải chuẩn bị sẵn. Dù sao đi chăng nữa người nhà chúng ta đã bỏ công ra rồi chẳng lẽ đến mực tàu giấy đỏ còn phải cấp luôn sao?
Bởi vì trong nhà nông dân bình thường mà nói hiếm khi có sẵn mực tàu trong nhà, trước kia đa số đều là mua hai tờ giấy đỏ đưa đến Hứa gia, Hứa Hưng Xương sẽ lấy mực của mình. Có một vài người mặt dày còn nói trong nhà nghèo quá, một trang giấy đỏ cũng không mua nổi. Nhưng năm nay trong nhà cửa chính phải dán dán câu đối đỏ, trên cửa dù sao cũng phải dán hai chữ Phúc. Mang bộ mặt đáng thương nói vài câu, Hứa Hưng Xương lại là người mềm lòng, cuối cùng rộng lượng ngay cả giấy đỏ cũng cho hắn ta.
Cho nên năm nay cứ có người tới cửa nhờ Hứa gia phụ tử viết câu đối, hết thảy đều giao cho Diệp Tế Muội tiếp đãi.
Chỉ đem giấy không mang mực vậy thì trở về mua mực mang đến. Trên trấn tìm người viết hộ đọc sách giùm còn phải trả tiền đó, ta còn không tìm ngươi đòi tiền, viết không cho ngươi, chỉ cần ngươi mang mực đến, còn không chịu quan tâm chuẩn bị? Cảm thấy không thích vậy ngươi tìm người khác viết đi, nhà ta không rãnh hầu hạ.
Về phần ngay cả giấy đỏ cũng không mang, tới cửa khóc than, thái độ của Diệp Tế Muội càng cứng rắn hơn nữa. Nhà ngươi có nghèo cũng không phải do nhà ta gây ra. Lại nói hai chúng ta nhà không phải là thân cũng không phải thích, bình thường ngươi cũng chưa từng tới nhà của ta, sao đến lúc này lại nghĩ đến nhà ta nhỉ? Giấy đỏ không có tiền mua hả? Khỏi phải nói nhà ta cũng không có tiền, cho dù có tiền, ta cũng không bằng lòng mua cho ngươi.
Về phần dạng người như nãi nãi tiểu Hổ, Diệp Quế Chi, dù cho các mụ vác mặt tới cầu xin, Diệp Tế Muội ngay cả cửa cũng không mở cho bọn họ.
Nhất thời người thôn Long Đường ồn ào ở sau lưng nói Diệp Tế Muội quên cội nguồn. Cũng là người Long Đường ra, làm sao bây giờ lại không giúp bọn họ, trái lại còn hà khắc với bọn họ như thế.
Hứa Hưng Xương còn khuyên Diệp Tế Muội, bảo bà quên đi. Tất cả mọi người cùng sống chung một thôn với nhau, ngẩng đầu không thấy cúi đầu là gặp, cần gì phải làm căng đến như thế? Chỉ là chút mực thôi mà, nhà mình có.
Nhưng Diệp Tế Muội cố chấp không vui: "Con người của ta chính là như vậy, nếu người khá tốt với ta, chẳng những không lấy một chút mực nào ngay cả giấy đỏ ta cũng cho họ. Nhưng cái chính đó là, dù ta có cho bọ họ giấy đỏ mực tàu, bọn hắn sau lưng còn không biết ơn chúng ta thì thôi đi, há miệng ngậm miệng lại nói chúng ta là người khác xứ, khác họ, không tôn trọng chúng ta. Bây giờ nếu chúng ta làm như vậy tương đương với hạ mình với họ, phải nhìn sắc mặt của bọn họ mà sống. Ai (thở dài) , bọn họ không nhớ lòng tốt của chúng ta vậy chúng ta còn muốn đối tốt với họ làm gì? Cầu bọn họ hay sao? Con người của ta không có cái gì đặc biệt ngoài xương cốt cứng rắn từ nhỏ, không hề muốn cầu xin người khác dù chỉ một chút."
Hứa Du Ninh ở bên cạnh tiếp lời: "Nương nói rất đúng. Ngay cả thánh nhân cũng đã nói, lấy ơn báo oán, thế lấy gì báo ơn. Chúng ta một mực nhượng bộ, người khác sẽ chỉ cho rằng chúng ta mềm yếu, trong lòng sẽ càng xem thường chúng ta. Mặc dù chúng ta sống ở trong thôn Long Đường này, nhưng cũng dựa vào đôi tay của chính chúng ta, đường đường chính chính mà sống, cũng chưa một lần cầu xin người khác giúp đỡ."
Liền Diệp Trăn Trăn cũng gật đầu tán thành: "Nương và ca ca nói rất đúng. Lương tâm mấy người này còn không bằng chó, chúng ta làm sao phải đối tốt với bọn họ chứ, bọn họ cũng sẽ không nhớ một một nửa điểm tốt của chúng ta, sau lưng như bao lần khác đều không để chúng ta vào mắt, vậy chúng ta còn đối tốt với bọn họ làm gì?"
Hứa Hưng Xương: ...
Ba người ba lời đều một ý, ông còn có cách khác sao? Chỉ có thể nghe ba mẹ con bọn họ thôi.
Mặc dù thôn dân thôn Long Đường có bất mãn thế nhưng cả thôn chỉ có phụ tử Hứa gia biết chữ. Lên trấn nhờ người viết, không nói đường xa, còn phải đưa ta phí nhuận bút. Để phụ tử Hứa gia viết, tốt xấu chỉ tốn tiền mua chút mực, không cần đưa tiền thêm nữa. Thế là mọi người thương lượng với nhau, mỗi nhà góp ít tiền đến nhà Diệp Ngọc Trân mua thỏi mực rẻ nhất đem qua.
Có người dân trong lòng khó chịu, nửa đùa nửa thật nửa oán trách, lớn tiếng nói rằng: "Hứa tú tài, thỏi mực này viết xong câu đối cho tất cả bọn ta chắc cũng còn thừa nhỉ? Thấy hai cha con các ngươi bình thường thích viết chữ mà thỏi mực này chắc chắn bọn ta cũng không cần rồi, vậy tặng không hai cha con các ngươi đó. Coi như trả công cho hai cha con các ngươi vất vả giúp chúng ta."
Hứa Du Ninh không thích náo nhiệt, những người này đưa giấy đỏ cùng thỏi mực tới hắn cũng chưa hề đi ra, y nguyên đãi tại chính mình trong phòng nhìn Diệp Trăn Trăn luyện chữ. Bây giờ nghe câu nói này, hắn nguyên bản ôn hòa ánh mắt lập tức liền lạnh xuống.
Trong lòng Diệp Trăn Trăn không vui.
Lời này có ý gì. Đã viết câu đối không công cho các ngươi, ngươi còn cảm thấy nhà chúng ta được lợi từ các ngươi hả?
Liền đem bút lông trong tay gác trên giá bút, sau đó từ trên ghế đứng dậy, bước chân nhẹ nhàng ra ngoài phòng. Muốn xem thử rốt cuộc tên nào không có lương tâm nói nào.
Sau đó, Hứa Du Ninh lăn bánh xe lăn theo sau.