Tống Kinh Lan đi đường chậm trễ nhiều ngày, việc thượng triều cũng đã hoãn lại rất lâu. Hôm nay trời chưa sáng đã vào triều.
Lâm Phi Lộc ăn sáng xong, ban đầu còn định tiếp tục tham quan hoàng cung Tống quốc, vừa mới bước ra khỏi cửa điện đã nhận được khẩu dụ truyền triệu của Thái hậu.
Hai người Xuân Hạ đều có chút khẩn trương, lúc này thái hậu truyền triệu, nghĩ thôi cũng biết là vì chuyện gì, chỉ sợ là người đến không có ý tốt. Tùng Vũ thấp giọng hỏi: "Công chúa, nô tỳ đi mời bệ hạ nhé?"
Lâm Phi Lộc tuỳ ý phất tay: "Không cần đâu, tỷ giúp Tiểu Bạch thay một cái lồng mới đi, ta thấy nó có vẻ như chê cái lồng đó bé. Thính Xuân và Thịnh Hạ theo ta đi gặp thái hậu là được."
Ba người nghe lệnh, Lâm Phi Lộc liền cùng hai người bạn đồng hành ra cửa.
Điện Trọng Hoa ở vị trí ngoài bìa, đi qua bên đó cũng phải mất nửa canh giờ, trên đường đi Lâm Phi Lộc hỏi thăm tình hình của thái hậu. Tuy hai người Xuân Hạ nhập cung sớm nhưng cũng chỉ mới hơn hai mươi tuổi, chuyện những năm trước đó không tự mình trải qua, đều chỉ nghe tin đồn kể lại.
Thập Hạ nhỏ giọng nói: "Vì mỹ nhân của tiên hoàng vô cùng đông đảo, thái hậu nương nương dù là một trong bốn phi, nhưng cũng không được sủng ái mấy. Sau này bệ hạ bị tiên hoàng chọn làm con tin gửi đến Đại Lâm, thái hậu nương nương càng không giao tiếp với bên ngoài chỉ ở trong cung. Bọn nô tỳ từ khi tiến cung chưa từng nhìn thấy thái hậu ra ngoài. Đến tận mấy năm trước bệ hạ trở về nước, nương nương mới lộ diện."
Thính Xuân tiếp lời: "Nhưng quan hệ của nương nương và bệ hạ không tính là quá thân thiết, bệ hạ rất ít khi đến điện Trọng Hoa, đối với chuyện thái hậu nương nương tuyển chọn mỹ nhân tiến cung bệ hạ cũng không quan tâm. Có một lần, bệ hạ ra lệnh đánh gậy chết một vị mỹ nhân, mà vị mỹ nhân đó là người quý nữ trong dòng tộc của thái hậu tuyển vào cung, tính ra còn là biểu muội của bệ hạ."
Lâm Phi Lộc hoàn toàn không biết còn có những việc này, hơi kinh ngạc: Đánh gậy đến chết? Vì sao?
Thập Hạ nhìn xung quanh một vòng mới nhỏ giọng nói: "Mỹ nhân kia hối lộ cung nhân của ngự thiện phòng, hạ thuốc vào đồ ăn của bệ hạ, muốn nhân cơ hội..."
Thập Hạ còn chưa nói hết câu, nhưng Lâm Phi Lộc đã hiểu là có ý gì. Không khỏi sợ hãi cảm thán một câu, mỹ nhân này vì muốn bò được lên long sàng chuyện gì cũng dám làm.
Thính Xuân nghe mà nhớ lại chuyện đó vẫn thấy sợ, giọng nói run rẩy: "Lần đó rất nhiều người trong cung phải chết, chỉ cần là có liên quan đến chuyện này toàn bộ đều được ban chết, vị phụ thân của mỹ nhân kia cũng bị trục xuất ra khỏi thành Lâm, ngay cả đại phu ở dân gian bán thuốc cho vị mỹ nhân đó cũng không thoát chết."
Mỹ nhân này xuất thân từ Dung gia, là chất nữ của thái hậu, việc lớn mật như thế chỉ sợ là có sự cho phép của thái hậu mới dám làm. Với khả năng của Tống Kinh Lan, chuyện cũng không khó đoán.
Bầu không khí của các cung nhân trong cung rất là nghiêm trọng không phải là không có nguyên nhân, những cung nhân này là vì lần giết chóc đó của Tống Kinh Lan mà đều kinh sợ ghi nhớ trong lòng.
Thính Xuân tiếp tục nói: "Sau khi vị mỹ nhân đó chết, thái hậu liền đi tìm bệ hạ đòi câu trả lời chính đáng. Kết quả là bệ hạ nói..."
Nàng dừng một chút, tự dưng không dám nói tiếp.
Thập Hạ mấp máy môi, dưới ánh mắt truy vấn của Lâm Phi Lộc lấy dũng khí nói tiếp lời Thính Xuân: "Lúc ấy bệ hạ nói, nếu như mẫu hậu đã thích vị mỹ nhân này như vậy, hay là... Đi theo nàng ta đi..."
Chẳng lẽ còn trông cậy vào một người giết cha, giết huynh trưởng có được bao nhiêu tình thân của hoàng gia?
Sau lần đó, thái hậu chưa từng qua điện Lâm An một lần nào nữa.
Mấy năm nay hai mẹ con không xảy ra chuyện gì, một phần cũng là bởi vì nể mặt của quốc cữu. Thật ra Tống Kinh Lan đối với thái hậu coi như cũng không tệ. Tất cả chi phí chi tiêu chưa bao giờ giảm, bà nói trong cung tĩnh mịch muốn tuyển mấy mỹ nhân tiến cung bầu bạn với bà, Tống Kinh Lan cũng không ngăn cản, chỉ cần những mỹ nhân kia không lắc lư qua lại trước mắt hắn, hắn sẽ không tuỳ tiện giết người.
Lâm Phi Lộc vừa đi vừa nghe bọn họ kể lại chuyện xưa, cô cũng đã dần dần có được những ấn tượng nhất định về vị thái hậu chưa từng gặp mặt này.
Tống Kính Lan còn nhỏ đã phải rời xa đất nước, lúc đặt chân lên đất Đại Lâm hắn mới có bảy tuổi. Tống Kinh Lan có thể nhanh chóng tìm cách sinh tồn ở đất nước của kẻ địch, điều này có thể thấy được trước đó ở Tống quốc hắn sống cũng không thuận buồm xuôi gió gì. Vì hoàn cảnh sống khắc nghiệt mới có thể tôi luyện nên tính tình bình tĩnh luôn đề phòng khắp nơi như vậy, trong khoảng thời gian ngắn có thể thích nghi với hoàn cảnh nguy hiểm mới.
Những năm đổ lại đây, mấy đời Hoàng hậu đều xuất thân từ dòng dõi Dung gia, Dung gia ở Đại Tống có căn cơ rất sâu, nhưng sau đó bị Hoàng đế chèn ép, dần dần tuột dốc. Đến khi tiên hoàng kế vị, ham mê sắc đẹp, cuối cùng lò rèn mỹ nhân Dung gia mới tìm được cơ hội phục sủng, đưa Dung Hà xinh đẹp tuyệt trần vào cung.
Dung Hà gánh vác sự kỳ vọng của toàn bộ gia tộc, từng bước ngồi lên vị trí phi vị, sau khi sinh hạ hoàng tử, tất nhiên cũng mang sự kỳ vọng này đặt lên vai con trai mình. Nàng trông mong con trai thành tài, trông mong nó ở trong đám hoàng tử sẽ là người nổi bật nhất, trông mong nó có thể được Hoàng đế ưu ái.
Chắc hẳn từ khi còn nhỏ Tống Kinh Lan đã bị truyền bá tư tưởng tranh quyền đoạt vị vào trong đầu.
Lâm Phi Lộc nhớ trước đây rất lâu rồi, cô cùng chàng ngồi dưới mái hiên ăn kem, chàng điềm nhiên như không có chuyện gì kể về người nhà của chàng.
Khi đó chàng cười nói, chàng là bị bốc thăm trúng nên mới bị đưa đến Đại Lâm, trong tất cả những người thân của chàng chỉ có một mình cậu của chàng là Dung Hành thật sự lo lắng cho an nguy của chàng, những người còn lại trong đó có cả mẫu thân của chàng, điều mà họ lo lắng chỉ là mất đi cơ hội phục sủng.
Bảy tuổi rời nhà, trưởng thành mới trở về, chàng có bao nhiêu tình cảm với vị mẫu thân này, chỉ cần nghĩ một cái là có thể biết được.
Bây giờ Tống Kinh Lan được như ý nguyện ngồi lên hoàng vị, thái hậu cũng đã có được thứ bà hằng mong muốn. Chỉ là không biết trong lúc bà ở một mình trong cung không có con cái ở bên cạnh bầu bạn, bà có từng cảm thấy hối hận không.
Lúc Lâm Phi Lộc đến điện Trọng Hoa, mặt trời mới ló rạng qua những đám mây.
Phong cảnh xung quanh đây tuy không lộng lẫy, tráng lệ như chính điện nhưng cũng toát lên vẻ tao nhã, tiểu thái giám đi truyền lời dẫn ba người đi vào điện Trọng Hoa, sau khi đi qua mái vòng tiểu thái giám nói với hai người Xuân Hạ sau lưng Lâm Phi Lộc: "Thái hậu nương nương có ý chỉ chỉ truyền Vĩnh An công chúa, hai vị đợi ở ngoài này đi."
Vẻ mặt hai người có thể thấy rõ được là đang lo lắng, Lâm Phi Lộc nháy mắt với hai người bọn họ tỏ ý yên tâm đi, sau đó đi theo thái giám vào bên trong.
Vừa đi vào Lâm Phi Lộc đã ngửi thấy mùi hoa lan thoang thoảng trong không khí, khi đi qua rèm ngọc cô liền nhìn thấy một phụ nhân dung mạo xinh đẹp đang ngồi trên giường thêu hoa. Mặc dù trên khuôn mặt bà có dấu vết do năm tháng để lại nhưng do được bảo dưỡng tốt cộng thêm tâm tình luôn vui vẻ, nên dung mạo được bảo dưỡng rất tốt, có thể thấy được khi còn trẻ bà đẹp đến nhường nào.
Lâm Phi Lộc vừa nhìn thấy bà liền biết vì sao Tiểu Khả Ái có vẻ ngoài đẹp trai đến như vậy.
Gen mỹ nhân của Dung gia này trội thật đấy.
Cô hành lễ theo đúng quy củ: "Tiểu Lộc bái kiến thái hậu nương nương."
Giọng nói mềm mại ngọt ngào, nghe vào tai lại cảm thấy chủ nhân của giọng nói này vô cùng ngoan ngoãn, thái hậu dừng lại động tác trên tay, lạnh nhạt nói: "Đứng lên đi."
Thiếu nữ hành lễ bên dưới đứng dậy, khẽ ngẩng đầu nhìn thoáng qua người ngồi bên trên.
Thái hậu cũng nhìn cô, bà thấy một khuôn mặt vô cùng đẹp, mắt ngọc mày ngài, đôi mặt long lanh như chứa nước, cả người đều toát lên khí chất sắc đẹp thay cơm, lúc nhếch môi cười hai bên má còn ẩn ẩn hiện hiện hai cái má lúm đồng tiền nhàn nhạt. Hoàn toàn trái ngược với hình tượng hồ ly hay quyến rũ các quân vương trong trí tưởng tượng của bà.
Tiểu cô nương len lén đánh giá bà, trong đôi mắt trong veo còn có một chút hiếu kỳ lại có một chút khẩn trương.
Thái hậu bốn cho rằng công chúa này mới đến đã được phong hậu, lại có tình cảm lớn lên từ nhỏ với Tống Kinh Lan nên sẽ ỷ sủng mà kiêu. Bà vốn định đè ép khí thế của con bé xuống nhưng công chúa này lại khéo léo hiểu lòng người như vậy, ngược lại khiến bà không thể bắt bẻ cái gì, liền phân phó cung nhân bên cạnh: "Ban thưởng ghế ngồi."
Lâm Phi Lộc ngoan ngoãn ngồi xuống, không nhìn lung tung cũng không nhúc nhích, cứ ngồi như vậy một lúc, đột nhiên nghe thấy Thái hậu hỏi cô: Nghe nói con và bệ hạ đã quen biết từ rất nhiều năm về trước?"
Lúc này Lâm Phi Lộc mới ngẩng đầu, hơi mím môi trả lời: "Vâng từ khi còn bé con đã quen biết bệ hạ rồi ạ."
Thái hậu hỏi: "Quen biết nhau như thế nào?"
Lâm Phi Lộc nghiêng đầu suy nghĩ, cười híp mắt trả lời: "Khi đó bệ hạ ở Thúy Trúc cư, con thích câu cá nên thường đi câu cá, mà muốn đến nơi câu cá phải đi qua Thúy Trúc cư, cho nên con gặp được bệ hạ. Con mang cá câu được tặng cho bệ hạ hai con từ đó quen biết nhau."
Thái hậu nghe giọng điệu không giấu được nét trẻ con và vẻ đơn thuần trong đó, không khỏi tưởng tượng cảnh sinh hoạt ngày bé của con trai.
Mẹ con cách xa nhiều năm, lúc hắn về nước, bà còn không nhận ra con trai mình.
Lúc Tống Kinh Lan về nước, tiên hoàng bệnh nặng, triều chính hỗn loạn, mấy vị hoàng tử đoạt vị, tình cảnh lúc đó có thể nói là ngàn cân treo sợi tóc bà không có thời gian quan tâm hơn mười năm nay hắn sống như thế nào. Chờ sau khi hắn thuận lợi lên ngôi, bà ngồi lên vị trí thái hậu, lúc này bà mới nhớ đến con trai muốn lại gần con mình hơn, nhưng bà phát hiện khoảng cách giữa bọn họ đã xa cả phương trời.
Thằng bé chưa từng kể về cuộc sống ở Đại Lâm của mình.
Khi còn bé, vì bà quá nghiêm khắc nên thằng bé cũng không thân thiết với bà, bây giờ lại càng thêm lạnh nhạt.
Bà vắng mặt trong khoảng thời gian trưởng thành quan trọng nhất của con trai mình, ngay cả muốn nghe ngóng con mình ở nước người ta như thế nào cũng không làm được.
Mà lúc này, giọng nói lanh lợi và vui vẻ của thiếu nữ trước mặt giống như mực vẽ nội dung lên một cuộn giấy trắng, lấp đầy khoảng trống còn thiếu của bà.
"Ở trước Thúy Trúc cư có một rừng trúc lớn, mỗi khi mùa xuân đến sẽ có măng tươi mới mọc, bệ hạ đi đào măng, con sẽ đi câu cá, sau đó cùng nhau nấu cá măng ăn."
"Con và bệ hạ cùng ngồi dãy bàn đầu tiên của thái học viện, có đôi khi con buồn ngủ quá sẽ ngủ gà ngủ gật trên lớp, bệ hạ sẽ giúp con canh chừng thái phó. Lúc con bị gọi trả lời câu hỏi khó bệ hạ sẽ vụng trộm viết đáp án cho con."
Thái hậu không khỏi cười ra tiếng: "Thái phó nên phạt cả hai người các con luôn."
Cô ngượng ngùng nở nụ cười.
Lâm Phi Lộc nói chuyện liên tục nửa canh giờ, liếm môi một cái, thái hậu mới phản ứng kíp, phân phó nói: "Dâng trà cho công chúa."
Cô khéo léo cười: Đa tạ thái hậu nương nương.
Thái hậu nhìn cô một lúc, chờ cô uống xong trà, mới nở nụ cười, thở dài nói: "Thảo nào Hoàng Nhi thích con."
Mặc dù tiểu công chúa chỉ kể những chuyện thú vị cho bà nghe nhưng thái hậu cũng hiểu được, là một con tin của nước đối địch sao có thể sống thoải mái như vậy được. Trong hoàn cảnh khó khăn không nơi nương tựa như vậy lại có một công chúa ngây thơ ngoan ngoãn cùng bầu bạn, chắc hẳn bình thường công chúa cũng giúp đỡ không ít, cũng là niềm an ủi duy nhất của thằng bé.
Hôm nay bà tuyên vị công chúa này đến chính là muốn nhìn xem nữ tử khiến con trai mình nhiều lần phá lệ là người như thế nào.
Tuy bà biết bản thân không thể can thiệp vào quyết định của Tống Kinh Lan, hơn nữa hắn còn là một Hoàng đế chuyên quyền độc đoán, nói thêm cái gì, chỉ sợ quan hệ giữa hai mẹ con càng thêm lạnh nhạt mà thôi.
Nhưng nếu thật sự là nữ tử hồng nhan họa thủy, bằng bất cứ giá nào bà cũng sẽ liên hợp với Dung Hành, người được Tống Kinh Lan tính nhiệm nhất, tìm biện pháp phế Hoàng hậu này đi.
Nhưng lúc này trước mắt bà rõ ràng chỉ là một tiểu cô nương ngây thơ ngoan ngoãn, từ nhỏ chưa từng chịu khổ, cả đời thuận buồm xuôi gió, tâm tư vừa đơn thuần cũng rất đơn giản, cho dù lập con bé làm Hoàng hậu, cũng không lo lắng con bé làm ra chuyện gì ghê gớm.
Thái hậu cuối cùng cũng thả lỏng được một hơi, lúc lấy lại tinh thần đã thấy thiếu nữ đang cầm chén trà nhìn chăm chú vào cái khăn tay đang thêu dở trên bàn của mình.
Bà hỏi: Con đang nhìn cái gì thế?
Lâm Phi Lộc mím môi, mềm giọng nói: Thái hậu nương nương đóa hoa lan kiếm tàu này người thêu thật đẹp.
Thái hậu thích hoa lan, trong điện không những dùng hương hoa lan để xông phòng, đến cả những cái rèm buông xung quanh đều có thêu hình hoa lan.
Cái này cũng thật trùng hợp, năm đó Huệ phi rất thích hoa lan, thời điểm đó Lâm Phi Lộc và Lâm Niệm Tri thường quấn lấy nhau, cô cũng nhận biết được tất cả các loại hoa lan, còn mang vài loại về trồng trong vườn hoa của mình. Giờ nhìn một cái liền nhận ra đây là lan liếm tàu.
Thái hậu nghe thấy cô nói vậy, bà ngạc nhiên cười một tiếng: Không ngờ con cũng biết hoa lan kiếm tàu đấy.
Cô có chút kiêu ngạo ngẩng cái đầu, gật gù đắc chí chỉ vào những cái rèm bên cạnh nói: Con còn biết trên đó là huệ lan, cái kia là kiến lan, bộ y phục thái hậu nương nương đang mặc là thêu hàn lan.
Thái hậu nương nương bị dáng vẻ đắc ý của tiểu cô nương chọc cười, bà cười hỏi: Sao con biết được những loại hoa lan này.
Ý cười trong mắt cô rất rõ ràng: Bởi vì mẫu phi của con cũng rất thích hoa lan, trước kia ở trong điện của con, trồng rất nhiều hoa lan.
Thái hậu cười cười, cầm khăn tay chưa thêu xong ở trên bàn lên, tiếp tục thêu nốt mấy mũi còn lại, sau khi thêu xong rút kim ra, trên khăn lụa trắng có một bông hoa lan kiếm tàu vô cùng sống động, bà vẫy tay với Lâm Phi Lộc: Lại đây.
Lâm Phi Lộc ngoan ngoãn đi qua, thái hậu đưa cho cô khăn tay bà mới thêu xong: Con đã thích như vậy, ai gia cho con đó.
Cô vui vẻ nhận lấy khăn tay, ngón tay khẽ vuốt lên đá hoa lan kiếm tàu khi, một lúc sau mới ngẩng đầu lên nói: Tiểu Lộc rất thích, đa tạ thái hậu nương nương.
Giọng nói lanh lảnh như chim hót ban đầu của cô bây giờ lại có chút buồn bã, thái hậu ngẩng đầu nhìn cô, phát hiện vành mắt tiểu cô nương đỏ ửng, không khỏi thả mềm giọng: Sao thế?
Thiếu nữ mím môi, khóe miệng hơi xụ xuống, giống như đang cố nén nước mắt, một lúc lâu sau mới khẽ vuốt tay khăn tay nghẹn ngào nhỏ giọng nói: Con nhớ mẫu thân.
Thái hậu sững sờ, nghĩ đến con trai mình thờ ơ với chính mình, cảm giác buồn rầu dâng lên, bà cầm lấy tay thiếu nữ kéo cô ngồi xuống bên cạnh mình, buồn bã nói: Con ngoan, con thành hôn cùng với Hoàng Nhi, sau này ai gia chính là mẹ của con.