Lọc Truyện
Từ ngày 12/7/2024: Metruyenhot sẽ chuyển sang dùng tên miền metruyenhotmoi.com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ chúng mình và nhớ tên miền mới này nhé!

Ta Sống Lại Sau Khi Ở Góa

Chủ trương đầu tiên của Hà Thanh Hiền là diệt hết phiên vương bóc lột dân chúng và quan lại tham ô.

Thế nhưng, việc này nói thì dễ, thực hiện lại khó hơn lên trời. Nguyên Hựu Đế hoàn toàn không cần xem xét đã lập tức phủ định ngay.

Chủ trương thứ hai của Hà Thanh Hiền là áp dụng hạn mức miễn thuế đối với những họ hàng của các phiên vương trước đây được miễn thuế toàn bộ thì nay phải nộp thuế như bình thường với phần thu nhập ngoài hạn mức; với những quan lại, thân sĩ trước đây được giảm khá nhiều thuế thì nay sẽ phải hạ hạn mức miễn giảm và đóng nhiều thuế hơn.

Chủ trương thứ hai này dễ thực hiện hơn chủ trương đầu tiên nhưng nếu bỗng dưng ban hành luật này sẽ khiến phiên vương các nơi và quan lại, thân sĩ phản đối dữ dội.

Trần Đình Giám lắc đầu: “Cướp tiền của người ta chẳng khác gì giết phụ mẫu của người ta, Hà Thanh Thiên* nhà ông chỉ có hai bàn tay trắng, gia đình cũng chẳng có mấy của nả nên đương nhiên có thể nói lời này với tâm thế hiên ngang lẫm liệt. Không nói đâu xa, ông thử hỏi bọn Lữ Các lão xem bọn họ có đồng ý bỏ hạn mức được miễn thuế, đóng thêm nhiều thuế hơn như lời ông nói không?”

*Thanh Thiên là biệt danh dành cho những vị quan thanh liêm, chẳng hạn như Bao Thanh Thiên.

Hà Thanh Hiền nhìn ba vị Các lão đứng đằng sau.

Lữ Các lão bị nêu đích danh lập tức toát mồ hôi trán, vừa nâng ống tay áo lên lau mặt vừa xấu hổ nói: “Nhà thần không có mấy ruộng đất nên có thể nộp thuế theo cách của Hà Các lão nhưng chính sách miễn thuế cho quan lại, thân sĩ đã kéo dài hơn nghìn năm nay, học trò khắp nơi hăng hái đọc sách không chỉ vì muốn đóng góp sức mình cho nước nhà mà còn là để làm rạng danh tổ tông, giúp họ hàng được hưởng phúc, nhất là triều vua Thế Tông vừa mới thêm hạn mức miễn thuế cho quan lại và thân sĩ vào luật, nếu giờ lại bất ngờ sửa đổi thì sao có thể khiến số đông đồng tình?”

Thế Tông chính là ông của Hoa Dương và Nguyên Hựu Đế, ông ấy chính là vị vua từng bị Hà Thanh Hiền mắng một trận ngay trước khi băng hà.

Nhắc tới Thế Tông, Hà Thanh Hiền có rất nhiều lời để nói, nếu như không phải ông ấy đang kiềm chế thì ông ấy có thể nói liên tục ba ngày ba đêm không biết mệt: “Ông nhắc tới Thế Tông à, thời vua Thế Tông, gian thần hoành hành, lão nhân gia khi ấy ngoài tu tiên vấn đạo ra có quan tâm gì khác nữa đâu. Toàn bộ sự vụ triều chính được giao hết cho hai cha con Nghiêm gia tham lam tột cùng, Nội các như vậy thì sao có thể giúp Thế Tông đưa ra được quốc sách gì hay? Luật pháp, ông còn biết đến luật pháp sao, nếu như áp dụng theo luật pháp thời Thái Tổ thì cha con Nghiêm gia và quan tham trên đời đều đáng bị chém đầu, đâu đến nỗi để bọn chúng bóc lột dân chúng như hôm nay?”

Lữ Các lão:...

Thích thái hậu: “Hà Các lão, không được bất kính với vua Thế Tông.”

Trán Nguyên Hựu Đế cũng âm thầm chảy một giọt mồ hôi.

Hoa Dương đứng sau rèm cửa nhìn thân hình gầy gò nhưng từ đầu tới cuối luôn sừng sững, hiên ngang như tùng như bách của Hà Thanh Hiền, dường như có thể mường tượng ra cảnh tượng ông ấy từng đứng mắng hoàng gia gia khi xưa.

Lữ Các lão thua trận, Lục Các lão, Thẩm Các lão cúi gằm mặt xuống.

Hà Thanh Hiền lần lượt nhìn hai người họ rồi lại lạnh lùng nhìn chằm chằm Trần Đình Giám một lát, sau đó quay lại nhìn Thích thái hậu và Nguyên Hựu Đế: “Nương nương, Hoàng thượng, thần biết, muốn thực hiện cải cách chế độ thuế như lời thần nói thì nhất định phải vượt qua muôn trùng khó khăn. Tuy nhiên, bản triều đã tồn tại hơn hai trăm năm, phiên vương, quan lại đã dần dần mục nát từ thời đại phồn vinh của vua Thái Tổ, Thành Tổ cho đến ngày nay đã sắp mục ruỗng tới tận xương cốt. Nếu như Hoàng thượng chỉ muốn duy trì sự phồn vinh hiện tại thì chỉ cần thi hành mình tiên pháp của Trần Các lã là đủ nhưng nếu Hoàng thượng muốn cơ đồ tổ tông để lại suốt hơn hai trăm năm kéo dài lâu hơn nữa thì nhất định phải làm theo cách của thần, tiến hành một cuộc đại cải cách.”

Nguyên Hựu Đế im lặng hồi lâu, nhìn về phía Trần Đình Giám: “Tiên sinh thấy thế nào?”

Trần Đình Giám cau mày, tâm trạng nặng nề: “Hà Các lão nói có lý nhưng thực hiện điều ấy rất khó, thần vẫn theo quan điểm chỉ thực hiện tiên pháp.”

Hà Thanh Hiền lập tức quay qua chửi thề với Trần Đình Giám: “Cáo già, ăn trên ngồi trốc mà không chịu làm việc!”

Trần Đình Giám đứng dịch ra hai bước, lạnh lùng liếc nhìn ông ấy một cái nhưng không nói gì, chỉ xin Thích thái hậu, Nguyên Hựu Đế ra quyết định.

Đây là chuyện lớn, không thể quyết định ngay trong một sớm một chiều, Nguyên Hựu Đế bảo năm vị Các lão lui ra ngoài trước, hắn ta và Thái hậu cần phải cân nhắc một cách thận trọng.

Các vị Các lão ra về, để lại hai bản tấu chương, một bản là “Một điều tiên pháp” của Trần Đình Giám “Một cái tiên pháp”, một bản là “họ hàng phiên vương và quan lại, thân sĩ đều phải đóng thuế” của Hà Thanh Hiền.

Hoa Dương bước ra ngoài, chân mềm nhũn.

Hà Thanh Hiền không đáng sợ nhưng khí thế sục sôi khi phân tích của ông ấy khiến Hoa Dương cảm thấy mình chính là tham quan hay hoàng thân quốc thích mà ông ấy nói tới, tóm lại là đối tượng bị ông ấy mắng chửi.

Ba mẹ con nhìn nhau, ai nấy đều chung một cảm nhận.

Sau một hồi im lặng, Nguyên Hựu Đế hỏi: “Mẫu hậu thấy thế nào?”

Thích thái hậu không buồn nhìn bản tấu chương của Hà Thanh Hiền, nói: “Ta tán thành kiến nghị của Trần Các lão, vững vàng là trên hết.”

Tiên đế không dám quá mạo hiểm, mẹ con họ lại càng không đương đầu nổi với mối nguy hiểm này. Nếu như nghe theo lời Hà Thanh Hiền, lỡ như thiên hạ xảy ra loạn lạc, vương triều bị hủy diệt thì bà và nhi tử sẽ trở thành Thái hậu mất nước và vị vua mất nước, bọn họ không dám gánh vác tiếng xấu muôn đời này.

Nguyên Hựu Đế cụp mắt xuống rồi lại nhìn sang tỷ tỷ.

Ánh mắt Thích thái hậu lập tức trở nên sắc bén, bà sắc sàng yêu chiều nữ nhi nhưng nếu như nữ nhi vượt quá giới hạn thì bà đành phải tiếp tục làm một người mẹ nghiêm khắc.

Có vẻ như Hoa Dương không phát hiện ra ánh mắt của mẫu hậu, nàng cầm khăn lau trán, mệt mỏi nói: “Chuyện lớn thế này thì đệ và mẫu hậu quyết định đi, ta không biết gì cả, không muốn dính dáng tới chuyện này.”

Nói xong, Hoa Dương cáo lui trước.

Thích thái hậu đợi nữ nhi đi ra ngoài rồi mới nhắc nhở nhi tử: “Ta biết tỷ đệ các con thân thiết với nhau nhưng sau này không được hỏi ý tỷ tỷ con chuyện quốc sự nữa.”

Ngoài mặt Nguyên Hựu Đế tỏ ra cung kính nhưng đáy mắt lại chôn giấu ý mỉa mai.

Nếu như hậu cung không được can dự vào chuyện triều chính thì hiện tại mẫu hậu đang làm gì vậy?

Ban ngày, ba mẹ con mỗi người mỗi việc, chiều tối lại tụ họp cùng ăn cơm với nhau.

Hoa Dương: “Ngày mai hưu mộc, chắc phò mã sẽ vào cung thỉnh an, đến lúc đó ta sẽ về cùng với chàng.”

Nguyên Hựu Đế: “Tỷ chỉ mới ở đây có mấy ngày thôi mà.”

Hoa Dương: “Ta tự giác rời khỏi cung thì còn có thể được khen là hiểu chuyện, nếu không đi, mẫu hậu sẽ thấy ta phiền phức.”

Thích thái hậu:...

Nguyên Hựu Đế mấp máy môi.

Ngày mai tỷ tỷ phải xuất cung nên sau bữa ăn, Nguyên Hựu Đế mời tỷ tỷ tới Ngự thư phòng trò chuyện, chơi cờ.

Thích thái hậu không có lý do gì để ngăn cản, chỉ kín đáo đánh mắt ra hiệu với nữ nhi.

Hoa Dương hiểu ý, mẫu hậu không muốn nàng bàn chuyện cải cách thuế sáng nay.

Nguyên Hựu Đế vẫn muốn nghe thử ý kiến của tỷ tỷ nên đưa cho nàng xem cả hai bản tấu chương.

Hoa Dương cười nói: “Đệ làm thế này rõ ràng là đã dao động với những gì Hà Các lão nói, nếu không đệ đã quyết định chọn [Một điều tiên pháp] của Trần Các lão giống mẫu hậu rồi.”

Nguyên Hựu Đế nghiêm mặt nói: “Chẳng lẽ tỷ tỷ không cảm thấy lời Hà Các lão nói có lý hơn sao?”

Hắn ta là Hoàng đế, tại sao hắn ta lại phải sống nghèo túng như vậy, tại sao lại phải vơ vét tiền của của bách tính để tăng cường quốc phòng, phòng hộ và cứu nạn thiên tai còn các phiên vương và quan lại, thân sĩ thì ai nấy đều đeo vàng bạc đầy mình?

Hoa Dương cầm bản tấu chương của Hà Thanh Hiền lên.

Bản tấu chương này không có câu nào là thừa thãi. Trước tiên, ông ấy liệt kê các nguy cơ trùng trùng rồi đề xuất hai nội dung cải cách, một là bắt họ hàng phiên vương và quan lại, thân sĩ phải đóng thuế, hai là nhân lần này tiến hành đo đạc trên toàn quốc thì bắt đầu áp dụng chính sách tính các loại thuế dựa trên diện tích đất đai sở hữu*, hủy bỏ việc tính thuế đầu người, thu toàn bộ thuế theo số ruộng sở hữu trên danh nghĩa. Phương pháp này được làm rõ với nhiều quy định chi tiết hơn nhưng tổng kết lại thì dân chúng dưới tầng lớp trung lưu và dân chúng nghèo khổ hầu như không cần phải nộp thuế; số thuế mà dân chúng thuộc tầng lớp trung lưu phải nộp hầu như không thay đổi; các địa chủ tương đối giàu có và đại địa chủ thì phải đóng thêm rất nhiều thuế.

*Phương pháp tính thuế dựa trên diện tích đất đai sở hữu là chính sách mới được áp dụng từ thời vua Khang Hy nhà Thanh, chính sách này chủ trương người nào càng có nhiều ruộng đất thì càng phải đóng nhiều thuế, thay cho chính sách thuế đầu người có nghĩa là nhà nào càng đông người thì càng phải đóng nhiều thuế.

Mà hầu hết các địa chủ trong thiên hạ đều là cường hào quan lại, thân sĩ và họ hàng phiên vương.

Nói cách khác, Hà Thanh Hiền chém hai nhát đao lớn, nhát nào cũng đều chém bớt tiền trong tay các họ hàng phiên vương, quan lại, thân sĩ và cường hào.

[Một điều tiên pháp] của cha chồng cũng sẽ lấy bớt tiền trong tay những người này nhưng so với nhát đao lớn của Hà Thanh Hiền thì cách của cha chồng chẳng khác gì chiếc bồ cào của người nông dân, cào mỗi góc một tí, khiến các đại địa chủ hơi khó chịu một chút nhưng cùng lắm cũng chỉ bị thương ngoài da, không đến mức bị thương sâu tận gân cốt.

Đám họ hàng phiên vương và quan lại, thân sĩ bị thiệt hại nhưng quốc khố sẽ đầy ắp.

Còn nếu để yên cho đám họ hàng phiên vương và quan lại, thân sĩ nhưng triều đình vẫn muốn lấp đầy quốc khố thì buộc phải bóc lột bách tính.

Hai con đường có ưu điểm, nhược điểm rất rõ ràng, tùy xem nhà vua có dám làm hay không mà thôi.

Hoa Dương nghĩ đến chuyện kiếp trước.

Cha chồng chỉ mới vung cào thôi mà sau khi chết đã bị toàn thể quan lại, thân sĩ trong thiên hạ vu hãm thóa mạ, kết cục là cả nhà bị lưu đày.

Lần này, Hà Thanh Hiền vung hai nhát đao lớn như vậy, cả ông ấy và đệ đệ nàng đều sẽ gặp rủi ro lớn.

Hoa Dương nhìn về phía đệ đệ, nói thẳng: “Đây là giang sơn của đệ, rốt cuộc nên đi con đường nào, đệ phải tự quyết định. Tỷ tỷ chỉ biết là, con đường khó khăn nhất kia, cả thiên hạ này chỉ có mình Hà Các lão dám đề xướng, sau này vẫn có thể sẽ có những người như Hà Các lão xuất hiện nhưng người có thể đứng trong Nội các, có thể can gián ngay trước mặt đệ chắc chắn chỉ có mình ông ấy. Một khi Hà Các lão không còn nữa, sau này đệ có muốn có người như vậy để dùng cũng không thể tìm đâu ra được. Còn con cháu của đệ liệu có gặp được ai như Hà Các lão hay Trần Các lão nữa không thì tùy phúc tổ tông phù hộ.”

Tim Nguyên Hựu Đế đập nhanh, ánh mắt ngời sáng như sao trời: “Tỷ tỷ có ý là...”

Hoa Dương lắc đầu, không cho đệ đệ nói ra, nàng hỏi: “Đệ có dám sử dụng cách của Hà Các lão không? Nghĩ kĩ đi rồi hẵng trả lời.”

Nguyên Hựu Đế: “Ta dám!”

Nghé con mới đẻ không sợ cọp, Hoa Dương lại hỏi: “Nếu như sau này có một ngày đệ chùn bước, các thần tử thuộc phe chống đối ép đệ phải giáng tội cho Nội các, đệ có kiên quyết đứng ra làm chỗ dựa cho họ không?”

Nguyên Hựu Đế: “Có!”

Mắt Hoa Dương cay sè.

Trong thoại bản, lúc rung động, tình cảm của chàng thiếu niên lang là thật, lời thề của chàng thiếu niên lang cũng là lời thật lòng nhưng con người thay đổi, suy nghĩ cũng đổi thay, có thể sau này chàng thiếu niên lang sẽ lại đổi ý, cuối cùng chỉ những ai bị hắn ta phụ bạc mới là những người phải chịu khổ.

Hoàng đế trẻ tuổi cũng vậy.

Với chuyện ở kiếp trước, Hoa Dương có một số suy đoán đại khái nhưng lúc đệ đệ trị tội cha chồng, rốt cuộc hắn ta nghĩ gì, Hoa Dương không thể nào biết được đáp án chính xác.

Kiếp này, quyền lựa chọn nằm trong tay đệ đệ và trong tay Nội các.

Hoa Dương: “Muốn thi hành chính sách mới thì vua tôi phải đồng lòng, đệ dám nhưng cũng phải hỏi thử xem Nội các có dám không.”

Hỏi xem Hà Thanh Hiền có dám bị họ hàng phiên vương, quan lại, thân sĩ khắp thiên hạ hận thấu xương, lúc sinh thời có thể sẽ mất mạng bất cứ lúc nào, đến khi chết rồi cũng có nguy cơ bị đào mồ quật xác hay không.

Cũng phải hỏi xem cha chồng có dám đi lại con đường tương tự một lần nữa hay không, lúc còn sống dốc hết tâm huyết nhưng sau khi chết lại bị đệ tử mình yêu quý nhất, ra sức bảo vệ nhất đích thân giáng tội khiến cả gia tộc gặp họa hay không.

...

Hôm sau, Trần Kính Tông vào cung từ sáng sớm.

Hoa Dương cười chào tạm biệt mẫu hậu và đệ đệ, ngồi lên bộ liễn xuất cung rồi ngồi xe ngựa về phủ Trưởng công chúa.

Trần Kính Tông lên xe ngựa, vừa mới ngồi vững, còn chưa kịp nói đùa câu nào, Trưởng công chúa đã chủ động ngồi lên đùi hắn, áp mặt lên lồng ngực của hắn, vòng tay ôm vai hắn.

Trần Kính Tông cúi đầu, trông thấy hàng mi dài của nàng cụp xuống, khuôn mặt trắng trẻo chẳng hiểu sao có phần buồn bã.

“Nàng vẫn chưa ở đủ à?” Trần Kính Tông cố ý hỏi.

Hoa Dương nhắm mắt lại: “Sang năm, triều đình sẽ có đại sự, phụ thân và Hà Các lão đều đưa ra đề nghị cải cách chính sách, bất kể cuối cùng Hoàng đế nghe theo ai thì cả hai đều sẽ bị quan lại, thân sĩ khắp thiên hạ oán hận.”

Nếu chọn nghe cha chồng thì không còn gì phải bàn nữa, nếu chọn nghe Hà Thanh Hiền thì Hà Thanh Hiền cũng là người do cha chồng điều về kinh.

Mà cha chồng trọng dụng Hà Thanh Hiền lại là vì nàng.

Nếu như áp dụng [Một điều tiên pháp] của cha chồng, cộng với bao nhiêu chuyện mà Hoa Dương đã làm trước đây, nàng nghĩ, cho dù sau này cha chồng có mất, phe phản đối luận tội cha chồng thì đệ đệ cũng sẽ không đến mức giáng tội ba đời Trần gia đi lưu vong.

Nhưng nếu sử dụng hai nhát đao lớn của Hà Thanh Hiền thì oán hận tăng lên gần muôn triệu lần, sau này bị đánh trả cũng sẽ tan xương nát thịt.

Hoa Dương không thể không sợ hãi, sợ cải cách thất bại, hai vị Các lão nhà tan cửa nát, Hoàng đế cũng chán nản, suốt đời bị họ hàng phiên vương, quan lại, thân sĩ khắp thiên hạ chèn ép.

Thật kỳ lạ, rõ ràng sợ như thế nhưng nàng vẫn cảm thấy xúc động, vẫn lặng lẽ khuyến khích đệ đệ!

Nàng còn cảm khái đệ đệ còn ít tuổi nên mới muốn thử sức với con đường gian nan kia, nàng sống hai kiếp, đối mặt với những lời hào hùng của Hà Thanh Hiền chẳng phải cũng bị mê hoặc hay sao?

Có lẽ nàng vẫn hơi hận, đời trước cha chồng chỉ dùng cào thôi mà cuối cùng kết cục vẫn thảm hại, nếu như kết cục không thể xoay chuyển thì kiếp này hãy mạnh dạn làm lớn hơn, ít nhất cũng phải bắt đám phiên vương, quan lại, thân sĩ đổ máu, bị thương!

Trần Kính Tông có thể cảm nhận được sự run rẩy khó lòng kìm nén của Trưởng công chúa.

Hắn ôm chặt lấy bả vai nàng: “Hai ông cụ này đều rất bướng bỉnh, bọn họ đã muốn làm rồi thì dù người khác có oán hận, bọn họ cũng sẽ không thay đổi. Bọn họ không sợ thì nàng sợ gì?”

Hoa Dương không biết là mình đang sợ hay là đang hồi hộp nữa, nàng thuận miệng đáp: “Hầu như tất cả những người đề xướng cải cách ở tiền triều đều không ai có kết cục tốt đẹp.”

Trần Kính Tông nói đầy thong dong: “Có một số việc nhất định phải thay đổi, nhất định phải có ai đó làm chuyện đấy. Hà Các lão hiểu, ông cụ nhà ta cũng hiểu, bọn họ chỉ mong không thẹn với lòng, không thẹn với quốc gia.”

Hoa Dương ngẩng đầu lên nhìn hắn, nói: “Nếu phụ thân xảy ra chuyện, có khả năng sẽ liên lụy tới cả Trần gia, bao gồm cả chàng.”

Trần Kính Tông cười: “Ta lấy được nàng là đã không uổng kiếp này rồi. Còn ông cụ thích làm gì thì cứ tùy ông ấy đi. Người nhà ta không ai phạm pháp, không ai làm chuyện ác ôn, cùng lắm thì về nhà làm ruộng, kiểu gì rồi cũng sống được thôi.”

Hoa Dương vẫn muốn nói tiếp, Trần Kính Tông sờ mặt nàng: “Nàng lại càng không cần phải sợ, trong phủ có ba trăm thị vệ khỏe mạnh, cường tráng, không có ta thì cũng vẫn còn người khác vui vẻ với nàng.”

Hoa Dương:...

Trần Kính Tông: “Đương nhiên, hễ ta còn sống ngày nào thì ngày ấy nàng vẫn khỏi cần mơ tới chuyện ấy.”

Hoa Dương nhéo cánh tay hắn.

Trần Kính Tông không đau mà còn cười, dang hai tay ôm nàng, hôn lên trán nàng: “Nàng đừng coi thường hai ông cụ ấy thế, một người nức tiếng thanh liêm khắp thiên hạ, một người uy chấn cả quan trường, mấy năm này tình hình biên cương đang ổn định, đây đúng là thời cơ tốt để bọn họ ra tay.”

Hoa Dương nghĩ đến thái độ độc tài, độc đoán của cha chồng khi thúc đẩy cải cách, nghĩ đến tinh thần nghiêm nghị, không sợ hãi của Hà Thanh Hiền khi nhắc đến hoàng gia gia.

Làm gì có ai là hạng dễ bắt nạt?

Cung Càn Thanh.

Sau khi tỷ tỷ ra về, Nguyên Hựu Đế ngồi đọc sách trong Ngự thư phòng cho tới tận trưa, Thích thái hậu thấy ngày hưu mộc mà nhi tử vẫn cố gắng như vậy thì hết sức vui mừng.

Sau khi ăn trưa xong, Nguyên Hựu Đế nằm trên long sàng nửa canh giờ. Lúc thay y phục, Nguyên Hựu Đế ra lệnh: “Truyền Trần Các lão, Hà Các lão tiến cung.”
Nhấn Mở Bình Luận