Khi viên Đạo Nguyên này dừng lại, Khương Vọng dường như lại nhìn thấy đôi mắt của vị Tu giả tóc trắng gặp thời còn nhỏ.
Hắn mãi mãi quên không nổi, thời khắc hắn bị đẩy xuống nước. Đôi mắt đó dường như nói với hắn...
"Con đường tu hành chính là tranh giành."
[1] Dụng chỉ hữu phất doanh: nghĩa là tác dụng vô cùng vô tận.
"Đạo xung, nhi dụng chỉ hữu phất doanh. Uyên a. Tựa vạn vật chỉ tông. Tỏa kỳ nhuệ, giải kỳ phân, hòa kỳ quang, đồng kỳ trần. Trạm a. Tựa hoặc tôn. Ngô bất tri thùy chỉ tử, tượng đế chỉ tiên. [2]”
[2] Dịch nghĩa (nguồn: Chương 4-Đạo đức kinh - Lão tử): Đạo rỗng không mà dùng không hết. Đạo sâu xa man mắc tựa hồ là tổ tông vạn vật. Làm nhụt sắc bén, tháo gỡ rối rắm, pha trộn ánh sáng, hòa mình cùng bụi rậm. Trong trẻo thay, tựa hồ trường tồn. Ta không biết Đạo con ai, hình như có trước Thượng đế.
Tiếng lão đạo sĩ giảng kinh cực nhẹ nhàng, nhưng lại truyền vào tai những người nghe giảng ở Kinh viện một cách rõ ràng. Khi lão giảng xong từ cuối cùng, lông mày đột nhiên rủ xuống, dường như muốn ngủ ngay đi, hình dáng giống như ngọn đèn trước gió.
Khương Vọng không dám lơ là, cùng các sư huynh cung kính hành lễ rồi mới đứng dậy rời khỏi chỗ.
Đừng nhìn vẻ ngoài tầm thường của lão, nhưng lão lại là Phó viện trưởng của Đạo viện thành Phong Lâm, Tống Kỳ Phương. Nói chuẩn xác hơn, trước Đổng A, lão ta mới là Viện trưởng của Đạo viện thành Phong Lâm, đã ở thành Phong Lâm nhiều thập kỷ. Chỉ là đã quá 80 tuổi, nhưng tu vi chỉ dừng lại ở Thất phẩm cảnh, đã lâu không thể mở ra Thiên Địa Môn. Vì vậy đã sớm mất đi chí cầu tiến, quay đầu nghiên cứu Kinh dịch, một lòng chuyên tâm vào việc truyền đạo và giảng dạy. Vì vậy, rất được yêu mến.
Sau khi Đổng A đến, lão cũng không tranh giành, toàn lực hợp tác, để Đổng A thuận lợi nắm quyền Đạo viện thành Phong Lâm. Đổi lại, Đổng A cũng dành cho lão ta sự tôn trọng cực cao.
Trong thành Phong Lâm, nếu luận đức cao vọng trọng thì không ai có thể vượt qua Tống Kỳ Phương.
Cho đến khi bước ra khỏi cổng Kinh viện, tim Khương Vọng vẫn chưa thể bình tĩnh mà chìm đắm trong một kiểu cảm khái cực lớn.
Đạo là gì? Nhìn không thấy, sờ không thấy, nhưng có mặt khắp nơi, vô cùng vô tận. Làm thế nào để nhận ra nó, hiểu nó và theo đuổi nó? Càng theo đuổi, càng hiểu, càng biết nhiều, ngươi càng cảm thấy mình thật ngu dốt và nhỏ bé.
Chỉ có thể thở dài: Uyên thâm và sâu xa quá!.
Lăng Hà vừa đi vừa niệm, hận không thể nhấm đi nuốt lại. Triệu Nhữ Thành tuy trước giờ không thật sự xem trọng việc học hành nhưng cũng như có đang suy nghĩ gì đó. Chỉ có duy nhất Đỗ Dã Hổ ngáp liên tục như ngủ bù vừa dậy.
Mỗi kỳ nội viện chỉ tuyển 10 học sinh, chỉ tính phương pháp thổ nạp cơ bản thì tiến độ của Đỗ Dã Hổ chỉ sau Khương Vọng - người Đạo mạch ngoại hiển, nên có thể nói là thiên phú của hắn ta vốn hơn người. Nhưng những cái gọi là Đại đạo Kinh điển, hắn ta lại thật sự nghe không vào. Ngược lại, nói đến các môn Đạo pháp hắn ta liền tràn đây năng lượng.
Nội môn mới được tính là Đạo viện thật sự, điều này không sai. Ngày trước khi bọn họ ở Ngoại môn, chỉ được dạy vài bài Võ kỹ đơn giản, cách một khoảng thời gian mới có sư huynh từ Nội môn đến chỉ điểm một phen. Còn sau khi vào Nội môn, năm ngày liền có một Kinh khóa, mười ngày có một Pháp khóa. Cái trước học kinh thư, cái sau học pháp thuật. Tất cả đều do Đạo giả có thâm niên giảng dạy. Ngày thường nếu tu hành có khó khăn gì, bất cứ khi nào cũng đều có thể thỉnh giáo các sư trưởng. Những Võ kỹ mà khi ở Ngoại môn dùng công lao hoán đổi thì đều không hạn chế cho đệ tử nội môn.
Chỉ là đối với đệ tử nội môn mà nói thì không hấp dẫn gì lắm. Không phải là Võ đạo không mạnh, mà là toàn bộ giới tu hành Trang Quốc đều lấy phương pháp tu hành của Đạo môn là chính. Cho dù Đạo viện thành Phong Lâm có thu thập một số Võ kỹ nhưng cũng chỉ là thứ bổ sung của thời kỳ làm đệ tử ngoại môn, đương nhiên chẳng có gì mạnh, thua xa uy lực của Đạo thuật, vì vậy không có mấy người tu luyện.
Lên google tìm kiếm từ khóa metruyenH0tMoi để đọc những truyện ngôn tình, tổng tài nhanh và mới nhất nhé! Bên khác copy sẽ thiếu nội dung chương đó ạ!