Lư thị là thê tử của Lữ Duyên, dù mới hơn ba mươi tuổi nhưng trông còn già hơn cả Tưởng thị.
Bà là đích nữ của Lư gia – một dòng tộc danh giá ở địa phương. Ban đầu bà cũng đem theo rất nhiều của hồi môn khi được gả cho Lữ Duyên, thế nhưng Lữ Duyên quả là một kẻ không đáng tin cậy. Mới thành thân được vài năm mà ông đã chu du khắp nơi, để lại thê tử cùng hai đứa con cho dòng tộc chăm sóc.
Trong nhà thiếu vắng đàn ông, mặc dù dòng tộc không cắt xén cơm ăn áo mặc cho họ, nhưng muốn sống yên ổn thì quả thực không dễ.
Nhất là khi hai người con dần dần trưởng thành, đủ các loại chi tiêu bắt đầu chất đống theo. Bởi vậy, Lư thị đành phải lấy của hồi môn của mình để lo đút lót cũng như có tiền cho các con tiêu xài.
Đến giờ phần còn lại chẳng là bao.
Ngoài sự trợ giúp về tiền bạc từ gia tộc ra, Lữ Duyên cũng hay dựa vào cái danh "Trại Bán Tiên" để lừa được không ít tiền. Nhưng phần lớn tiền bạc của ông đều dùng để bao nuôi kỹ nữ và mấy kẻ gọi là "hồng nhan tri kỷ".
Đây cũng là lý do khiến Lữ Duyên không còn mặt mũi nào để gặp vợ mình trong lần trở lại này.
Hai người con ban đầu rất kính trọng ông, bởi ông dù gì cũng từng là niềm tự hào của dòng tộc, thế rồi sự kính trọng này dần biến thành sự căm ghét.
Những năm gần đây, những lúc họ khổ sở nhất, cần đến ông nhất thì ông lại nhàn nhã hưởng phúc ở nơi khác. Ông chưa bao giờ thể hiện trách nhiệm của một người cha với họ.
Lần này còn thậm tệ hơn, đến một câu chào hỏi cũng không có đã đòi phân nhánh với dòng tộc, khiến họ phải trút bỏ vầng hào quang vinh hiển, đến Ung Đô với ông để kiếm sống.
Khi thấy mấy người họ đến, Vương Tự Bảo liền nhìn thấu được mối quan hệ phức tạp kia. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn phải để lại sau rồi từ từ giải quyết. Nếu có thể giúp đỡ, chắc chắn cô sẽ không khoanh tay đứng nhìn. Nhưng quan trọng nhất vẫn phải là Lữ Duyên dùng hành động để giải quyết những khúc mắc trong lòng họ suốt mấy năm nay.
"Sư phụ, sư nương, hai vị sư huynh, giờ cũng đã muộn, mời mọi người đến ngoại viện sư phụ đã từng ở để cùng nghỉ ngơi. Ngày mai con sẽ mời cơm để chào đón mọi người. Với cả, con cũng có khế đất của một căn nhà ở Ung Đô, giờ đã sang tên cho sư phụ và cũng đã báo lên quan phủ rồi. Khi nào có thời gian thì mọi người đến xem. Nếu còn điều gì cần điều chỉnh, con sẽ sai người thu xếp. Mọi người cứ dùng trước nô bộc ở đó, khi nào sư phụ và sư nương tìm người giới thiệu nô bộc phù hợp thì báo với con một tiếng, con sẽ gọi bọn họ về." Vương Tự Bảo thấy mấy người đi đường mệt nhọc thì quyết định cứ thu xếp ổn thỏa cho họ nghỉ ngơi đã, còn chuyện gì thì để mai nói.
"Thế thì ngại quá." Lư thị nói rồi đỏ mặt.
Vương Tự Bảo vội nói: "Sư nương không cần khách khí, cứ coi đây là quà gặp mặt con dành cho mọi người. Khó khăn hiện nay chỉ là tạm thời, qua vài ngày nữa, con sẽ nhờ hoàng biểu cữu khôi phục chức quan cho sư phụ. Với cả không biết hai vị sư huynh đã có dự định gì cho sau này chưa?"
Lữ Hồng Bác và Lữ Hồng Vĩ nhìn nhau, thật sự không biết nên nói về chuyện của mình như thế nào. Dù gì đây mới là lần đầu gặp mặt vị sư muội này nên hai người có hơi ngượng nghịu.
Lữ Duyên đành phải đỡ lời: "Hai đứa nó tự thấy mấy năm nay cũng học được kha khá ở trường dòng tộc rồi, muốn thử xem có thể thi đỗ cái danh gì không. Ta thì lại thấy chúng nó vẫn chưa thật sự ổn định nên muốn chúng chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Nhưng có lẽ con cũng nhìn ra rồi, mấy năm nay người làm phụ thân là ta chưa hề làm hết trách nhiệm, cho nên chúng không coi lời ta ra gì. Vậy nên ta mới nghĩ, hay là để chúng tham gia thi Hội lần này xem sao? Cũng là để chúng biết sức mình đến đâu."
Lữ Hồng Bác và Lữ Hồng Vĩ hơi đỏ mặt khi nghe thấy mấy lời thẳng thừng kia của Lữ Duyên, không biết nên nói sao với người phụ thân không đáng tin cậy này.
Vấn đề này quả thực đã làm khó Vương Tự Bảo.
Hai người này vừa không có công danh, lại chẳng phải sĩ tử ở Quốc Tử Giám, đừng nói là Vương Tự Bảo, đến Vĩnh Thịnh đế còn chẳng dám tùy tiện xếp người trực tiếp tham gia thi Hội.
Vương Tự Bảo suy nghĩ một lúc rồi đưa ra kiến nghị của mình: "Hay là hai sư huynh làm bài thi năm nay ở ngoài trường thi, sau đó chúng ta sẽ mời đại học sĩ và Thái tử điện hạ đến để nhận xét. Dù gì hai sư huynh cũng không có công danh, lại không phải sĩ tử ở Quốc Tử Giám, cho nên muốn tham gia là rất khó. Giờ điều luật chỉ cần có thế gia đứng ra đảm bảo là có thể tham gia khoa cử khác mấy triều trước rồi."
Lữ Duyên vỗ trán: "Đúng rồi, sao ta lại quên mất chuyện này nhỉ. Được, cứ làm theo ý của con đi."
Vương Tự Bảo lại vội vàng trấn an Lữ Hồng Bác và Lữ Hồng Vĩ: "Hai sư huynh cũng đừng sốt ruột. Dù thế nào thì mình cứ ổn định ở Ung Đô đã, sau đó từ từ nghĩ cách. Nếu thật sự muốn kiểm tra thực lực của mình, thì nếu sau này Quốc Tử Giám có chỗ trống, Hầu phủ sẽ có thể xếp hai người đi thi. Hai người có thể thi từ cấp đồng sinh lên những cấp trêи."
Hai người nghe vậy thì đều gật đầu cảm ơn.
Dù sao bọn họ quanh năm chỉ học ở trong trường dòng tộc, hiểu biết không nhiều về thế giới bên ngoài. Mặc dù kì thi Hội sắp tới, bọn họ rất muốn tham gia để thi đỗ công danh còn nuôi gia đình, nhưng bọn họ cứ mãi đắm chìm trong sự huy hoàng ngàn năm của Lữ gia mà không thoát ra được, không thể thấy rõ thế giới ngoài kia là thế nào.
Hôm sau, Vương Tử Nghĩa mời cha con Lữ Duyên dùng cơm để chào đón họ đến Hầu phủ. Tưởng thị dẫn thêm vài chị em dâu cùng Vương Tự Bảo thiết yến để chiêu đãi Lư thị.
Mặc dù Lư thị không ăn mặc đẹp đẽ như Tưởng thị cùng mấy người kia, nhưng bà lại vô cùng khéo léo. Lại thêm việc bà cũng xuất thân con nhà danh gia vọng tộc nên rất hiểu lễ nghĩa, thậm chí còn có thể thấy bà rất có kinh nghiệm. Hẳn là việc yêu cầu nữ tử phải chú trọng lễ nghĩa này là quy củ đã được truyền lại cả ngàn năm của Lữ gia. Lữ Duyên cũng cực kỳ tỉ mỉ khi dạy Vương Tự Bảo về vấn đề này.
Bữa tiệc này cũng coi như là chủ khách cùng vui.
Tiệc rượu xong xuôi, Tưởng thị cho hai chị em dâu về nghỉ ngơi, còn mình cùng Vương Tự Bảo tán gẫu với Lư thị.
Tưởng thị mở lời hỏi thăm về hôn sự của Lữ Hồng Bác và Lữ Hồng Vĩ. Đây cũng là một trong những chủ đề mà phụ nữ trung niên thảo luận sôi nổi và tích cực nhất khi gặp nhau.
Lư thị cũng không có ý giấu giếm, thoải mái kể hết chuyện con lớn của mình bị từ hôn.
Tưởng thị vội vàng an ủi: "Lữ tiên sinh là người rất có tài, chắc hắn hai vị công tử cũng chẳng kém là bao. Chỉ cần họ chăm chỉ học hành thì lo gì không tìm được cô nương nào tốt. Phu nhân đừng lo, cứ từ từ là được."
Lư thị cũng chỉ biết gật đầu đáp phải.
Tiếp đó Lư thị cũng hỏi thăm Tưởng thị về chuyện của mấy đứa con. Mặc dù bà đã nghe Lữ Duyên kể một ít, nhưng đây là việc xã giao cần phải làm.
Chuyện này Tưởng thị chỉ lo mỗi Tam nhi tử Vương Dụ Tuần của mình. Bà thở dài, nói: "Nó đã hai mươi mốt tuổi rồi mà vẫn chưa ưng người nào. Tính nó cũng lạ, cứ một mực đòi tìm người vừa ý mình mới chịu. Nếu người làm phụ mẫu như chúng ta đây chưa có được sự đồng ý của nó, mù quáng đính hôn cho nó thì không biết nó sẽ làm loạn đến mức nào. Cho nên còn biết làm gì khác ngoài việc kéo dài đâu."
Lư thị vội tiếp lời: "Bất luận là về gia thế hay về học thức và diện mạo, Vương Tứ công tử nhà phu nhân đều cực kỳ xuất chúng, nên chuyện này không cần phải lo lắng. Mà hai đứa con trai của ta chẳng có gì cả, sau này muốn tìm người xứng đôi thì quả thực rất khó." Nếu họ không tách khỏi đại trạch của Lữ gia, lại mượn cái danh của Lữ gia thì còn có thể tìm được tiểu thư danh giá cho hai người con. Nhưng giờ cho dù có muốn tìm nữ tử nhà nghèo cũng không hề dễ.
Tưởng thị nhìn Lư thị đang sầu não, thừa biết có những điều dù có nói ra cũng vô nghĩa, vậy nên chỉ biết khuyên nhủ: "Cứ từ từ. Con cháu tự có phúc của con cháu mà, có những chuyện muốn vội cũng không được."
Sau đó hai người lại im lặng không nói gì.
Vương Tự Bảo thấy không khí có vẻ tẻ ngắt thì không kìm được mà hỏi: "Sư nương, cho con hỏi một câu không nên hỏi, người có từng oán trách sư phụ chưa?"
Lư thị thoáng sửng sốt, thật sự không biết nên trả lời ra sao.
Không oán giận ư? Tất nhiên là có oán giận.
Hồi ấy có rất nhiều người muốn cầu hôn bà, nhưng kể từ khi nhìn thấy Lữ Duyên, bà chỉ mong muốn được gả cho Lữ Duyên mà thôi. Bởi vậy nên bà đã từ chối tất cả những người đến cầu hôn mình. Truy๖enDKM.com
Khi Lữ gia tìm bà mối đến cầu hôn bà thay Lữ Duyên, trong lòng bà không khỏi sung sướиɠ. Bà chẳng hề chần chừ mà lập tức gật đầu đồng ý.
Hồi mới thành thân, hai người cũng từng rất thắm thiết bên nhau. Nhưng chẳng bao lâu sau, Lữ Duyên lại ngựa quen đường cũ. Ở nhà lúc nào cũng quanh quẩn bên tiểu thϊế͙p͙, ra ngoài còn bao nuôi kỹ nữ, chơi gái, nghe nói còn có rất nhiều "hồng nhan tri kỷ".
Triều đại này vốn luôn trọng đích khinh thứ, nhưng Lữ gia lại một mình một kiểu, cứ giữ mãi phong cách từ bao đời. Lư thị bất lực, chỉ biết buông xuôi.
Qua vài năm, bà lần lượt sinh hạ được hai người con trai. Bà vốn còn mong mỏi Lữ Duyên có thể tự mình dạy dỗ hai đứa con này, biến chúng thành những người tài giỏi như ông, nhưng nào ngờ, ông còn bỏ mặc ba mẹ con bà để ra ngoài ngao du.
Ông để mặc ba mẹ con bà bơ vơ không nơi nương tựa ở đại trạch của Lữ gia.
Cũng có lúc Lư thị tự hỏi, rốt cuộc mình có phu quân hay không?
Có vẻ là có.
Cho tới năm ngoái, bà mới nghe nói phu quân của mình đã ổn định ở Ung Đô. Bà cứ ngỡ mình cùng hai con sắp được đến Ung Đô để đoàn tụ với ông, đâu ngờ dòng tộc không tin tưởng mẹ con bà, một mực muốn để gia đình của tiểu thúc đến đó trước để giúp xã giao.
Thế này có phải là đang khinh thường Lư gia thấp kém không?
Được thôi, trong mắt của Lữ gia, chỉ có những dòng tộc như Thôi, Tào và Tạ mới được coi là danh giá.
Mấy năm nay, người quản chuyện trong phủ không phải dâu trưởng là bà, mà lại là em dâu thứ hai Tào thị. Điều này đã khiến bà quá rõ rồi.
Vậy thì bà lại cùng con mình chờ đợi thôi.
Nhưng chờ hoài chờ mãi, cuối cùng lại nhận được tin phu quân cắt đứt quan hệ với dòng tộc.
Cứ thế, phu phụ bọn họ phải đưa hai đứa con rời khỏi Lữ gia mà không có một xu tiền.
Vì Lữ Duyên quanh năm không về nên những tiểu thϊế͙p͙ và tì nữ thông phòng của ông đều đã đến với người khác từ lâu. Lần này ông đã phân rõ ranh giới với họ, nên họ không đi theo.
Nghĩ tới đây, Lư thị cười khổ rồi hờ hững nói: "Có oán giận."
Bạn đang đọc truyện tại Thích Truyện 247