Là bên đồng tình, khi biết sự việc này, rất nhiều dân chúng đã đến Đại Lý Tự xin lệnh, yêu cầu thả người con trai ấy ra.
Cuối cùng việc này đã kéo dài nửa năm nay.
Vương Tự Bảo cẩn thận đọc đề thi, phát hiện: Trong cả vụ án này, có một việc mà không ai bàn luận đến là việc đứa con này giết chết mẹ kế của mình thì định tội thế nào.
Từ trước đến nay Vương Tự Bảo vẫn có quan điểm riêng về việc bất hiếu. Người ta bảo "phụ từ tử hiếu", nếu như cha mẹ yêu thương con cái, con cái bất hiếu bị trừng phạt là đạo lý hiển nhiên.
Nhưng nếu như cha mẹ không tốt thì sao? Nếu vẫn khăng khăng không cho phép con cái mình làm ngược lại nguyện vọng của họ, làm vậy chính là đang hãm hại mình. Đặc biệt là trong trường hợp này, nếu như cha mẹ phạm sai lầm, lẽ nào là một người con chỉ có thể giương mắt nhìn họ phạm sai lầm mà không thể báo quan, thậm chí còn cùng họ thông đồng làm bậy sao?
Từ xưa đến nay có bao nhiêu bà mẹ chồng độc ác chỉ dựa vào điểm này để chèn ép con dâu cả đời.
Đây không phải vấn đề mà người có tư tưởng hiện đại như Vương Tự Bảo nhờ vào sức lực cá nhân có thể giải quyết. Đây là vấn đề của thời đại, cũng là vấn đề của xã hội. Cô đúng là một cô gái xuyên không về, nhưng loại tư tưởng thâm căn cố đế này sẽ không vì sự xuất hiện của cô mà thay đổi. Cho dù cô có khuấy động, tạo ra hiệu ứng cánh bướm*, thì cuối cũng vẫn phải quay về trong quỹ đạo lịch sử của nó.
(*) Hiệu ứng cánh bướm là một học thuyết nói về mối liên hệ biện chứng của tư tưởng triết học duy vật: vũ trụ là một thể thống nhất. Người ta cho rằng những điều nhỏ bé khởi nguồn cho những điều vĩ đại, những hành động nhỏ nhất cũng có thể gây ra những hậu quả lớn nhất.
Tuy rằng Vương Tự Bảo đã có đáp án cho đề bài trêи, nhưng lòng vẫn nặng trĩu.
Lâm Khê thấy được sự thay đổi trêи mặt Vương Tự Bảo, không nói gì, chỉ vươn tay nắm chặt lấy bàn tay nhỏ bé của cô.
Nhờ sự vỗ về của cậu bé, tâm trạng Vương Tự Bảo tốt dần lên. Quay đầu hướng về phía Lâm Khê, cô cười hỏi: "Đáp án của huynh là như thế nào?"
Lâm Khê múa bút viết lên giấy: "Nên phán tội bất hiếu, nhưng nghĩ đến tình cảnh đáng thương có thể đưa ra hình phạt nhẹ hơn."
Theo luật pháp Đại Ung, hình phạt nhẹ nhất của tội bất hiếu cũng chỉ là xóa tên trong gia tộc, đánh một trăm gậy và lưu đày sung quân.
Nghe có vẻ hình phạt này nhẹ hơn cực hình kia rất nhiều, nhưng đó chỉ là nói.
Người bình thường chịu không được bao nhiêu gậy, huống hồ đây là cả một trăm gậy. Nếu như may mắn chịu được thì cũng sống không bằng chết.
Vương Tự Bảo gật nhẹ, cầm bút bắt đầu viết đáp án của mình lên giấy.
Lúc Vương Tự Bảo đang trả lời câu thứ hai, cũng là lúc Vĩnh Thịnh đế mở giấy xem đáp án câu một của cô bé.
Mở giấy thi ra Vĩnh Thịnh đế lại bị chọc cười. Nếu có mặt đứa bé này, chuyện gì cũng có thể trở nên cực kỳ thú vị.
"Vương ái khanh, ngươi nhìn đáp án mà đứa con gái nhỏ nhà ngươi dùng mất hơn nửa canh giờ đưa cho trẫm đi." Vĩnh Thịnh đế nói xong, nghĩ đến đáp án của Vương Tự Bảo lại bật cười, lắc đầu nói.
Khi mở giấy thi ra xem đáp án, Vương Tử Nghĩa kiên định nói: "Không thể nào."
Vĩnh Thịnh đế nghe lời này, lông mày nhướng lên, cái gì không thể nào? Không phải là chữ của Vương Tự Bảo? Không tính trước đây, chỉ riêng ngày hôm nay thôi, ngài đã thấy nét chữ này mấy lần rồi.
Vương Tử Nghĩa vừa thấy biểu cảm của Vĩnh Thịnh đế liền biết ngài hiểu nhầm ý ông, vội vàng giải thích: "Ý của vi thần là, Bảo Muội không thể dùng thời gian dài như vậy để trả lời câu hỏi này được."
Vĩnh Thịnh đế chăm chú nhìn tên thái giám trao giấy thi cho ngài.
Tên tiểu thái giám kia vội vàng tiến đến bẩm báo: "Bẩm Hoàng thượng! Lúc nô tài và sư phụ đến Ung Từ Cung, Bảo Quận chúa đang ngủ trưa, sư phụ nô tài thấy Bảo Quận chúa vất vả cả buổi sáng, nên để Bảo Quận chúa ngủ thêm một chút. Cho nên sư phụ của nô tài đợi đến khi Bảo Quận chúa ngủ dậy mới để Bảo Quận chúa giải đề. Bảo Quận chúa vừa xem xong đề đã lập tức đưa ra đáp án."
Tiểu thái giám này là đồ đệ của Đức Thọ, trong lòng cũng cực kỳ cảm kϊƈɦ Vương Tự Bảo. Nếu không phải Vương Tự Bảo đang ngủ trưa, bọn họ sẽ không được ăn được bữa cơm nóng hổi ấy.
Làm rất tốt, để người khác không làm phiền giấc ngủ của chủ tử nhà mình liền mang đồ ăn ngon ra chiêu đãi bọn họ.
Vĩnh Thịnh đế bĩu môi thầm nghĩ: quả nhiên không ai hiểu con bằng phụ thân.
Nhưng Vĩnh Thịnh đế vẫn không chịu buông tha, ngài cầm bút chu sa lên, viết lại câu số một.
Dặn dò: "Nói Bảo Quận chúa trả lời câu này lại cho tốt".
"Dạ" Tiểu thái giám vội vàng nhận lệnh đi về phía Ung Từ Cung.
Vương Tử Nghĩa mở lời bảo vệ con gái mình: "Thần cảm thấy đáp án của Bảo Muội rất chính xác".
"Chính xác? Cái gì gọi là ‘bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chính’?* Lẽ nào đây chính là đáp án chính xác mà ngươi nói?" Vĩnh Thịnh đế không hài lòng nói.
(*) Khổng Tử nói: không ở chức vị nào thì không mưu tính việc của chức vị đó.
Thật ra Vương Tự Bảo vốn chỉ định viết hai chữ: "Đã xem". Nhưng cô sợ bị Vĩnh Thịnh đế đánh nên mới viết thêm mấy chữ.
Vương Tử Nghĩa biện minh: "Kỳ thi lần này tổng cộng có mười hai câu, mỗi người chỉ cần chọn một hai câu trả lời là được. Bảo Muội nhà ta trả lời thế này không sai chút nào nha."
"Người khác có thể trả lời một hai câu, nhưng nha đầu này là do ngươi dạy, trẫm phải bắt con bé trả lời hết mới được. Nếu trả lời thiếu lão Tam nhà ngươi, trẫm cũng sẽ không cho hắn làm Trạng nguyên". Vĩnh Thịnh đế tức giận nói.
Vương Tử Nghĩa nhàn nhã uống một ngụm trà, thong thả nói: "Vậy vi thần sẽ bảo Tuân ca nhi học theo Bảo Muội, câu nào không biết hoặc không muốn trả lời thì chỉ viết một hai câu là được. Như vậy cũng tính là trả lời hết rồi."
Ừm, trà Vân Vụ này có mùi vị không tệ, sau này phải nói Bảo Muội đến chỗ Hoàng biểu cữu của con bé xin cho ông một ít.
Giờ Vĩnh Thịnh đế đã biết Vương Tự Bảo giống ai rồi.
Cô bé có lúc nói hươu nói vượn, giống hệt với người phụ thân chết bầm này của mình. Nhưng những lời Vương Tự Bảo nói ra ngài nghe thế nào cũng thấy rất lọt tai, sao từ miệng phụ thân cô bé nghe lại bực mình thế.
Ở Ung Từ Cung, Vương Tự Bảo vừa viết vừa thảo luận với Lâm Khê: "Lâm Khê, huynh nói xem tiểu tử này sao lại não tàn đến vậy?" Tội bất hiếu đã là tội lớn không thể thay đổi, sao tên tiểu tử này không động não nghĩ cách để tránh tội cơ chứ?
"Đúng thật là không thông minh lắm." Nếu là cậu, hoặc là âm thầm giết chết ông ta, không để lại hậu hoạn cho mình. Hoặc là nghĩ cách loại bỏ hoàn toàn quan hệ cha con với người này, sau đó mới đi kiện. Hãy vào đây để đọc truyện nhanh hơn!
"Lâm Khê, huynh phải biết rằng, luật pháp của một triều đại quan trọng thế nào? Có thể nói là căn bản của một nước. Bởi vậy, một khi lập ra pháp luật bắt buộc phải làm được mấy chữ ‘có luật để tuân theo, có luật phải tuân theo, phạm luật phải truy cứu’. Cần biết rằng con người tạo ra luật pháp chứ không phải thần tiên, bọn họ khó tránh khỏi có những vấn đề suy nghĩ chưa chu toàn. Hoặc là cùng với sự thay đổi của thời đại và xã hội, khó tránh việc xuất hiện những vi phạm mới. Cho nên, luật pháp cần phải phát triển theo thời đại, hòa nhập với thời đại. Do vậy, mọi người không nên giữ nguyên không thay đổi luật pháp ban hành lúc đầu, ít nhất cách vài năm nên sửa đổi lại những điểm không hợp lý, đừng sợ phiền toái. Bởi vì rất có thể tính không hoàn thiện và không hợp lý của pháp luật sẽ dẫn đến việc người chấp hành luật pháp không thể căn cứ vào các điều khoản, khó khăn trong việc chấp hành pháp luật, thậm chí có thể dẫn đến người vô tội bị chết thảm. Còn có khả năng trong luật pháp vẫn còn tồn tại lỗ hổng, từ đó sẽ có nhiều kẻ xấu ung dung ngoài vòng pháp luật." Vương Tự Bảo nhân cơ hội này nói ra những điều mình biết với Lâm Khê.
Lâm Khê suy xét lời Vương Tự Bảo, cuối cùng hiểu rõ gật đầu.
"Có luật để tuân theo, có luật phải tuân theo, phạm luật phải truy cứu" mấy chữ này đánh mạnh vào lòng cậu bé.
Lâm Khê biết Vương Tự Bảo thông minh, nhưng không ngờ từ vụ án đơn giản thế này, cô nàng lại có thể tổng kết ra những việc mà nhiều người khác không thể nghĩ tới.
Có câu nói rằng "tình thâm bất thọ, tuệ cực tất thương"*, vậy nên có lúc cậu hi vọng vị tiểu hôn thê nhà mình ngốc nghếch một tý, hồ đồ một tý.
(*) Người quá thông minh ắt sẽ tự hại mình, người có tình cảm sâu nặng thì không sống thọ được
Vương Tự Bảo không hề biết sự lo lắng của Lâm Khê, khi đáp án câu thứ hai được mang đi, cô vốn tưởng sẽ nhìn thấy câu thứ ba, nhưng không ngờ lại thấy lại câu thứ nhất.
Ý chính là không cho cô lựa chọn, bắt buộc phải trả lời.
Hoàng biểu cữu, có phải ngài cho rằng mình có tiền nên có thể tùy hứng?
Nhưng mà làm Hoàng đế đúng thật là có thể tùy hứng.
Vương Tự Bảo không biết nhiều về cải cách lại trị, Vương Tử Nghĩa và Lữ Duyên đúng thật là có dạy cho cô một ít. Nhưng cô đâu có muốn làm nữ hoàng gì, chỉ cần Lâm Khê học giỏi là được. Vì thế những cái này cô không để ý tới.
Nhưng theo lịch sử mà cô biết từ trước và học được ở đây, cô biết rằng, xưa nay cải cách thành công thường đi kèm với gió tanh mưa máu.
Từ khi Đại Ung lập triều đến nay không hề tính là lâu. Tuy rằng không có giai đoạn hoàng kim như đời Đường mà cô biết, nhưng những năm gần đây cũng xem như là quốc thái dân an.
Đối với lại trị ở vương triều này, mâu thuẫn giữa con cháu nhà nghèo và nhà thế gia không kịch liệt như vương triều trước, nhưng địa vị trong triều đình của con cháu thế gia vẫn chiếm ưu thế hơn.
Do vậy, con cháu nhà nghèo muốn thông qua cải cách lại trị để giành được nhiều cơ hội bước vào con đường làm quan hơn, cũng muốn có thêm nhiều cơ hội thăng chức, có thể bước vào hàng ngũ thế gia.
Nghĩ đến đây, Vương Tự Bảo cảm thấy hơi buồn cười.
Một mặt những hàn môn đệ tử này muốn làm suy yếu địa vị chủ đạo của thế gia trong triều đình, nhưng mặt khác lại muốn trong tương lai mình có thể bước vào hàng ngũ đó. Vậy chờ đến ngày bọn họ thật sự bước vào hàng ngũ thế gia rồi, bọn họ cũng muốn bị suy yếu? Hay là muốn củng cố địa vị mà bọn họ không dễ dàng gì đạt được?
Kỳ thực vấn đề thật sự của các triều đại nằm ở chỗ quyền lực quá tập trung, mà người đứng đầu chính là vua của một nước.
Là người đứng đầu thiên hạ, nhất định sẽ độc đoán. Chỉ cần là mệnh lệnh của Hoàng đế ban ra, cho dù đúng hay sai, người bên dưới bắt buộc phải chấp hành vô điều kiện. Nếu không chính là làm trái thánh ý, khi quân phạm thượng.
Thứ hai là quan lại phía dưới, chủ yếu là quan quản lý người.
Tương tự, chính quyền và quyền lợi của các nơi cũng tập trung trong tay những quan viên thay mặt Thiên tử quản lý đất đai, chính sự.
Bởi vì quyền lợi quá mức tập trung, cho nên thiếu sự giám sát, dẫn đến nảy sinh các hủ bại tham ô hối lộ. Thậm chí bởi vì lợi ích cá nhân của bọn họ mà ức hϊế͙p͙ dân chúng, ức hϊế͙p͙ người cùng quê, khiến dân chúng lầm than.
Nhưng Vương Tự Bảo không thể nhắc đến những vấn đề này, nên cô mới đưa ra đáp án lúc trước.
Cô bé nhìn Lâm Khê.
Lâm Khê đang viết lên giấy: "Lại trị trong sạch ở chỗ giám sát, bắt được kẻ tham nhũng hối lộ thì giết không tha, cho đến khi không ai dám phạm nữa."
Vương Tự Bảo không trả lời mà hỏi lại Lâm Khê: "Giám sát như thế nào?"
Phải người đi giám sát?
Vậy phái ai đi giám sát?
Vương Tự Bảo nhìn Lâm Khê.
Suy nghĩ của tiểu hôn phu nhà mình hoàn toàn giống với tác phong của Cẩm Y Vệ, Đông Xưởng, Tây Xưởng của Minh Triều.
Bạn đang đọc truyện tại Thích Truyện 247