(P/s: trước khi vào chương thì tác xin vài dòng.
Lúc đầu tác làm dàn ý xong truyện này cũng cảm xúc lắm, nghĩ rằng sẽ được mọi người đón nhận, ít nhất là về phần ý tưởng.
Còn về phần câu chữ thì đúng là tác có hơi ngáo vì dù sao tác đọc truyện convert từ những ngày cấp hai từ cái thời còn khủng hoảng kinh tế 2007 kia, cái văn phong nó nhiễm từ khi nào không hay.
Chuyện các bạn chê văn phong của tác thì tác nhận, tác cũng muốn viết thuần Việt lắm, nếu các bạn đọc kỷ thì rất nhiều chổ tác xổ P/s xin ý kiến góp ý.
Nhưng với ý tưởng thì tác vốn không hề lo lắng vì theo tác thì người Việt mình vốn yêu chuộng hòa bình và có lòng bao dung nhân hậu.
Tác vốn chỉ lo mấy ông cuồng văn hóa Trung Quốc lao vào công kích mình thôi.
Cuối cùng ai dè đăng được vài chap thì bị báo cáo là mình là ‘Việt gian’.
Tác phải gọi là rớt trái vãi cả ngỡ ngàng.
Xin hỏi các bạn có đọc kỷ và suy xét rõ không hay chỉ đơn thuần là ghét tác vì một mục đích cá nhân nào đó?
Nếu là vế trước thì xin đưa ra bằng chứng để tác xem xem mình lập luận sai chỗ nào để các bạn hiểu lầm.
Nếu là vế sau thì thôi, tùy các bạn.
Giải thích về lập trường của tác ở cuối chương, tránh phiền lòng những bạn đọc không liên quan vụ này)
Khắp nơi trời hiện sát cơ
Tâm ngay lòng thẳng đánh cờ cùng ‘Thiên’
Trong lòng nổi sóng ưu phiền
Gặp cơn gió nhẹ thì điên cái đầu
Âm thanh dõng dạc rõ to mang theo nét đặc sắc của vùng kinh kỳ vang lên giữa điện các kim loan:
“Khởi bẩm bệ hạ!
Nghe nói cuối Hạ, Thương, Chu, yêu nghiệt vào triều, mê hoặc cửu ngũ,
Sử chép cuối Hạ, Thương, Chu, thiên tai điềm gỡ đâu đâu cũng có,
Vậy nên cuối Hạ, Thương, Chu, nước chẵng phải nước, vua chẵng phải vua,
Lấy cổ xét nay, Tần, Hán giao thế, Tân Mãng chen ngang đều có loạn tượng báo trước,
Vừa rồi,
Giữa trưa có chó quỷ ăn mặt trời, mười bốn châu người người hoảng sợ!
Hà Nam địa long quay đầu, Lạc Dương rung chuyển, cung điện lung lay, kinh hãi toàn triều!
Hà Đông thủy long loạn động, Hoàng Hà lệch dòng, lũ lụt quét ngang, dìm ngập ngàn dặm!
Đây là điềm báo yêu nghiệt họa loạn triều cương vậy!
Cần mau chóng tìm ra kẻ tác nghiệt, đem tru diệt, nếu không vận Hán nguy rồi!
Quận Trần Lưu, huyện Kỷ huyện lệnh dâng sớ báo,
Ban ngày xuất hiện gà ác hóa tinh bới mộ tìm xác người mà ăn, thân nhân của người chết liên tục gặp chuyện chẵng lành
Ban đêm có tiếng chó hoang hú lớn mê loạn tâm thần người sống, những người nghe phải đều bị tà ám nửa đêm nhập mộng đi đường
Có người đến báo, lúc nhá nhem tối thường thấy khói đen bốc lên, tra tìm địa điểm thì chính là
Thái Gia Tổ Trạch!
…”
Thái Ung nghe đến đây không giữ được bình tĩnh nữa, chen ngang:
“Xin hỏi Dương đại nhân!
Những lời này có bằng chứng sao?”
Người được gọi là Dương đại nhân nhếch môi cong hài hước nhưng không trả lời, bởi vì rất nhanh liền có một khẩu âm Duyện châu thay hắn ‘giải trình’:
“Bẩm bệ hạ!
Dương đại nhân trung thành cẩn cẩn, phục vụ hai triều, làm việc chưa từng có sai sót, nên mới được bệ hạ ủy nhiệm giao cho trọng trách lớn!
Nghi ngờ Dương đại nhân chính là nghi ngờ bệ hạ vậy, nghi ngờ tiên đế vậy!”
Lại có một âm giọng Trung Nguyên khác vang lên, lần này là Từ Châu:
“Bẩm bệ hạ!
Bệ hạ là đương kim minh quân, từ cổ minh quân đều rộng lượng, trong nghị triều mọi việc nghi hoặc đều có thể bàn bạc!
Song cũng phải giảng thứ tự trước sau, giữ lấy lễ nghĩa quân thần, không thể cậy sủng mà kiêu!
Kẻ dám chen ngang người khác chính là cố tình gây xích mích, chia rẽ quân thần, khi quân vậy!”
Lại một người ra khỏi hàng cất tiếng nói, lần này là giọng Hà Bắc:
“Bẩm bệ hạ!
Thần nghe Dương đại nhân bẩm tấu, đôi lúc có chút nghi hoặc.
Nhưng thiết nghị bệ hạ thánh minh, trong triều chư vị đại nhân đều là người thông tuệ.
Nếu như có vấn đề gì, đợi Dương đại nhân bẩm tấu xong, lại bàn bạc tìm ra cách giải quyết.
Thế nhưng Thái đại nhân giữa chừng chen ngang, xem chừng có điều lo sợ”
Lại tiếp tục có đủ các loại khẩu âm của Trung Nguyên khác vang lên, duy chỉ không có khẩu âm quận Nhữ Nam, Dự Châu.
Ngoại trừ một cái âm giọng có nguồn gốc từ U Châu đang phải một mình độc chiến, còn lại đều là hùa nhau công kích Thái Ung, người đã vã mồ hôi im lặng mất hồn.
Lư Thực mặc dù là con nhà võ kiêm đại nho, nhưng mãnh hổ khó địch bầy chó dữ, bại thua liên tiếp, chỉ còn ỷ vào mình giọng khỏe, gân cổ cãi.
Bọn kia được thế không tha người, bắt đầu gắp lửa từ Thái Ung sang Lư Thực, thêu dệt nên điềm xấu nơi Trác Quận.
Ngoài ngàn dặm Đông Bắc, một vị thiếu niên tai to, tay dài đang ngồi đan giày đột nhiên thấy lạnh tóc gáy không rõ vì sao.
“Thôi!
Có đủ hay không?!”
Đến lượt Lưu Hoành không giữ được bình tĩnh.
Cũng bình thường, hắn lúc nào mà chẵng lộ ra một bộ ngu ngốc càn quấy, các quan xem mãi nên quen rồi.
Chỉ có những người nãy giờ lo nghĩ cho Thái Ung nhưng không dám mở miệng thì tâm càng chìm hẵn.
Lư Thực mặt lộ hoảng sợ đan xen căm hận, cố chấp nói:
“Bệ hạ …”
“Trẫm nói đủ!”
Lưu Hoành lấy tay xoa trán, vuốt mũi, cũng không biết là nhức đầu thật hay chỉ là không dám nhìn mặt hai người mà hắn vẫn gọi là ‘ái khanh’ mấy nay:
“Truyền lệnh, Thái Ung hành sự có điều khuất tất.
Nên điều tra.
Mọi việc do Dương Cầu và Tào Tiết làm chủ, phối hợp tiến hành, không được sai xót”
“Thần/ bề tôi tuân lệnh bệ hạ!”
Thái Ung nghe vậy hai chân không vững đã muốn ngã xuống đất, Lư Thực tức giận nói:
“Bệ hạ, việc này do Dương Cầu bẩm tấu, sao có thể do Dương Cầu điều tra?!”
“Ngươi chất vấn trẫm!!!?”
Lư Thực nhìn trực diện Lưu Hoành, trong mắt hắn toát ra vẻ hoảng hốt: “Đây thật là vị ‘minh quân’ mà mình và Thái sư huynh vẫn cho là có thể ‘trung hưng Hán thất’ sao?”.
Lư Thực nhắm mắt cuối đầu hành lễ, đau khổ thống thiết:
“Bệ hạ! Thần không có ý đó!
Thần chỉ là cảm thấy việc này nếu có liên quan tới chuyện mồ mã, miếu đường, vậy nên do Tư Đồ Lưu Lân điều tra.
Vừa lúc, Tư Đồ đại nhân mới nhậm chức, cũng có thể ra sức vì bệ hạ, thành lập đầu công trạng!”
Lưu Hoành đối với phản ứng của Lư Thực rất là bực mình, cảm thấy mình để Tào Tiết chen ngang một tay là đã rất chiếu cố Thái Ung rồi, ‘cuồng tặc họ Lư’ còn muốn được voi đòi tiên.
Nhưng vừa rồi qua kẽ ngón tay bắt gặp ánh mắt hoảng sợ của ‘Lư ái khanh’, lại thêm âm giọng vang khỏe mà đau đớn u u trong tai, Lưu Hoành lại bổng cảm thấy mình có hơi quá:
“Uhm! Nếu vậy thì làm phiền Tư Đồ đại nhân cũng đi Trần Lưu một phen,
Tiện đường thay trẫm bái phỏng Trần Vương”
“Thần Lưu Lân lĩnh mệnh!”
Lưu Lân cũng là một trong những người thuộc phe ủng hộ Thái Ung nhưng không dám nói.
Nói cho đúng là chỉ có người thẳng tính không sợ gãy như Lư Thực mới dám buông lời, bởi ai không biết tất cả những sự việc nãy giờ đều là do Nhữ Nam Viên thị một tay chủ đạo.
Nhìn lại một chút, tất cả các thế lực Trung Nguyên đều xúm lại vây công Thái Ung, duy chỉ có Nhữ Nam đứng ngây ra như tượng, không nói không năng.
Cái đức hạnh này ai không biết!
Giả vờ không liên quan, ném đá giấu tay đã đạt đến mức độ lô hỏa thuần thanh, đăng phong tạo cực, để cho ai cũng biết nhưng không ai nói được.
“Haizz! Nhà họ Viên! Nghĩ đến cũng có một phần là do ta”
Nghĩ thế, Lưu Lân liền quyết tâm phải tỉ mỉ, cẩn thận tra xét, tuyệt đối không để có người hãm hại Thái Ung.
Nguồn cơn sự việc phải truy tố tới mấy trăm năm trước, Đổng Trọng Thư đưa thuyết ‘thiên mệnh’ vào nho kinh, khiến cho việc Lưu thị nắm đại quyền trở thành điều tất nhiên, có lý, có cứ:
Cao Tổ chém bạch xà khởi nghĩa là Ý Của Trời, diệt Tần bại Sở, thống nhất thiên hạ cũng là Ý Của Trời,
Con cháu họ Lưu giữ ngôi thiên tử là Ý Của Trời, muôn dân trăm họ đều phải phục tùng cũng là Ý Của Trời,
Nếu như thuận theo Ý Của Trời thì điềm lành ban phước, mọi người ấm no hạnh phúc, hưởng cảnh thái bình
Nếu như trái với Ý Của Trời thì tai họa khắp nơi, mọi người phải chịu cảnh loạn ly như thời chiến quốc.
Vậy nên tất cả thiên tai, điềm xấu đều không thể do thiên tử, hoặc ít nhất là không thể do một cái còn đang nắm quyền thiên tử tới gánh chịu.
Nói chung là nhất quyết không thể để cho cái chức danh ‘thiên tử’ trở thành nguồn cơn của tai họa!
Thiên tử có thể bị yêu nhân gian nịnh mê hoặc, có thể trầm mê tửu sắc, có thể chuyên quyền độc đoán, có thể ngu độn ám nhược, có thể bị cường thần bắt nạt làm vua bù nhìn, vân vân.
Nhưng tuyệt đối không thể là nguyên nhân của thiên tai, dị tượng, của trời phạt!
Bởi nếu như thiên tử là nguồn cơn của thiên tai dị tượng, thì học thuyết ‘thiên mệnh’ sẽ sụp đổ, ‘thiên mệnh tại Hán’ trở thành câu nói xuông, Lưu thị sẽ mất đi dân tâm từ trong tư tưởng, nho giáo cũng sẽ bị đánh rát mặt!
Thế gia cũng không muốn thấy việc này, bọn họ có thể chủ động gây loạn nhưng không muốn bị động nhập loạn thế.
Hơn nữa, thiên mệnh tại Lưu thì mới có thể thiện nhượng cho họ, nếu như không tại Lưu vậy liền vô cùng phiền phức!
Thế nhưng thiên tai chính là quy luật tự nhiên, làm sao có thể bởi vì minh quân hôn quân, hiền thần gian thần, thế gia học thuyết mà thay đổi.
Thế là Hán triều liền xuất hiện một cái quy tắc ‘nửa nạc nửa mỡ’ bất thành văn nhưng triều vua nào cũng áp dụng.
Đổ Tội!
Đương nhiên, động đất, đại hồng thủy, nhật thực, nguyệt thực, vân vân, đều chí ít ảnh hưởng tới mấy trăm ngàn người, thậm chí mấy triệu người, thì phải chọn người nào có chức vị cao, danh vọng lớn tới đổ tội, chứ không thể đem việc lớn đổ tội cho một cái tiểu quan, tiểu lại được.
Thế là quy tắc ‘có điềm thì thay Tam Công’, hay chính xác là ‘đổ tội cho Tam Công’ liền ra đời!
Tam Công từ thời Chu đã có, là ba chức vị trọng yếu, đứng đầu bách quan trong triều, thường thường đều do người có đức cao vọng trọng, lão luyện quan trường nhiều năm đảm nhiệm.
Tuy vậy, quyền lực thực tế của Tam Công ở thời Hán lại không lớn, thua xa những chức vị đặc biệt như Thừa Tướng, Thái Sư, Quốc Sư, Đại Tướng Quân, Nhiếp Chính, Tiết Chế, Đại Đô Đốc.
Thái Úy nói là quan võ đứng đầu, nhưng không có binh quyền trực tiếp, không có quyền tự lập quan phủ, dưới trướng chẵng có một ai, cho dù là Binh gia cự tử Tôn Vũ sống lại gặp cảnh này cũng phải quỳ.
Tư Đồ nói là quán xuyến tất cả những việc lễ nghi, cúng kiếng, tư tưởng, tuyên truyền, nghe vô cùng thanh cao nhưng nôm na chỉ là cái sai vặt, có dịp đặc biệt mới có việc làm, bình thường ngồi không.
Tư Không càng thảm hại, chức quan coi quản ruộng đất và dân sự, nghe thì có thực quyền nhưng kỳ thực là động chạm tới quyền lợi chức trách của các bên, rồi lại không có quyền trực tiếp ra lệnh cho người có liên quan, mà đều phải thông qua hoàng đế, thành ra chỉ có hai con đường là cấu kết hoặc làm bù nhìn.
Cho nên Tam Công bình thường không quản việc gì, chỉ là tiếng nói nơi triều nghị xem như lớn, mọi người đều phải nể mặt, dễ dàng cất nhắc nâng đỡ người khác, kết thiện duyên.
Danh vọng càng lớn thì người chịu ơn mình càng nhiều, thậm chí còn có người bởi vậy mà cầu Tam Công cho chữ hoặc nhận làm học trò ‘ký danh’, môn sinh học trò trãi rộng khắp thiên hạ.
Bởi vì đặc điểm của Tam Công, nên thường thường chỉ có những người đã lớn tuổi, cần nghỉ ngơi nhiều, ít khi quản việc thực hiện chi tiết, mới sẽ đảm nhiệm ba cái chức này.
Đối với người bình thường mà nói, đây chính là ghế dưỡng lão trước khi về hưu hoàn toàn.
Đối với thế gia vọng tộc, đây lại là con đường mở rộng uy danh và ảnh hưởng cho gia tộc mình.
Ví dụ như Dự Châu Nhữ Nam Viên thị và Tư Lệ Hoằng Nông Dương thị, đều có bốn đời người đảm nhiệm qua Tam Công, người xưng ‘Tứ Thế Tam Công’, uy vọng hiển hách, môn sinh cố lại, đứng đầu thế gia Trung Nguyên.
Người thường đối với việc bị đổ tội bãi chức cũng chỉ xem như về hưu thôi, không có tác hại gì.
Thế gia đối với việc này cũng không quá xem trọng, dù sao thì lần tiếp theo có dị tượng lại tới phiên mình lên, tiện thể tăng thêm ‘một thế’ vào trước chữ ‘Tam Công’.
Danh lớn chức cao nhưng không có thực quyền, không ảnh hưởng triều chính vận hành, người đương nhiệm cũng không có bất mãn gì với việc bị thay, thế là việc đổi Tam Công cũng trở thành chuyện thường ngày ở Hán triều.
Đặc biệt là từ khi mạt thế hiện lên, thiên tai nhân họa xảy ra nhiều, Tam Công càng là thay đổi xoành xoạch, 3-4 năm một đời.
Vừa rồi, ban ngày xuất hiện Nhật Thực, bóng đêm chớp mắt che phủ mấy châu, trước đó Thái Úy và Tư Không đã đổi qua, lần này đến phiên Tư Đồ ‘lên dĩa’.
Viên Phùng cũng không có gì bất ngờ, liền thuận thể đi xuống, để cho Tông Chính Lưu Lân lên thay, Lưu Ngu lại thay Lưu Lân làm Tông Chính.
Tông Chính là chức quan coi giữ gia đình hoàng tộc của Lưu Thị, nôm na là ngồi ngắm gia phả của họ Lưu, thường thường đều do những ‘người già’ trong gia tộc họ Lưu đảm nhiệm.
Công việc bình thường cũng không nhiều, lúc đột xuất mới có chút chuyện làm, ví dụ như tra xét xem một anh đan giày bán dép nào đó có phải là hoàng thân quốc thích hay không.
Thế là vừa vặn đặc biệt trở thành ‘cây cầu quá độ’, dùng để thay thế các vị Tam Công có xuất thân thế gia lớn như Viên Phùng khi không có ứng viên phù hợp, tránh làm mích lòng thế gia.
Dù sao thì cũng là ‘danh môn vọng tộc’, đều cảm thấy:
“Ta có thể vui vẻ xuống chức vì đại cục. Nhưng chức vị Tam Công tuyệt đối không thể do những kẻ danh nhỏ, tài mọn, hàn môn, man di ngồi được”
Nôm na là “Chớ có tìm mấy đứa ất ơ tới thay ta, làm bẫn danh hiệu Tam Công. Nếu không ta sẽ bực mình. Ta bực mình liền có chuyện!”
Sự thực cũng là như thế, vì để kế hoạch ‘trung hưng Hán thất’ có thể thực hiện tốt hơn, Lưu Hoành nhân dịp bãi bỏ Tư Đồ Viên Phùng, liên đánh ý muốn đưa Thái Ung lên thay, lý do ngoài miệng là Thái Ung có danh vọng lớn, là đại học sĩ, blah blốp một đống lớn.
Đáng tiếc, không vòng qua được sự cố chấp của thế gia!
Nhà họ Thái ở Trần Lưu quá yêu nhược, chỉ có thể tính là hàn môn.
Thái Ung tuy có một nửa dòng máu viên thị, nhưng Viên lão phu nhân đã mất từ lâu, mà hai đứa học trò cưng của Thái Ung tại lần trước Trung Thu Văn Hội đem ‘mặt mũi’ Viên thị vỗ đến giờ còn đau rát.
Thế là Lưu Hoành có thể nghĩ ra bao nhiêu lý do ủng hộ Thái Ung thì thế gia đều tìm được cách bác bỏ đồng thời ‘tự chế’ ra những lý do để hạ thấp Thái Ung nhiều không kém.
Càng ác ôn là tại triều hội hôm nay, Hoằng Nông Dương Cầu liên xuất lĩnh thế gia liên thủ hạch sách Thái Ung, muốn dồn vào chỗ chết.
Việc này quá bất ngờ, Lưu Hoành chưa từng nghĩ thế gia phản ứng lớn như vậy.
Lúc đề cử Thái Ung, hắn cũng là lấy thăm dò làm chủ yếu, đem ngựa sống làm ngựa chết đến thử một phen mà thôi, cuối cùng thì hắn vẫn xuống nước để Lưu Lân lên làm Tư Đồ, vậy mà mới qua vài ngày thế gia liền muốn đem Thái Ung giết tế cờ.
Lưu Hoành cảm thấy thế gia đang nhằm vào hắn, chèn ép thế lực của hắn, cản trở nghiệp lớn ‘trung hưng Hán thất’ của hắn, Thái Ung chỉ là xui xẻo bị đem ra để hù dọa hắn thôi.
Tuy vậy, hắn sẽ không để Thái Ung chết, Thái Ung còn hữu dụng, rất nhiều vấn đề trong ‘Trung Hưng Kế Hoạch’ cần Thái Ung đến hỗ trợ.
Cho nên Lưu Hoành để Tào Tiết tham gia điều tra, chen ngang một tay, tránh cho thế gia ngụy tạo chứng cứ.
Đó cũng là câu trả lời của Lưu Hoành khi Lư Thực cầu kiến vào chiều hôm đó sau khi bãi triều.
Chỉ là Lư Thực luôn cảm thấy âu lo trong lòng, một phần là vì biểu hiện của Lưu Hoành để hắn có chút thất vọng, một phần là vì hắn cảm thấy Tào Tiết không đúng, chỉ là không biết không đúng chỗ nào.
Nửa tháng ngày hè nắng rực trời, dân chúng hai vùng ven bờ Hoàng Hà khổ không thể tả, năm ngoái tuyết lớn may được mùa, ngỡ rằng có thể sống an ấm hồi lâu nên nhiều người liền bạo gan mua sắm một phen.
Ai ngờ vừa qua năm thì trước là động đất sau là lũ lụt, bao nhiêu tài sản đều tan nát không còn, mùa màng thất bát không nói, bây giờ mới vào hè được hơn mười ngày liền nắng gắt như lửa đổ xuống trần, tiếng kêu oán than đầy đất, át cả tiếng sóng Hoàng hà.
Dân chúng bởi vì không được ăn học, đối với quỷ thần thì kính sợ vô cùng, bởi vậy nên lời đồn tràn lan khắp miền Tư, Ký, Duyện, Thanh.
“Lão bá, lão ca!
Các ngươi nghe thấy chưa, năm nay xảy ra tai họa lớn chính là do Thái Ung làm điều quấy, trời phạt yêu nghiệt.
Triều đình đã ra lệnh tra xét, Thái Ung rất nhanh liền phải bị tử hình”
Trong một quán nước ven đường, một thanh niên áo vãi nhem nhuốc, mặt trắng mắt sáng hướng về ông lão râu bạc và nam trung niên râu quai nói ngồi bàn bên cạnh nói.
Ông lão quay đầu lại, cười nói:
“Ngươi nói Thái Ung có phải là tác giả của ‘cày đồng đang buổi ban trưa’?”
Thanh niên nhanh nhảu đáp:
“Chính là hắn!”
Sau đó lại xua tay cười khinh bỉ:
“Có điều bài ca kia không phải do hắn làm.
Là con trai của Chu Thái Úy làm.
Thái Ung cố ý rãi lời đồn giành công học trò mà thôi.”
Ông lão không đáp nhưng người trung niên lại nổi giận, tròn mắt quát lớn, tiếng tựa như chuông:
“Thôi đi ngươi!
Ngươi là tay sai của gia tộc nào?
Dám nói xấu Thái tiên sinh”
Thanh niên bị tiếng kêu oang oang ong cả đầu làm cho hết hồn, vội vàng đáp:
“Ta cũng chỉ là nghe đồn. Ta vốn chỉ là nông hộ gần đây thôi, các ngươi là cướp … là người ở đâu đến mà không biết ta?”
Lời nói càng nói càng nhỏ, đợi đến chữ ‘ta’ thì người đã ở ngoài mấy chục mét, rất nhanh liền đi mất hút.
Người trung niên râu quai nón bực mình nói:
“Lũ đê tiện! Chỉ biết đặt điều nói xấu người. Vậy mà còn có người tin bọn chúng.
Haizz!
Thế đạo này, người như Thái tiên sinh lại còn bị vu hảm.
Quả nhiên là trời xanh đã chết”
Ông lão đối diện mới nói:
“Cho nên trời vàng nổi lên”
Nam trung niên nghe vậy nhìn ông lão, ông lão cũng nhìn nam trung niên, hai người cười vang:
“Hahaha!”
Từ ngày Dương Cầu, Tào Tiết và Lưu Lân nhận lệnh Lưu Hoành đi điều tra Thái Ung đến nay đã có hơn một tháng, những lời đồn xấu hãm hại Thái Ung cũng nổi lên bốn phía.
Lúc đầu thì có rất nhiều nho sinh hàn môn tự phát hỗ trợ, thay Thái Ung giải bày, làm sao thực lực của thế gia quá mạnh, ăn sâu vào địa phương, đám nho sinh không có tổ chức, bị đánh tơi bời hoa lá.
Thế nhưng bắt đầu từ đầu hè, liền có một thế lực mới tham dự vào cuộc chiến ngôn luận.
Thái Bình đạo!
Thái Bình đạo Trương Giác vốn xuất thân hàn môn nho sinh, đường công danh không trọn nên bỏ nho vào đạo, lập chí lật đổ Hán triều thanh thiên, xây dựng xã hội công bằng.
Trương Giác gặp thế gia dùng thiên tai điềm gỡ công kích Thái Ung thì lại ‘dùng đạo của người trả cho người’, đảo ngược lại công kích thế gia, công kích luôn cả Lưu Hoành.
Thái Bình đạo thông qua phù thủy cứu tế để thu nhận tín đồ, mà năm nay liên tiếp hai lần đại họa, tín đồ của Thái Bình đạo cũng bành trướng theo cấp số nhân, thế lực to lớn, tiếng vọng vang xa.
Có Thái Bình đạo trợ giúp, hàn môn sĩ tử rất nhanh đem thế gia đẩy lùi, thậm chí tại Thái Bình đạo dẫn đường trong bóng tối, một số hàn môn bắt đầu tụ chúng diễu hành đi đến Lạc Dương, đòi công bằng cho Thái Ung, thanh thế hạo đãng.
Hoàng Hùng nhận được tin tức này lâm vào trầm tư, sau đó liền đi tìm Thái Ung, bất kể Hoàng Uyển uyển chuyển khuyên răn.
“Cốc cốc”
“Thưa thầy! Học trò có thể vào chứ?”
“Hùng nhi đó à? Ngươi đến làm gì?”
Trong thư phòng Thái phủ, một âm thanh già nua vang lên, tâm suy, lực kiệt tựa như người bệnh sắp chết.
“Học trò đến thăm thầy!
Học trò có thể vào chứ?”
Thái Ung muốn từ chối nhưng nghĩ lại Hoàng Hùng cũng đã vào phủ, nếu có liên lụy cũng chẵng tránh được, bây giờ đuổi hắn đi cũng vô dụng, thế là đồng ý:
“Haizz! Ngươi vào đi!
Tội gì chứ!”
Hoàng Hùng vào phòng bưng theo một mâm đồ ăn và trà nóng, đá chân cái ầm đóng cửa lại.
Thái Ung giật mình ngước đầu lên, nhưng Hoàng Hùng không để ý tới ánh mắt hết hồn của Thái Ung mà nhanh chóng tới ngồi đối diện, một chân hất đi quyển thẻ tre trên bàn, đặt mâm đồ ăn xuống:
“Sáng nay ngài lại không ăn rồi!
Lớn đầu còn để người khác lo!
Sư nương để ta mang đồ ăn vào”
Vừa nói vừa sắp xếp đồ ăn thức uống, căn bản không để ý tới ánh mắt nóng máu của Thái Ung, tựa như chưa có chuyện gì xảy ra.
“Nghịch đồ! Ngươi lại dám đối xử với thư sách như thế?”
Hoàng Hùng lúc này mới ngước lên cười nhìn Thái Ung:
“Tiếng hét rất to!
Xem ra vẫn còn sức lực, chưa chết được.
Có điều, nếu ngài lại không chịu ăn thì sớm muộn cũng chết”
Thái Ung vô ý thức quát: “Ta không ăn!”
Hoàng Hùng cười khẩy dọa:
“Há! Đợi ngài chết rồi ta đem đống sách này đều ngâm hầm phân”
Thấy Thái Ung bắt đầu khí gấp, Hoàng Hùng lại tới xoa ngực đấm lưng cho hắn, nhẹ giọng nói:
“Thầy lo nghĩ nhiều quá!
Học trò sao có thể làm như vậy, nhìn thầy u buồn nên đùa một chút thôi!”
Được một lúc, thấy Thái Ung thở bình thường trở lại, Hoàng Hùng lại tiếp lời:
“Nếu thầy đã bình tĩnh lại thì xin nghe học sinh thỉnh giáo mấy điều”
Thái Ung muốn chen ngang nhưng Hoàng Hùng không cho:
“Ngài còn nhớ ngày đó nhận ta làm học trò, ngài hứa rằng ta có kiến giải gì lạ đều có thể nói với ngài sao?
Chẵng lẽ ngài muốn nuốt lời?”
Thái Ung thầm nghĩ trong lòng: “Thôi, coi như lần cuối hai thầy trò đàm luận sự học”, thế là gật đầu, mắt lơ đãng nhìn vào cuốn sách tre đã bị hất lăn lóc trên sàn, tai vẫn nghe Hoàng Hùng nói:
“Năm đó Tần Hoàng Doanh Chính vì muốn ức chế bách gia, tiêu diệt văn hóa các nước, thế nên đốt sách chôn học giả, thầy còn nhớ chứ?”
“Uhm!” Thái Ung gật đầu, tiếng the thé hết hơi phát ra từ cổ họng.
“Vậy xin hỏi bách gia diệt sao? Văn hóa của chư quốc biết mất sao?”
Thái Ung lại vô ý thức gật đầu, song chợt giật mình quay lại nhìn Hoàng Hùng nghi hoặc.
Hoàng Hùng thấy vậy tiếp tục:
“Là Tần Hoàng thiêu không hết sách hay là giết không hết người?”
Thái Ung đã biết Hoàng Hùng muốn nói gì, nhưng hắn không đáp, hắn không bỏ được những thư sách này, hắn không muốn làm chuột chạy qua đường, trốn chui trốn nhũi.
Hoàng Hùng nhìn ánh mắt Thái Ung liền biết thầy mình nghĩ nhiều:
“Thầy, ngài phải mau ăn đi, đường phía trước còn dài!
Ngài yên tâm, dù cho đi đâu, học trò cũng sẽ theo ngài!
Một ngày là thầy, một kiếp là thầy!”
Thái Ung sững người không hiểu song hai mắt lại rưng rưng, nói không nên lời, hắn cho rằng Hoàng Hùng muốn ‘bắt cóc’ hắn lưu lạc thiên nhai.
Hoàng Hùng thấy Thái Ung càng nghĩ càng xa, nói:
“Thầy này!
Ngài cảm thấy đi phương nào tốt nhất?
Phương Bắc hẵn là cần tới tận Hà Sáo, cùng Hung Nô sống chung, mùa đông rất lạnh cần nhiều áo ấm.
Phương Tây người Hồ, người Khương nhiều, lại thêm nắng khô gió cát, phải tìm một số nhân sĩ Quan Tây dẫn đường.
Phương Đông chắc là Liêu Đông, quanh năm khổ hàn, đồng dạng cần nhiều áo ấm, Ô Hoàn cũng đang rục rịch làm loạn, nên thuê một chút U Yến mạnh sĩ đi theo.
Tốt nhất vẫn là phương Nam, bất kể là Kinh Nam, Nam Trung hay Giao Châu đều so ra mà an toàn, nhà họ Hoàng của ta cùng Bách Việt và dân Thục có giao thiệp rộng, bọn họ cũng chất phác thật thà, người không phạm ta, ta không phạm người, sẽ không vô cớ gây sự.
Có điều thầy cứ yên tâm!
Thế đạo này có tiền chuyện gì cũng xong, bất kể là đi phương nào, hướng nào, ta đều đã chuẫn bị đầy đủ.
Ngài muốn đi một vòng tròn quanh thiên hạ đều có thể”
Thái Ung hu hu quát: “Ngu ngốc! Ngươi muốn làm gì?”
Hoàng Hùng lúc này mới haha cười một tràng khiến Thái Ung không hiểu ra sao.
Hoàng Hùng lại nói:
“Giận khóc đã đủ, uất ức cũng đã ra, cổ họng cũng thông rồi, có thể ăn không sợ mắc nghẹn.
Ngài mau ăn đi, đường phía trước còn dài thật.
Nãy giờ ta đùa ngài thôi.
Ngài vừa ăn vừa nghe ta giải thích, ngài mà không ăn ta liền không nói”
Thái Ung nghe Hoàng Hùng nói, đột nhiên không biết sao bật khí cười lắc đầu, trên khuôn mặt lấy buồn khổ làm chủ hiện nên một chút ý vui: “Tiểu tử này đến lúc nào rồi còn nói nhảm nói đùa được. Haizz! Thôi thôi! Cũng là tâm ý của hắn. Dù gì cũng chết, làm gì phải chết đói!”
Thế rồi Thái Ung bắt đầu ăn, ăn có chút ngấu nghiếng, không kiêng nể lễ nghi gì, dù sao cũng chỉ học trò thân yêu của hắn ở đây mà thôi, hắn thì mấy bữa nay đều không ăn uống gì ra hồn, sáng nay càng là nhịn đói hoàn toàn.
Hoàng Hùng thấy thế bật cười, lại bảo:
“Thầy nhớ ngày ấy bái sư, ta nói gì với thầy sao?”
Thái Ung vừa ăn vừa nói:
“Im đi … rột rột
Để ta ăn … rột rột
Hỏi quài … rột rột”
Hắn cắn đứt đống mỳ, cầm nguyên ấm trà tu để nuốt xuống, đánh cái ực nói:
“Trí nhớ của ta không tốt”
Trong tim thì nghĩ: “Tiểu tử mắc dịch! Ép ta ăn cho đã bây giờ lại cản trở”
Hoàng Hùng như đoán được ý nghĩ của Thái Ung:
“Học trò cũng không muốn cản trở ngài ăn.
Ta chỉ muốn nhắc ngài ăn uống từ từ thôi cẩn thận nghẹn sặc”
“Ngươi!”
Thái Ung bực mình muốn cười, nét mặt lại vơi đi phần lớn ưu buồn, tâm trạng tích tụ hồi lâu cũng tan biến hơn một nửa, trong lòng nghĩ “Tiểu tử mắc dịch! Trí nhớ cũng tốt đó”
Nghĩ vậy nhưng bên ngoài thì Thái Ung lại nói:
“Chẵng phải ngươi nói ngươi muốn giải thích sao?
Có gì nói lẹ đi rồi về. Không tiễn”
Hoàng Hùng phì cười ha ha, lại giựt ấm trà trong tay Thái Ung uống một miếng:
“Chuyện là như vầy …”
Vài ngày sau, trong buổi triều nghị báo cáo về sự kiện Thái Ung, tổ điều tra trình lên những thư từ của Thái Ung ‘đe dọa hãm hại’ Tư Đồ Lưu Lân nếu không chịu giúp hắn trắng án, song lại không thể tìm ra được một bằng chứng nào chứng minh những lời khép tội của Dương Cầu ban đầu.
Cũng bởi vậy mà những thanh âm đòi chém đầu Thái Ung tế trời cũng không lớn lắm, chỉ lác đác trong tầng lớp quan lại nhỏ ngoài rìa của Trung Nguyên thế gia, xem như là một mồi thử.
Thập Thường Thị sớm đã nhận tiền của Hoàng Hùng, thêm nữa Lưu Hoành cũng cảnh báo trước, thế là tâu rằng tội của Thái Ung chỉ là gây xích mích trong triều, kết oán với đại thần, không đáng chết.
Người trong cuộc Lưu Lân cũng quỳ xuống xin tha cho Thái Ung.
Lư Thực càng tự mình dâng lên bản thỉnh nguyện của mấy vạn học sinh hàn môn tụ tập về Lạc Dương.
Lưu Hoành thuận thế ban chiếu lưu đày Thái Ung đi Hà Sáo.
Thế gia lại yêu cầu xét nhà Thái Ung, viện cớ Thái Ung tùy tiện sao chép kinh sách của Đông Quán, muốn đem thư phòng của Thái Ung cho đốt.
Ngày mà những bảo vật gìn giữ bao lâu nay bị đem ra đốt, Thái Ung đã được Hoàng Hùng hộ tống rời khỏi Lạc Dương hướng Bắc mà đi trong sự tiễn đưa của Lư Thực, còn Trương Nhị, Thái Diễm và Thái An cũng được Cố Ung rước đi Ngô Hội.
Tiểu tử Cố Ung này so với Hoàng Uyển thì gan lớn nhiều, không chỉ tự mình hộ tống sư nương cùng tiểu sư muội, trên đường gặp phải Viên Thuật chặn ngang châm biếm, còn làm thơ chữi to “Đường Lớn” gập ghềnh nhiều ổ chó rồi nghênh ngang rời đi.
(P/s: Viên Thuật tự là Công Lộ. Công Lộ còn có nghĩa là đường lớn)
Bên đống tro tàn chỉ có người vừa lên chức Lạc Dương lệnh, Chu Dị, xem như là lời an ủi của Lưu Hoành dành cho Thái Ung.
Nhưng cũng bởi vậy mà Chu Dị không thể đi tiễn đưa thầy lẫn sư nương, chỉ có thể đứng đây nhìn những kinh sách yêu quý của thầy hóa thành than khói, thay thầy rơi nước mắt, thay thầy đứt ruột gan.
Thái Ung lưu trong thư phòng không thiếu sách cấm không thể để người ngoài biết, có Chu Dị vị quan phủ tân nhiệm này giám sát, có thể đảm bảo tất cả thư sách đều bị đốt trước khi bất kỳ ai có thể đọc được.
Hoàng đế, học giả, Thái Bình đạo liên thủ, may mắn cùng thế gia đánh thành thế 5:5!
(P/s: Lạc Dương lệnh là chức quan coi sóc thành Lạc Dương, tựa như chủ tịch Hà Nội của nước mình. Nếu các bạn chưa hiểu nữa thì có thể liên tưởng tới Bao Công, với chức Phủ Doãn của Khai Phong, quản lý kinh thành Khai Phong của Bắc Tống, có thể tham gia bất kỳ hoạt động bắt bớ, tra xét nào trong khu vực kinh thành. Về phần có ai thắc mắc vì sao không đem sách giấu đi!
Bởi vì thế gia nhìn chằm chằm nha!
Trong thời gian Thái Ung bị tra, phủ Thái Ung chỉ có vào chứ không có khả năng ra.
Vào là để tăng thêm phạm vi ngụy tạo chứng cứ chứ không phải vì thương tình!)
(P/s: LẬP TRƯỜNG CỦA TÁC
Trong truyện này của tác thì main mang 100% dòng máu Việt Nam.
Để xây dựng việc ấy, tác thậm chí bẻ cong lịch sử, nói khoác là Kinh Tương nhà họ Hoàng và Ngô Hội nhà họ Phùng vốn đến xuất xứ từ Sở Việt và Ngô Việt là hai quốc gia Xuân Thu lập nên bởi một phần của Bách Việt ngày trước, vì vậy mà nhân vật Hoàng Dung trong truyện, mẹ main, cũng là người Việt.
Đã là tác phẩm dã sử, có chữ sử ở trong thì nó phải gắn liền với một phần lịch sử.
Trong truyện sẽ xuất hiện những chi tiết như ‘Triệu Đà dựng Nam Việt’, ‘Mã Viện dựng trụ đồng’, ‘Người Bách Việt sống theo dạng bộ lạc là chủ yếu’, ‘Người Việt bị người Hán gọi là Man Di’, ‘Người Việt bị người Hán đối xử bất công chèn ép’, bla bla.
Đó là lịch sử x3!
Hay là các bạn nghĩ rằng trong triều đình nhà Hán, vua quan đều cảm thấy Giao Châu đất Việt là thiên đường, người Bách Việt là tiên dân?
Cho đến chương mới nhất thì main vẫn chưa biết về thân thế của mình nên việc main xem bản thân mình là một phần của triều Hán chính là tâm lý học.
Tâm lý học chứ không phải phản xã hội x3!
Nhưng dù là main xem bản thân mình là một phần của triều Hán thì main vẫn chẵng có chút trung thành gì với Lưu thị hay Hán triều cả, mà hoàn toàn đối xử trung lập, thậm chí có phần thù địch do ảnh hưởng từ mẹ.
Làm ơn đọc lại chương 4, thế giới ý chí bảo main bảo vệ thế giới mà main còn hỏi là ‘có cần thiết phải bảo vệ Hán triều không’ kia kìa, hay là viết rõ như thế vẫn hiểu lầm? Giời ạ!
Đó là những lời mà tác muốn nói với hội những người gọi tác là ‘Việt gian’.
Tiếp theo là những lời mà tác nhân tiện nhắn gửi luôn với những bạn cuồng văn hóa Trung Hoa, hoặc cuồng tôn giáo.
Trong truyện có nhiều chi tiết ‘chê bai’ đường lối chính trị của triều Hán, ‘chê bai’ thế gia, ‘chê bai’ nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo, vân vân.
Xin thưa đó không phải ‘chê bai’ mà là cảm nghĩ của tác về những sự việc xảy ra trong lịch sử.
Tác không thêu dệt, ăn không nói có, tác chỉ đem sự việc phóng đại một chút theo hướng nhìn tăm tối thôi.
Nói đến đường lối chính trị của triều Hán.
Đối nội dỡ ẹt nếu không cũng sẽ không đi đến mạt vận, cái đó không có gì để nói, quân chủ phong kiến đương nhiên sẽ như thế, nhà nước Đại Việt do main lập ra tuyệt đối có thể giải quyết (mặc dù hơi điêu chút).
Đối ngoại thì triều Hán chơi đồng hóa (không học lịch sử xin tra google).
Chính sách đồng hóa của triều Hán vô cùng thất bại không chỉ với những người Việt phương Nam mà còn cả với các tộc du mục phương Bắc nữa, ngoại trừ lừa lọc và bóc lột, thỉnh thoảng đưa binh trấn áp các cuộc khởi nghĩa thì chả có gì mới.
Và rất may là sau này nhà Đường cũng đi vào vết xe đổ của nhà Hán trong vấn đề phương Nam cho nên VIỆT NAM LÀ MỘT QUỐC GIA ĐỘC LẬP còn Tân Cương, Nội Mông và khu Hắc Long giang thì đều thành của Trung Quốc ráo rồi.
Về phần thế gia thì chỉ cần là dân yêu sử hoặc dân chuyên đọc truyện dã sử đều sẽ biết bộ mặt thế gia là gì, nếu các bạn không đồng ý với lập luận thường thấy này thì tác xin ghi nhận, nhưng tác không sửa được tư tưởng của chính mình về thế gia.
Về phần tôn giáo thì ở phần đầu truyện là bối cảnh Hán mạt và nhà nước Đại Việt của main còn chưa thành lập, cho nên tôn giáo trở thành con cờ chính trị của hoàng đế nhà Hán, thế gia Trung Nguyên và khởi nghĩa khăn vàng nên mới như thế.
Tác nói thật luôn là đạo nào dạy người hướng thiện thì tác cũng mến cả, và trong nhà nước Đại Việt của main sau này, họ đều có chỗ đứng!)
(P/s: Đặc biệt dành cho các bạn yêu đếm chữ giống như tác thì chương này vốn chỉ có 5500 chữ mà không hiểu ra sao nó lại mọc thêm hơn ngàn chữ rồi)