Lọc Truyện
Từ ngày 12/7/2024: Metruyenhot sẽ chuyển sang dùng tên miền metruyenhotmoi.com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ chúng mình và nhớ tên miền mới này nhé!

Việt Hùng Diễn Nghĩa - Tiểu Lão Nhân

Cảm ơn CnMus94538, Nguyễn Thiên và vYJMw02016 đề cử!

Cảm ơn Nguyễn Thiên tặng quà!

(P/s: chương này giống chương trước, có khá nhiều từ Việt.

Đó là Xuân Thu Mân Việt nhá!!!!!

Không phải Âu Việt, không phải Lạc Việt, càng không phải Đại Việt hay Việt Nam!!!!!!!!

Quan trọng x10!!!!!!!!!!)

- ----------

Cố Ung thấy biểu hiện của Chu Trị như thế thì cũng nổi máu chơi, lập tức hóa thân thành người kể chuyện trong các tửu lâu, lấy thơ ca đối đáp câu hỏi của khách nghe chuyện:

“Trữ La sơn Thi thị bộ tộc, chốn thanh bình thời sinh tiên nữ,

Thôn Đông thôn Tây cùng một đời nặn ra hai viên ngọc quý.

Một hôm sứ giả của vua ta đến tuyển nữ dâng cho Ngô bá,

Hòng cứu vãn vua ta khỏi cảnh tù đày, cứu vãn dân ta khỏi cảnh làm nô.

Thôn Đông mỹ ngọc hướng về hào hoa phú quý cung Ngô,

Vào chốn rừng sâu tìm hoa thơm cỏ lạ nấu nước rữa thân ngọc ngà,

Ngọc kia sáng lóa như thiên tiên hạ phàm từ điện vàng cung mây,

Lại tỏa hương thơm ngát như vạn hoa cùng nở vào mùa xuân.

Thôn Tây mỹ ngọc vừa mới tang phụ mẫu khóc ròng ròng,

Đạo hiếu ở trên đâu màng chi vinh hoa phú quý cho riêng mình.

Ngọc kia ẩn giấu trong áo tang bạc màu và thân tóc thiếu chãi chuốt,

Trái tim hiếu đạo được giấu sau đôi tay lãm lũ từng hết lòng phụng dưỡng song thân.

Tây Thi! Tây Thi! Tây Thi!

Đôi tay mãnh như sơn mai sao che được trái tim sáng của nàng?

Bụi đất lấm lem trên gò má tựa trăng cao ấy chính là ngọc,

Mỗi lần nàng rữa mặt nơi dòng suối, cá tôm tranh nhau từng chút bụi tiên rơi xuống từ cung khuyết.

Tây Thi! Tây Thi! Tây Thi!

Xin hãy đem tấm thân tiên ngọc này hiến dâng cho tổ quốc!

Chỉ có xinh đẹp thôi là không đủ, tổ quốc cần một trái tim đức hạnh!

Sứ giả vua ta đã phải cuối lạy nàng mà nói, muôn dân ta đều phải biết ơn nàng!”

Làn điệu từ trăm năm trước được giọng ca vàng của tay tài tử đất Ngô rành rõi âm luật nhất nhì đương thời ngân nga thuật lại, so với âm hưởng dân ca Giang Nam hiện giờ tuy khác thân xác nhưng chung một linh hồn, lại đậm đà những nét xao xuyến của cổ phong.

Chu Trị vuốt vuốt khóe mắt hồng, trên gò má của khách giang hồ còn in hai đường nước, buột miệng hỏi bâng quơ:

“Ngô từ?”

Cố Ung đã sớm thoát vai, thở nhẹ lắc đầu:

“Việt từ!

Là từ trong mộ của vị học giả nước Việt đào ra.

Rất may là khắc trên đồng, nếu dùng tre trúc thì đã sớm mục nát”

Đây đã là lần thứ n Cố Ung đọc bài từ này, mặc dù vẫn còn cảm động nhưng so với buổi đầu tiên khi hai thầy trò vừa hoàn thành phối âm cho bản phiên dịch thì vơi nhiều rồi, không còn đủ để khươi thông khóe mắt nữa.

Dù sao thì nghề nghiệp chính mà hắn chọn là một học giả, văn nghệ chỉ là thú vui, không thể nào đem ra so sánh với một tay giang hồ phong lưu như Chu Trị.

Nhìn bộ dạng bùi ngùi không thôi của Chu Trị lúc này thì có thể đoán được 3-5 năm sau nghe lại bài từ kia, hắn cũng vẫn sẽ xúc động đỏ mắt.

Cố Ung quay lại chủ đề:

“Ngũ Tử Tư chết, Tôn Vũ quy ẩn.

Phù Sai bị hoàn toàn che đậy bởi sự cường mạnh của nước Ngô của hai chữ Bá Chủ, sự hèn mọn nhẫn nhục của Lạc Cưu Tiên, trí tuệ của Văn Chủng, Phạm Lãi và vẻ đẹp ôn nhu của Thi Di Quang.

Nước Việt ngấm ngầm dần dần thôn tính nước Ngô từ bên trong,

Phù Sai tự đại coi thường người khác mà mất cả giang sơn, hối hận không kịp.

Bởi không dùng bao nhiêu tranh đấu mà phần lớn nhờ vào chính trị nên sau khi Việt nuốt Ngô thì cũng kế thừa toàn bộ lãnh địa, tài phú và văn hóa của Ngô, hầu như chẵng hư hao mất mát gì.

Đại thần Văn Chủng khuyên Cưu Tiên nhân cơ hội này học theo Phù Sai, nối nghiệp bá chủ.

Việt Vương Lạc Cưu Tiên cho rằng Phù Sai mê luyến hư vinh và văn hóa ở đất Trung Nguyên, đánh mất bản sắc của nước mình, là một con đường sai, không thể học theo, đem thứ chữ Ngô Tề xóa bỏ, dung hợp chữ Ngô và chữ Việt nguyên gốc để làm quốc ngữ, bảo vệ truyền thống văn hóa Việt Ngô.

Rồi Lạc Cưu Tiên đem những vùng đất đai lưỡng Hoài, Giang Bắc mà ngay trước Phù Sai chiếm đoạt từ tay chư hầu Trung Nguyên trao trả lại cho nguyên chủ.

Ngài còn cử Phạm Lãi đi sứ nước Sở kết mối bang giao, củng cố lại liên minh Giang Nam của cha ông lập ra thuở trước, cho rằng người phương nam vốn là đồng bào anh em, nên đoàn kết chứ không nên học theo các nước phương bắc tranh đấu liên miên mà tự hại mình.

Bởi thế mà chư hầu Trung Nguyên coi khinh nước Việt là yếu hèn, những nước được trả lại đất đai không chỉ không cảm ơn còn chỉ trích Lạc Cưu Tiên thí vua, nói rằng Lạc Cưu Tiên vốn chỉ là nô lệ của Phù Sai, nào có quốc mà phục.

Theo như vị học giả nọ bình luận thì rất có thể vì Lạc Cưu Tiên đem chữ Ngô Tề hủy bỏ đã khiến cho Nho môn đương thời xa lánh nước Việt, mới tạo nên hiện tượng như thế.

Lạc Cưu Tiên có thể nằm gai nếm mật làm nô nhiều năm, nhẫn nhục kiên trì hiếm có trên đời, hiển nhiên sẽ không vì lời nói của bọn tiểu nhân làm tâm nổi sóng; nhưng hiện giờ ngài là vua của nước Việt hùng mạnh, đại diện cho muôn vạn con dân, sao có thể bỏ ngoài tai những lời sĩ nhục quốc thể, xem hành động của đám vô ơn kia như không có gì?

Thế là ngài bàn kế với Phạm Lãi, nhân lúc Văn Chủng bệnh mất mà giả cảnh quân thần bất hòa, đem Phạm Lãi trục xuất quốc tịch...”

“Không phải Phạm Lãi mang theo Tây Thi đi trốn sao?” -Chu Trị nhảy vào cãi...

Và nhận lại là một trừng mắt từ Cố Ung rồi cười cười gật nhẹ ý bảo [tau im, mi nói tiếp đi].

Cố Ung nghiêm trang tiếp tục:

“Phạm Lãi mang theo sứ mạng lớn, dùng thương nghiệp phát dương quang đại danh tiếng nhân nghĩa của người Việt ở các nước, dẫu mấy lần bị thế gia đại tộc phương bắc vu hại cướp đoạt vẫn có thể khôn ngoan thu phục lại được sản nghiệp bị mất, rồi khi giàu nứt một phương lại đem tài sản làm từ thiện hết thảy.

Như vậy mấy lần thì vang danh thiên hạ, người mang ơn lên đến trăm ngàn, tiếng ca tụng trãi rộng chư quốc, lại thêm Phạm Lãi lúc này đã không còn là thần tử nước Việt man di nữa mà là một hiền sĩ tự do, cho nên được vua Chu cho triệu kiến để tuyên dương đức hạnh của bậc thiện nhân.

Chuyện này cũng không hiếm lạ, từ Trịnh Trang lấn vua Chu về sau, các đời bá chủ dần áp chế vương quyền, chư hầu thân Cơ thị ngày một ít, vua Chu tất nhiên không từ bỏ ý đồ lôi kéo đối với bất kỳ một danh sĩ tự do trung lập nào, huống chi là Phạm Lãi hiện giờ có sức ảnh hưởng rộng khắp các chư hầu.

Phạm Lãi nhân được triệu kiến thì dâng lên cho vua Chu một thanh kiếm báu.

Ấy là Bá đạo chi kiếm, Trạm Lư, mà ngày xưa tông sư rèn đúc nước Việt là Âu Dã Tử nhận mệnh vua rèn tặng cho Hạp Lư, cha của Phù Sai, để hòa hoãn quan hệ hai nước; Phù Sai cực kỳ yêu quý kiếm này, những lần hội họp chư hầu đều mang theo nó diễu võ dương oai; nó đương nhiên phải nằm trong tay Lạc Cưu Tiên, người đánh bại Phù Sai.

Mọi người lúc này mới biết Phạm Lãi vẫn là thần tử của Lạc Cưu Tiên, là người nước Việt, tuyên dương đức hạnh của Phạm Lãi cũng là tuyên dương đức hạnh của người Việt.

Lạc Cưu Tiên đem nó tặng cho vua Chu chính là muốn nói nước Việt dù hùng mạnh nhưng cũng không có ý làm bá chủ, không có ý lấn át vua Chu, hi vọng hai bên có thể giữ mối quan hệ hòa hảo.

Vua Chu nhận lấy Trạm Lư rồi cho mở tiệc theo quy cách đón tiếp sứ thần một nước để khoãn đãi Phạm Lãi thay vì tiệc khao công mời dụ hiền sĩ tự do như đã định trước.

Cũng trong tiệc ấy, vua Chu dùng chính Trạm Lư để cắt xuống một miếng thịt hươu, gói lại giao cho Phạm Lãi mang về nước Viết, nói là đáp lễ cho Lạc Cưu Tiên.

Chu thúc thúc chắc cũng biết câu chuyện trục lộc thiên hạ, Tần mất hươu, Hán đoạt chi.

Trong mộ cổ kia lại ghi chép một câu chuyện khác,

Khi xưa Thương Trụ hung bạo, lo sợ chư hầu nổi loạn, nên bắt hết con trưởng của chư hầu đến Triều Ca làm con tin, lại dùng những chiêu trò ăn chơi đàn đúm để làm thui chột ý chí của họ, đợi sau này họ quay về kế nghiệp thì các nước chư hầu sẽ suy yếu.

Thương Trụ ưa thích săn bắn, thường dẫn đám con tin đi săn. Có một lần vì để khoe khoang trước mặt Tô Đắc Kỷ mà khoác lác muốn đoạt hết con mồi của đám con tin, trong đó có Bá Ấp Khảo, con trưởng của Tây Bá hầu Cơ Xương.

Truyền rằng Bá Ấp Khảo tính vốn nhân thiện, không muốn tàn hại giết chóc những sinh linh vô tội, thấy một con hươu bị thương thì băng bó, che giấu, rồi thả đi, nào ngờ con hươu nhớ ơn quay đầu lại nhìn Bá Ấp Khảo thì bị Thương Trụ bắn chết.

Mặc dù Bá Ấp Khảo nói tên trên mình hươu là của Thương Trụ vậy hươu này là của Thương Trụ săn, nguyện dâng lên hươu, nhưng cuối cùng Thương vẫn bại vào tay Chu.

Từ đó có thuyết nói hươu đại diện cho tấm lòng của muôn dân thiên hạ, Thương cường bạo nên mất hươu, Chu nhân thiện nên nhận được lòng dân hướng về.

Chu Vương đem thịt hươu cắt chia cho Lạc Cưu Tiên chính là công nhận địa vị chính trị của nước Việt.

Câu chuyện này được xem là điển hình của việc nhân nghĩa được tâm thiên hạ, mang đậm phong cách Mặc gia, cũng là một phần lý do khiến hai thầy trò ta cho rằng vị học giả nước Việt nọ hẵn là đệ tử Mặc môn, tức là bách gia sớm đã truyền vào Giang Nam từ lâu trước khi Tần diệt văn hóa, Hán độc tôn Nho.

Theo như thầy trò ta suy đoán thì chính học giả Mặc gia là những người đầu tiên đem Việt Vương Lạc Cưu Tiên xếp vào hàng Xuân Thu Ngũ Bá, sau đó thuyết này cũng theo sự di chuyển du học của bách gia xuống phía nam mà lan truyền rộng rãi.

Bởi lẽ theo như khảo cứu thì thuyết ngũ bá của Giang Nam có từ lâu trước thời Doanh Chính, không chỉ được học giả bách gia phương nam ủng hộ mà con lan truyền rộng rãi trong dân gian.

Tức là những gì thầy trò ta khảo chứng được quả thật là văn hiến cổ tiền Hán, thậm chí tiền Tần, mà không phải đồ giả mạo sản sinh trong vòng 400 năm nay”

Nói rồi đưa mắt về phía Chu Trị, tay giơ lên quyển sách viết tiếng Ngô Việt cổ nói:

“Cho nên câu hỏi đặt ra là

Chu thúc thúc có tin những gì thầy trò ta tổng kết được trong quyển sách này hay không?”

“Tin thì thế nào, không tin thì thế nào?”-Chu Trị nhăn mặt tỏ ra khó khăn.

Một mặt Chu Trị rất muốn tin, thử hỏi có vị hào hiệp nào không hi vọng những câu chuyện hùng anh mình nghe được là thật sự, nhất là khi nó còn liên quan tới tổ tiên mình? Ai cũng từng nuôi mộng tưởng một tay làm nên nghiệp lớn, nhưng nếu ông cha mình vốn chính là những người vĩ đại đi trước thì há chẵng càng đẹp thay?

Một mặt Chu Trị lại xoắn xuýt, bởi hắn sinh ra và lớn lên trong thế gia đại tộc dưới sự cai trị của Hán triều, từ nhỏ bị bắt đọc sách nho sử Hán, gần 30 năm nay chỉ nghe thấy những điều khác xa, thậm chí trái ngược với câu chuyện mà Cố Ung vừa kể. Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời, tư tưởng so với bản tính càng cố hóa, nếu như bản tính là đá sỏi cát sắt rời rạc thì tư tưởng chính là xi măng, bê tông.

Chu Trị lúc này đứng ở trạng thái thiên nhân giao chiến, tim bảo tau muốn tin, não bảo mài ngây thơ quá!

Cố Ung bình đạm gõ gõ quyển sách trong tay mình nói:

“Cho nên nói việc quân không thể gấp gáp, thật thật giả giả biết đâu mà lường.

Trong quyển sách này, hai thầy trò ta có tổng hợp được một số tình tiết thời Ngô Việt tranh phong.

Quân Việt ỷ vào vũ khí tinh xảo, giáp khiên bách luyện, đem quân Ngô đẩy lui liên tiếp, Binh tử Tôn Vũ mượn ưu thế địa hình cứu nguy cho Ngô, diệt gọn quân tinh nhuệ của nước Việt trong một trận đánh.

Theo như những mô tả trong sách và ước đoán của ta thì trận đánh ấy diễn ra...

Tại thung lũng phía trước!”

Hắn đột nhiên chỉ tay ra phía cửa lều, một làn gió nhẹ vô tình vén lên màn trướng, hé lộ ra một góc khung cảnh núi non trập trùng, rừng cây rậm rạp.

Trong đầu Chu Trị bổng hiện lên cảnh chiến trường nơi hai quân Ngô Việt gặp gỡ khi xưa, ánh đao bóng kiếm cuốn tung cát bụi, tên bay nỏ bắn réo vút tầng không, kẻ dùng công nghệ khí giới tối tân lấn át đối phương, người dùng mưu kế cao siêu lợi dụng địa hình đổi bại thành thắng.

Ai vì lý tưởng của người nấy, dũng sĩ hai bên đều nguyện đầu rơi máu chãy để bảo vệ lẽ phải trong tim, đều đã qua trăm năm, sớm trở về cát bụi, khó mà nói được mất đúng sai, ngay cả nước Ngô và nước Việt khi trước cũng đã chìm vào dòng sông lịch sử.

Nhưng hào hùng thì còn mãi, như in khắc vào sông núi, hiện hữu muôn nghìn thu, chờ đợi con cháu đời sau vén lên tấm màn bí mật bởi thiên nhiên che đậy để khảo chứng lại sử củ tích xưa, từ trong dòng sông thời gian tìm lại xương cốt của những anh hùng thuở thước, moi móc ra từ đáy sông ngọn lửa bất diệt lưu giữ ý chí của đời đời tiên tổ.

Cố Ung thấy Chu Trị thất thần thì cười nói:

“Khi trước Sở Trang Vương Hùng Lữ vì để xưng bá chư hầu từng thúc đẩy một liên minh giữa Sở Việt Thục Ngô, nha, chính là khá giống với chúng ta hiện nay, đương nhiên là không được đoàn kết và hùng mạnh như lúc này.

Thanh thế phương nam bởi vậy mà cực thịnh, dù Hùng Lữ mất đi đã lâu vẫn chẵng suy suyển, Trung Nguyên ngoài mặt chê bai là man di nhưng kỳ thực không người dám khinh thường, nhất là đối thủ một mất một còn của Sở là Tần càng cực kỳ e ngại.

Trong khi đám vương công đại tộc của các chư hầu khác, chỉ đam mê hưởng lạc, thỉnh thoảng lục đục với nhau vì những chuyện không đâu, thì các đời Tần Vương hầu như đều tham luyến việc binh đao cướp đoạt, có lẽ bởi quan Tây quá mức nghèo nàn, tựa tựa như người thảo nguyên bây giờ, chiến đấu đối với họ chính là cách thức sinh tồn tối ưu, vừa làm giàu mạnh bản thân, vừa cắt giảm dân số dư thừa.

Tần Mục Công về sau, các vua Tần nhìn thấy hi vọng bá chủ, đông chinh soán Chu thống nhất thiên hạ, nhưng ngặt vì quan tây nghèo khó, không thể nuôi chiến, vậy nên Tần nhắm vào vựa lúa Xuyên Trung, muốn chiếm Thục làm kho lương.

Nhưng Tần lại sợ Sở giúp Thục, thành thử làm trò ly gián khiến cho vua tôi nước Sở xào xáo.

Ngũ thị vốn là danh thần mấy đời giúp nước hưng thịnh lại bị chính tay Sở Bình Vương Hùng Khí Tật lệnh trãm cả nhà, chỉ có Ngũ Viên cải tên Tử Tư chạy thoát sang được nước Ngô.

Hạp Lư trọng hiền tài, một lần vi hành gặp Tử Tư liền quý, hỏi han cố sự mới biết ấy là tội phạm truy nã của đồng minh.

Hạp Lư không chỉ đem Ngũ Tử Tư giao cho Sở mà còn hết lời thương tiếc Ngũ thị, ca ngợi tài trí của Ngũ Tử Tư, thậm chí vì muốn thu phục đại tướng Ngũ Tử Tư mà hưng binh đánh sở báo thù nhà cho thần tử.

Ngũ Tử Tư vốn là binh quyền đại tướng, thông thuộc địa hình và bố trí quân lực của Sở, lại thêm Ngô vốn là đồng minh mà lại bất ngờ quay giáo, khiến cho Sở bại chóng vánh, tông miếu bị đập phá, mộ của Sở Bình Vương cũng bị lật lên để Ngũ Tử Tư quất xác cho hả giận.

Đoạn này Xuân Thu có ghi chép, Chu thúc thúc hẵn là biết”

Chu Trị gật đầu:

“Ngũ Tử Tư vì hiếu mà phản quốc là đúng hay sai đến nay vẫn là chúng thuyết phân vân.

Nho môn nhận đồng cách làm của Ngũ Tử Tư, các đời Hán đế đều lấy Hiếu làm thụy.

Đạo môn và Phật môn lại cho là Ngũ Tử Tư đơn thuần bị thù hận che mắt, không phải là chân chính hiếu đạo.

Giang hồ võ lâm đối với vị anh kiệt khi xưa chỉ có thể nói vừa yêu vừa hận, nhất là Kinh Sở bên kia”

Ở trong mắt Cố Ung thì Chu Trị chỉ nhìn thấy biểu hiện mặt ngoài mà không rõ nội tại bên trong nhưng hắn cũng không muốn dài dòng, nói tiếp:

“Dĩnh Đô bị công phá, Sở Chiêu Vương bỏ chạy, kêu gọi đồng minh hỗ trợ, nhưng lúc này Tần lại xuất binh xuôi nam công Thục, chỉ có nước Việt đủ sức giúp Sở.

Vua Việt là Lạc Doãn Thường hưởng ứng lời cầu cứu của đồng minh, điểm 3000 tinh nhuệ Việt trọng giáp và gần 2 vạn quân, hưng binh bắc tiến đánh Ngô ý đồ vây địch cứu bạn.

Trấn thủ hậu phương của Ngô khi ấy là Binh tử Tôn Vũ.

Di chỉ thầy trò ta đào được có đoạn nói rằng Tôn Vũ sớm đoán được thế cục này từ lúc Hạp muốnLư hưng binh báo thù cho Ngũ Tử Tư, vậy nên Binh tử sớm đã tra khảo địa hình, chọn trúng một thung lũng hoang vắng ở biên giới Ngô Việt, bí mật cho Ngô quốc tinh nhuệ giả làm thương nhân đi ngang qua, lén cải tạo địa hình, che lấp đi các lối mòn chỉ chừa lại hai đầu đường lớn.

Khi đó vua nước Việt là Lạc Doãn Thường đánh đến, Tôn Vũ lấy thân làm mồi, dẫn tinh binh nước Ngô giấu vào thung lũng, tỏ ý đồ đợi quân Việt giao chiến với đại quân Ngô thì bủa ra từ phía sau để đánh lén.

Kỳ thực Tôn Vũ biết người Việt giỏi về đánh sơn chiến, sao có thể mắc sai lầm này, dân sông nước như quân Ngô muốn trốn trong rừng núi ẩn giấu khỏi cặp mắt sơn thần của quân Việt là hoàn toàn không có khả năng.

Quả nhiên Việt Vương Lạc Doãn Thường phát hiện được quân Ngô tinh nhuệ ẩn núp trong thung lũng, cho rằng cả nước Ngô lúc này chỉ có Tôn Vũ có thể đảm đương nhiệm vụ nguy hiểm như vậy.

Thế là Lạc Doãn Thường tương kế tựu kế, sai tinh nhuệ Việt trọng giáp binh ý theo lối củ, dũng tiến vào bãi phục kích, chặn lại đường ra bắc của Tôn Vũ, còn bản thân thì quấn đường vòng theo cửa nam của thung lũng đẩy mạnh tới, muốn bắt sống Tôn Vũ, diệt quân Ngô tinh nhuệ, chặt một ‘tay’ của Ngô Vương Hạp Lư.

Ai ngờ đợi đến khi đội quân trọng giáp của Việt chặn cửa cốc thì Tôn Vũ lại có thể theo đường bí mật thoát ra ngoài, chỉ huy đại quân Ngô bên ngoài đánh từ phía sau của Việt trọng giáp.

Có Tôn Vũ chỉ huy, quân đội bình thường biểu hiện không kém quân tinh nhuệ là bao, mà quân Ngô tinh nhuệ trong thung lũng cũng được biết mưu lược của chủ tướng, sĩ khí không hề suy giảm, kiên dũng đánh ra.

Việt trọng giáp bị đánh gọng kiềm từ hai mặt, lại không có Việt Vương làm soái trấn giữ quân hồn, cuối cùng ít khó thắng nhiều, ý chí tan rã, bị diệt gọn.

Sau đó Tôn Vũ thu quân ra dựng trại, lập phòng tuyến chặn bên ngoài cửa bắc của thung lũng, đợi Lạc Doãn Thường đến, ý đồ dùng ưu thế địa hình kiên thủ, khả năng chính là vị trí chúng ta lập trại hiện giờ.

Lạc Doãn Thường biết mình bị trúng kế, tự tay hủy hoại 3000 Việt trọng giáp thì căm hận vô cùng, lại thêm bây giờ rút lui đi đường củ thì lỡ mất chiến cơ, ngộ nhỡ Hạp Lư quay về thì càng nguy hiểm, thế là liều lĩnh không nghe lời khuyên của thái tử Lạc Cưu Tiên, quyết tâm muốn cường công doanh trại quân Ngô.

Đại quân Việt từ nơi nhỏ hẹp đi ra từng đợt, hiễn nhiên không thể là đối thủ của quân Ngô, lúc này đã cướp đoạt được khí giới của Việt trọng giáp, bao gồm mấy trăm khẩu cường nỏ.

Đánh mấy lần không được, còn thương vong thảm trọng, Lạc Doãn Thường uất ức hộc máu mà sinh bệnh, hoàng tử Lạc Cưu Tiên thay cha ra lệnh thu quân về nước.

Không lâu sau đó Lạc Doãn Thường mất, nước Việt cũng trở nên yếu thế trước nước Ngô rồi dần dần sau này càng là bị con của Hạp Lư là Phù Sai xua binh thôn tính.

Theo hai thầy trò ta truy tra tìm hiểu nhiều nguồn từ sách sử đến đối chứng lời kể của dân gian về địa điểm của cuộc chiến ấy thì dần dần đều chỉ hướng đến thung lũng trước mặt.

Thực ra thì nếu không có trận chiến lần này, hai thầy trò ta vốn chuẫn bị đến thung lũng ấy khảo sát địa hình, hi vọng chứng minh những lời miêu tả trong lăng mộ cổ là đúng.

Thậm chí nếu có cơ may, có lẽ có thể tìm ra được càng nhiều di tích còn sót lại, mở rộng thêm hiểu biết về lịch sử Ngô Việt”

Chu Trị lúc này hiểu ra hỏi:

“Nói như vậy lời kể của tên dân phu kia là thật?

Quả là một tên may mắn, vậy mà có thể tìm được đường xưa Binh thánh ẩn giấu”

Cố Ung lắc đầu nói:

“Chưa chắc!

Lúc đầu ta cũng có ý định thử áp dụng kế này, ai ngờ bắt được đám dân phu kia lại khiến cho ta sinh lòng nghi vấn.

Đó chính là làm sao biết được Ô Giang hội không rành địa hình nơi này?

Mặc dù nơi đây hoang vu ít người qua lại nhưng nếu Ô Giang hội chọn nơi này để mai phục quân ta thì hẵn cũng đã từng dò thám một phen.

Nếu như tên dân phu kia là gián điệp của Ô Giang hội, muốn dẫn dụ chúng ta vào ổ mai phục thì sao?”

Chu Trị gật gật đầu nói:

“Ta hiểu ý ngươi!

Như vậy chúng ta hiện giờ cần phải quan sát thật kỷ hành động tiếp theo của tên dân phu kia, xem xem thế nào để tương kế...”

“Báo!

Lão gia!

Cố công tử!

Dân phu Ngưu Thương có việc bẩm báo!!!”

- Thân binh của Chu Trị đột nhiên bước vào trong trướng báo cáo, bóng dáng của trung niên dân phu vừa rời đi lúc nãy lấp ló bên ngoài cửa lều.

Chu Trị và Cố Ung quay mặt nhìn nhau nở một nụ cười nham hiểm kiểu [À há! Thời tới cản không nổi!], sau đó chỉnh lý lại thần thái rồi cho gọi Ngưu Trương vào.
Nhấn Mở Bình Luận