Lọc Truyện
Từ ngày 12/7/2024: Metruyenhot sẽ chuyển sang dùng tên miền metruyenhotmoi.com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ chúng mình và nhớ tên miền mới này nhé!

Việt Hùng Diễn Nghĩa - Tiểu Lão Nhân

“History is the version of past events that people have decided to agree upon.

Even when I am gone,

I shall remain in peoples minds, the star of their rights,

My name will be the war cry of their efforts, the motto of their hopes”

- Napoleon Bonaparte

“Lịch sử là chế bản về những sự kiện trong quá khứ đã được công chúng chấp nhận.

Ngay cả khi ta chết rồi,

Ta vẫn sẽ tồn tại trong lòng công chúng, là sao sáng chỉ đường ngay của họ,

Tên của ta sẽ là tiếng cổ vũ sĩ khí cho họ, là phương châm phấn đấu của họ”

- Napoleon Bonaparte, người đã nổ lực rất lớn trong việc thuyết phục nhân dân ở các vùng đất bị ông chinh phục bằng vũ lực tin tưởng vào sự vĩ đại của ông và tương lai tươi sáng mà ông sẽ mang lại cho họ, mặc dù chỉ đạt được thành công ngắn ngủi nhưng cũng để lại cho nhân loại rất nhiều di sản tham khảo về ‘lý thuyết tuyên truyền’, ‘quân sự chính trị học’, ‘ngôn ngữ báo chí’, …

- --------------

Chuyến đi Lư Giang lần này của Hoàng Hùng kéo dài hơn dự định gần nửa tháng bởi vì đủ loại lý do, có chính đáng, có trùng hợp, có vớ va vớ vẫn.

Đầu tiên là cùng đám hiệp sĩ giang hồ giao lưu hai ngày trời, kế đến họ tãn ra không bao lâu thì một cơ số gia tộc cở vừa và nhỏ cũng theo lời đồn đại mà nối nhau kéo đến nhà họ Chu, hy vọng có thể bắt chuyện cùng Hoàng Hùng mà Hoàng Hùng vốn mưu đồ mở rộng ảnh hưởng ở Hoài Nam, tự nhiên sẽ nhiệt tình tiếp đãi họ.

Thế nhưng bình thường thì những gia tộc này chỉ qua lại với Chu Thượng thôi chứ ít khi dám vào nhà bái phỏng Thái Úy phu nhân, bởi vì đẵng cấp khác xa nhau, càng quan trọng là những gia tộc này đều không có người làm quan, tối đa cũng chỉ có vài chức tiểu lại, thật sự với không nổi cửa phủ Tam Công.

Mà Hoàng Hùng cũng không thể dùng giọng khách lấn giọng chủ được, dù sao thì đây không chỉ là nhà Thái Úy, còn là nhà của sư đệ, cưỡng ép tiếp khách của mình ở đây quả thật có chút kỳ khôi.

Lúc đầu thì Hoàng Hùng dự định đến từng nhà thăm hỏi bàn chuyện, kết quả người càng ngày càng đông, dường như một nửa đất Hoài Nam đều tụ hội về vậy, thậm chí có thể nghe được một vài khẩu âm Hoài Bắc, cho nên căn bản không có khả năng bái phỏng từng người.

Thế là Hoàng Hùng bàn với Chu Thượng, tạm thời thuê mướn một trang viên biệt lập ở gần Sào hồ của nhà họ Chu, nói là thuê mướn nhưng Chu Thượng nhất quyết không lấy tiền vì sợ bị Chu lão phu nhân quở trách.

Quả nhiên, khi Chu lão phu nhân nghe con út thuật lại mong muốn của Hoàng Hùng thì bà ngay lập tức đồng ý, còn dặn dò Chu Thượng phải tiếp khách cho tốt, vừa gắn chặt tình đồng hương, đồng thời cũng muốn thể hiện cho những gia tộc kia biết sự rộng lượng của Chu gia, tránh xa mặt lâu ngày cách lòng.

Ngược lại suy tính của Chu Thượng và Chu lão phu nhân, các gia tộc cỡ vừa và nhỏ này cũng không phải muốn thông qua Hoàng Hùng để trèo lên Chu gia, bởi vì hầu hết mọi người đều bươn chải cuộc đời nhiều năm, tự hiểu được vị trí của mình ở đâu, cho dù may mắn ‘bắt quàng làm họ’ thành công thì cũng chỉ mưu được một vài chức vị nhỏ mà thôi, đối với gia tộc mình không có giúp ích gì nhiều.

So với việc ôm đùi của nhà quan thì những gia tộc này càng hy vọng có thể gia nhập vào Giang Nam 3 Minh hội, hay nói cho chuẫn là Đông Hải thương minh, về phần 2 cái khác thì chỉ là thêm vào, dệt hoa trên gấm thôi, nếu có thì tốt thôi, nếu không có thì cũng không đến nổi nào.

Hoàng Hùng cũng hiểu suy nghĩ này, bởi vì những người đến đây gặp hắn đều là người quản lý chuyện ‘dầu củi gạo muối’, đầu óc tự nhiên càng hướng về lợi ích kinh tế hơn lợi ích dễ thấy hơn là lợi ích tiềm ẩn của giáo dục, y tế và tình báo.

Vậy nên ngoại trừ việc phổ cập kế hoạch ‘dùng ruộng đất đổi kỹ thuật để gia nhập thương minh’ thì Hoàng Hùng cũng tiện thể quãng cáo cho Phu Văn lâu và Hồng Nghĩa đường một phen.

Phản hồi tức thời xem chừng khá ổn, các nhà sau khi biết được có cơ hội làm giàu thì đều hứa hẹn sẽ quyên góp xây dựng Phu Văn lâu và Hồng Nghĩa đường tại địa phương.

Thế nhưng muốn chứng thực hiệu quả thì phải đợi thời gian làm giám khảo, bởi vì vấn đề quan dân tách biệt càng tới gần Trung Nguyên thì càng rõ rệt.

Những gia tộc cỡ vừa và nhỏ nổi lên nhờ buôn bán kinh thường như vầy hầu như không có mơ tưởng đến việc ăn học làm quan, ở một khía cạnh nào đó thì so với Hàn môn còn không bằng, bởi Hàn môn nói cho cùng cũng là con cháu nhà quan, hoặc là bàng chi quá xa, hoặc là gia đạo sa sút, trong nhà không tiền nhưng danh vọng còn ở, thân thế còn dùng được.

Ví như nhà giàu nhất Từ Châu là Mi gia, bắt đầu từ 2-3 đời trước đã cố gắng cho con cháu học hành, hi vọng có thể trở thành ‘nửa quan nửa thương’ như Kinh Châu Hoàng thị, đáng tiếc cũng chỉ giật được vài chức phó thủ cấp huyện hoặc sai vặt trong quận, không nhìn thấy một chút cơ hội chấp chính địa phương hoặc vào triều Hán đế.

Đừng nói là xuất thân thương gia, cho dù là xuất thân quan gia mà đi quá sâu vào thương nghiệp thì cũng sẽ bị các thế gia nho học cách ly tại ngoài rìa.

Ví dụ như nhà họ Chân ở Ký Châu, trăm năm trước từng xưng hùng Ký Bắc, có nhiều đời tổ tiên làm đến chức Thái Thú, thậm chí tại Tây Hán còn xuất hiện qua Thái Bảo, Thái Phó, Thừa Tướng, xuất thân tuyệt đối không yếu hơn Viên thị, vậy mà bây giờ sở hữu đội buôn lớn nhất Hà Bắc, hoạt động kinh thương trãi rộng thảo nguyên, kéo từ U Yến Ô Hoàn sang đại mạc Tiên Ty đến Hà Sóc Hung Nô, lại một quan nửa chức cũng không có, trong nhà có một đống Hiếu Liêm nhưng chỉ có thể tự làm tự ăn, quanh năm cưỡi ngựa nói chuyện với người Hồ.

Bởi thế, tấm gương hiện thực rành rành ngay trước mắt, các gia tộc nhỏ và nhà giàu mới nổi cũng lười đi quản chuyện quan trường, chỉ chú trọng vào vòng giao hữu của mình, chia thành hai loại.

Một bộ phận thì chuyên chú làm ăn, thỉnh thoảng làm từ thiện, để giàu lại càng giàu, tích lũy danh vọng với đồng hương và võ lâm, hy vọng con cháu đời sau được an ấm,

Một bộ phận thì ưa thích mượn hơi tà đạo, ma giáo, làm điều ngang ngược để giải tỏa những bí bách trong lòng, đồng thời cực lực nuôi giữ hận thù với thế gia nho học.

Loại thứ nhất rất thích hợp với khối đồng minh mà Hoàng Hùng đang xây dựng, về phần loại thứ hai thì Đại Hiền Lương Sư của Thái Bình Đạo đang cực lực lôi kéo.

Việc giao lưu tiếp đãi đám thế gia vừa nhỏ này vừa kết thúc trong thành công, thì một sự trùng hợp lại xảy ra, lần nữa ngăn cản Hoàng Hùng đi Lư thành bái phỏng Thái Thú Lư Giang Lục Khang.

— QUẢNG CÁO —

Đó là sự việc thay đổi huyện lệnh huyện Thư.

Huyện lệnh đương nhiệm là Đào Khiêm từ chức, bám lên Trung Lang Tướng Trương Ôn, được Trương Ôn tiến cử làm Tư Mã dưới quyền, công văn từ Lạc Dương đã đến, huyện lệnh mới sẽ đến trong mấy ngày này để bàn giao sự vụ.

(P/s: Tác không rõ lắm về chức vụ trong quân đội hiện đại.

Nhưng các bạn có thể hiểu chức ‘Tư Mã’ trong quân đội thời phong kiến giống như kiểu thư ký hoặc cánh tay và tai mắt của tướng soái ấy.

Ngoại trừ giúp tướng soái làm những công việc sổ sách, quân lương, viết chỉ lệnh, thì uy thế cũng không dưới phó tướng, tất nhiên là với điều kiện tướng soái còn sống,

Bởi vì những người được giữ chức ‘quân Tư Mã’ thường thường đều là người thân cận của tướng soái, chả ai lại kéo một đứa ất ơ vào cản tay, cản chân, phá rối mình cả.

Cầm chỉ lệnh của tướng soái trong tay thì ‘quân Tư Mã’ có quyền giám sát các tướng lĩnh phía dưới, nhưng nếu tướng soái hẹo thì quân Tư Mã chỉ là anh lính quèn biết chữ)

Theo như lời kể của Chu Thượng thì từ khi Đào Khiêm lên làm huyện lệnh của huyện Thư đến nay đã hơn 10 năm, ông ta quản lý mọi việc ngăn nắp, tính tình hiền lành rộng rãi, nhiều lần tiến hành khơi mương đắp đê, mở rộng hiệu xuất trồng trọt, giảm bớt thiên tai lũ lụt, sự trù phú của huyện Thư hiện nay không thể tách rời khỏi những nổ lực của Đào, bởi thế nên rất được nhân dân kính yêu.

Đặc biệt là Đào Khiêm sở hữu vóc dáng cao lớn, có sức khỏe hơn người, mặc dù đã gần 50 nhưng vẫn ăn cơm 3 thố, nhấc cung vung cuốc thoăn thoắt, nắm ngoái từng cùng Chu Thượng tham gia đào mương với dân, linh hoạt không thua gì thanh niên trai tráng.

“Đáng tiếc!

Người như vậy lại chỉ có thể thui thủi làm huyện lệnh ở một góc nhỏ hơn mười năm trời.

May mắn của xứ này là bất hạnh của xứ khác a!”

- Chu Thượng nghe tin Đào Khiêm sắp ‘bỏ văn theo võ’ thì than tiếc không thôi, hy vọng Hoàng Hùng có thể giúp đỡ Đào Khiêm mấy lời bởi vì Trương Ôn đến từ Kinh Châu Trương thị, thuộc chi nhánh Nam Dương, tính ra cũng là thông gia và minh hữu lâu năm của nhà họ Hoàng.

Hoàng Hùng nghe vậy cũng gật đầu:

“Nếu quả đúng như Chu huynh nói thì thật đáng tiếc.

Người như vậy hẵn là nên giữ chức Châu-Quận, tạo phúc cho càng nhiều người mới đúng”

Chu Thượng có vẻ tức tối nắm chặt bàn tay đánh xuống bàn cái ầm:

“Đều do đám hủ lậu trong triều cả chứ đâu.

Lão già Lục Khang cũng là đồ ba phải”

Loại ngôn từ này thì Hoàng Hùng không thể tiếp, quan hệ hai bên con chưa thân đến mức cùng ngồi chọc khoáy triều đình, hắn có thể giữ bí mật cho Chu Thượng nhưng Chu Thượng thì chưa chắc không nói hớ ra ngoài, nếu như vào tai kẻ thù thì đây chính là ‘mưu đồ tạo phản’.

Thấy Hoàng Hùng bưng chén trà yên lặng thưởng thức thì Chu Thượng cũng biết mình vừa nãy kích động quá mức:

“Khà khà!

Để Hoàng công tử chê cười”

Hoàng Hùng đúng là chê cười hắn thật:

“Xì haha!

Vừa rồi Chu huynh dám chê Chu Thái Úy, Chu Thượng Thư và Chu Lạc Lệnh là hủ lậu nhé.

Cẩn thận ta viết một phong thư miêu ta tư thế oai hùng của huynh cho sư đệ của ta”

Câu này vừa nhắc khéo với Chu Thượng rằng không cần phải lo người ngoài biết chuyện vừa rồi, vừa khéo léo kéo gần quan hệ hai bên, đồng thời cũng làm sinh động bầu không khí để cho cuộc nói chuyện có thể tiếp tục, có thể nói 1 chiếc dép Lào đổ 3 chồng lon.

Chu Thượng mặc dù ưa thích phong cách giang hồ nhưng cũng là con nhà tông, tự nhiên hiểu được ý đồ của Hoàng Hùng, cười haha làm lành:

“Nếu vậy thì ta hy vọng Hoàng huynh đệ có thể nhẹ tay một chút,

Nhân tiện có thể nói với nhị ca ta rằng bọn họ muốn ta đăng ký Hiếu liêm cũng được,

Nhưng có một điều kiện”

Hoàng Hùng vốn chỉ nói đùa, nhưng nghe giọng điệu này thì có vẻ như mình nên việt một bức thư gửi Lạc Dương thật:

“Ồ, điều kiện gì?”

Chu Thượng nói:

“Ta không muốn đi Lạc Dương làm quan, cũng không muốn đi Trung Nguyên.

Ta muốn đến Đan Dương!!!”

Hoàng Hùng chăm chú nhìn Chu Thượng coi bộ đăm chiêu lắm.

Chu Thượng cũng không để Hoàng Hùng đợi lâu, ngồi thẳng lưng, nghiêm túc nói:

“Đào huyện lệnh xuất thân từ Đan Dương,

Hắn từng giúp ta mấy lần, đều là chuyện giang hồ nghĩa hiệp, không nói cũng được.

Nhưng ta không thể làm kẻ vô ơn được, huynh đệ bốn phương sẽ coi Chu Thượng này ra sao!

Cho nên ta dự định đi Đan Dương trả ân tình cho Đào huyện lệnh”

— QUẢNG CÁO —

Hoàng Hùng nghe vậy thì gật đầu mấy cái, xem chừng đã ngộ ra điều gì.

Chu Thượng liếc hắn một cái, uống cạn chén trà của mình rồi nói tiếp:

“Hoàng huynh đệ cũng là ngươi phương nam,

Hẵn cũng biết Đan Dương là vùng đất như thế nào.

Ta từng được bạn bè võ lâm báo cho biết, nhà củ của Đào huyện lệnh ở vùng ven núi hoang vu của Đan Dương,

Người ta đồn rằng tổ tiên bên ngoại của Đào huyện lệnh là người Mân Việt,

Cho nên mặc dù tài đức song toàn, văn võ đều thông, nhưng con đường thăng tiến gần như vô vọng”

Hoàng Hùng nhìn Chu Thượng rồi gật nhẹ, ánh mắt nồng đậm khen ngợi:

“Nếu vậy thì cộng đồng Mân Việt ở Đan Dương được nhờ rồi.

Chu huynh an tâm, ta sẽ viết vài phong thư cho thúc công và mấy vị ‘bạn hữu’ của Hoàng Lạc lâu.

Chỉ là khả năng phải ủy khuất ngươi từ quận lại làm lên”

‘Bạn hữu’ của Hoàng Lạc lâu là ai thì giang hồ đều biết, cứ nhìn tấm biển ‘Ngự Dụng Tửu Lâu’ treo cao là hiểu, chính là Thập Thường Thị chứ ai vào đây nữa.

Đan Dương vốn là một quận lạc hậu nằm ở khu vực giáp ranh của Từ Châu và Dương Châu, địa hình hiểm trở nhiều rừng núi, nơi ấy có rất nhiều dân tộc thiểu số, trộn lẫn cả ‘Đông Di’ và ‘Nam Man’ trong sách sử Xuân Thu của Nho giáo.

Vì vậy, muốn kiếm một chức quan ở đây kỳ thực không khó, ngoại trừ đi quan hệ thì dùng tiền là nhanh nhất.

Chức vị Thái Thú thì không dám hứa chắc vì ở Đan Dương cũng có rất nhiều người Hán chứ không phải như Giao Châu, Ích Châu và Lương Châu, cho nên vẫn cần đám thế gia gật đầu mới được.

Thế nhưng quận lại hoặc huyện lệnh thì dễ vô cùng, muốn bao nhiêu có bấy nhiêu, nếu không có thì chính là do chung tiền chưa đủ nhiều.

Hoàng Hùng đã đoán ra mục đích của Chu Thượng là chức Thái Thú, bởi vì Huyện lệnh căn bản không có năng lực và tư cách đi giúp đỡ người Mân Việt ở Đan Dương, cản tay cản chân rất nhiều, làm gì cũng phải ngó mặt người khác, đặc biệt là Thái Thú và Thứ Sử, đi ngược với đường lối phía trên thì dù thành tích có tốt đến đâu cũng chỉ có thể giống như Đào Khiêm, cả đời không ngóc lên nổi.

Mà nếu Chu Thượng muốn làm Thái Thú thì cách nhanh nhất là bắt đầu từ quận lại làm lên, bởi vì trừ phi có trường hợp đặc biệt, nếu không thì Huyện lệnh cũng phải trãi qua một thời gian làm quận lại mới có tư cách lên làm Thái Thú, mặc dù về mặt hàm cấp thì quận lại ở dưới Huyện lệnh.

(P/s: Thời này nó thế đấy, Sở Trưởng và Cục Trưởng lại có hàm cấp nhỏ hơn Chủ Tịch Huyện.

Chủ Tịch Huyện muốn lên Chủ Tịch Tỉnh lại yếu cầu phải có kinh nghiệm làm Sở Trưởng, Cục Trưởng)

Chu Thượng cười chân thành, cuối đầu cảm ơn:

“Quả nhiên không giấu được Hoành huynh đệ.

Đúng vậy, sự thật vốn chẵng phải lời đồn, lại càng hơn lời đồn,

Theo như ta biết thì không chỉ bên ngoại của Đào huyện lệnh có gốc Mân Việt mà bên nội của ổng cũng chẵng phải người Hán, là người Cửu Lê.

Hồi thanh niên thì Đào huyện lệnh vẫn thường mang lương gạo lên núi trợ giúp đồng bào, nghe nói ổng còn cùng mấy vị thủ lĩnh sơn trại xưng huynh gọi đệ, học được một tay bắn cung thiện nghệ, săn gấu bắt hổ không phải chỉ một lần hai lần.

Chả trách được tuổi gần 50 mà vẫn dẽo dai cường kiện!”

Hoàng Hùng gật đầu gọi tốt, sau đó đồng ý lời mời của Chu Thượng, cùng đi thăm hỏi Đào Khiêm một phen, lúc gặp mặt là khi Đào Khiêm đang cởi trần luyện võ tập cung, bảo là:

“Để ôn rèn lại chứ bỏ lâu quá sợ vào trong quân bị đám lính trẻ nó khinh mình già”

Biểu hiện quả giống như Chu Thượng nói, tính tình rộng rãi hiền lành, thân hình cao to không thua gì Đinh Ba và A Bố, đặc biệt là có ‘chút chút’ nhiều lông lại còn ưa vung tay múa chân, ăn to nói lớn, khác hẵn với hình tượng nho tướng của Lư Thực, một người cũng sở hữu tạng vóc cao lớn nhưng bề ngoài lại cực độ thiên về nho sinh.

Nói thật, nhìn biểu hiện của Đào Khiêm thì Hoàng Hùng cảm thấy ông lão này hồi trẻ chắc cũng không khác mấy với Chu Thượng bây giờ, có thể ngồi vào chức Huyện lệnh cũng đã cực kỳ gian nan, không chỉ vì gia cảnh xuất thân ‘không tốt’ trong mắt triều đình, mà cũng có phần vì tác phong quá mức ‘quân võ’.

Theo Hoàng Hùng, có lẽ Đào Khiêm đi đường quân đội mới là lựa chọn chính xác, chỉ cần không quá xui xẻo, có Trương Ôn dìu dắt thì tương lai có khả năng trấn thủ một phương, hoặc ít nhất cũng làm được Trung Lang Tướng.

(P/s: Thời bình thì Trung Lang Tướng chỉ dưới Đại Tướng Quân, cho dù là An Bình Trấn Chinh cũng không có quyền tùy ý điều động Trung Lang Tướng)

Ngồi nói chuyện với Đào Khiêm một buổi, Hoàng Hùng có ấn tượng tựa như gặp được những bác gấu tốt bụng trong truyện cổ của đồng bào Môn Việt vậy.

Hắn đã quyết định chuẫn bị gia tăng thêm chút nội dung trong thư gửi Hoàng Uyển và Thập Thường Thị, ngoài ra còn cần viết một bức cho Hoàng Thừa Ngạn nữa, để thông qua đó, liên lạc với nhà họ Trương.

Quyết định như vậy, tối đó Hoàng Hùng liền chấp bút viết hai bức thư gửi Lạc Dương, về phần bức còn lại thì để gặp mặt Lục Khang rồi viết chung một thể cũng được, không phải quá gấp gáp.

Tiểu tử Ô Vũ cũng bị Hoàng Hùng trấn áp trong phòng, bắt rèn chữ, tên này viết chữ đã xấu lại còn hay thiếu nét, Lý Năm chê hắn thì hắn lại hô hào nói rằng mình biết tiếng Tây Vực các kiểu.

Kết quả viết ra một loại chữ hơi giống với chữ Latin của Marco Polo, chỉ là … xấu pà cố!

— QUẢNG CÁO —

Nhưng cũng vì thế mà Hoàng Hùng càng chắc chắn về việc văn hóa lịch sử của hai thế giới có phần tương tự, thậm chí từ thái độ kỳ quái của Ô Vũ đối với Chu Du thì Hoàng Hùng có cơ sở để tin rằng những nhân vật tương tự của thế giới này đã từng xuất hiện trong lịch sử của thế giới Ô Vũ.

Chỉ là Hoàng Hùng cũng không cảm thấy nhất thiết phải mang Ô Vũ đi lưu lạc Trung Nguyên.

Thứ nhất là vì ở trong mắt Hoàng Hùng thì chỉ có những nhân tài xuất thân bình dân mới thích hợp phương nam này, những nhân tài có gốc gác to lớn sẽ mang lại tai họa ngầm cho chế độ tương lai, mà Ô Vũ lại là nhân tài trong lĩnh vực kỹ thuật, thay vì lôi kéo hắn đi Trung Nguyên mò mẫm từng thôn từng làng để moi móc nhân tài bình dân, còn không bằng để hắn yên vị tại Trường Sa phát triển công nghệ.

Thứ hai là vì tính cách của Ô Vũ, cứ nhìn bộ dáng tên này rất bức bối khi bị Hoàng Hùng trấn áp sau sự việc ‘ý đồ bắt cóc Chu Du’, lại thêm mới lúc ăn cơm tối, vừa nghe Hoàng Hùng nói ban ngày gặp được Đào Khiêm, dự định viết thư tiến cử nâng đỡ một phen thì Ô Vũ lại cười tươi như diễn hề, còn vỗ vai Hoàng Hùng như thể thầy khen trò:

“Làm rất đúng, làm đúng quá! Hậu sinh khả úy! Hứa hứa hứa!”

Phải biết rằng mục đích chủ yếu của chuyến đi Trung Nguyên này là

‘An toàn lành lặn tiến vào hạch tâm của phe bảo hoàng,

Trở thành trợ thủ đắc lực của Lưu Hoành,

Làm cơ sở để kiếm một quan chức cấp cao nơi phương Nam’,

Chứ không phải là

‘Khoe khoang khoác lác biểu hiện khác người,

Trở thành công địch của thế gia lẫn hoàng quyền,

Làm nấc thang để đi lên đoạn đầu đài chém đầu thị chúng’.

Cho nên Hoàng Hùng đã đóng mác ‘nhân tố không ổn định’ cho Ô Vũ, cũng càng quyết tâm nhốt hắn ở Trường Sa cho đến khi Hoàng Hùng đem theo quan tước trở về.

Sáng hôm sau, Hoàng Hùng đang ăn sáng thì nghe tin quan huyện mới đã tới, chỉ là có chút kỳ khôi, Chu Thượng vừa báo ra tên Chu Tuấn thì cuộc nói chuyện chẵng mấy chốc liền biến thành cuộc thi hỏi đáp của Ô Vũ và Chu Thượng, người trước hỏi, người sau đáp.

Sau đó Ô Vũ biểu hiện không khác gì lúc gặp Chu Du, thậm chí còn hối thúc Hoàng Hùng đi chào hỏi quan huyện mới.

Cái này đương nhiên là không được, mục đích Hoàng Hùng đi chuyến này là gặp Lục Khang, kéo 1, kéo 2 không thể kéo 3, hết việc này tới việc khác thì đến bao giờ, làm sao có thể đảm bảo đi gặp Chu Tuấn xong lại không lòi ra chuyện khác.

Huống hồ hắn có lý do gì đi gặp Chu Tuấn đâu, không thân chả quen cũng không có gì cần nhờ vả, hơn nữa Chu Tuấn là thuộc cấp trực tiếp của Lục Khang,

Đào Khiêm thì cũng thôi đi, dù sao cũng đã từ chức, hơn nữa còn có Chu Thượng bắc cầu, Trương gia của Trương Ôn cũng quen thân với nhà họ Hoàng.

Nhưng nếu Chu Tuấn vừa tới nhậm chức mà một người Kinh Châu từ xa tới như Hoàng Hùng liền đến kết giao thì sau này nếu bị Lục Khang vặn hỏi phải trả lời thế nào,

“Nói chuyện chơi chơi làm thân thôi???”

Quan với dân mà nói chuyện chơi chơi làm thân???

Ma nó tin!

Tuy nhiên, Hoàng Hùng cũng không phải hoàn toàn không có hứng thú với Chu Tuấn.

Bởi theo lời Chu Thượng thì Chu Tuấn không phải con em của Hoài Nam Chu gia, cái này đương nhiên, nhưng cũng không phải họ hàng của Ngô Hội Chu gia, mà hắn xuất thân từ một gia đình thương buôn nhỏ ở Cối Kê, hơn nữa cực kỳ ly kỳ là con đương quan lộ thông suốt vô cùng của hắn.

Cùng là xuất thân có phần thảo mãng giang hồ khí, nhưng trong khi người tài năng như Đào Khiêm trằn trọc tới gần 40 mới ngồi lên được chức Huyện lệnh, mà Chu Tuấn thì mới 26-27 tuổi đã làm tới Lan Lăng Huyện lệnh, hiện giờ mới ngấp nghé 30 liền được điều đến ăn quả của Đào Khiêm để lại.

Những quan huyện có tài nhưng không thể tiến lên như Đào Khiêm kỳ thực rất nhiều, bởi vì cả thế gia và bảo hoàng đều muốn nuôi họ tựa như nuôi heo, đợi đến lúc ‘heo mập’ thì điều họ đi, thay ngươi phe mình vào, hòng hái quả, lấy thành tích, dễ dàng nâng đỡ lên chức cao hơn.

Đào Khiêm đã được nuôi hơn 10 năm, huyện Thư cũng đã cực kỳ ‘mập’, hoàn toàn không cần phải tiếp tục nuôi.

Cho nên Chu Tuấn chỉ có thể là thế gia hoặc phái bảo hoàng.

Thế nhưng bất kể là phe nào thì đều không quá thích hợp với cái thân thế của Chu Tuấn.

Hoàng Hùng dự định cho người đi điều tra một phen.

Hắn không có ý định gặp Chu Tuấn lúc này nhưng có lẽ sau này sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhau.
Nhấn Mở Bình Luận