“Hức! Hức! Hức!
Truy nã của tớ bị giảm mất rồi.
Nhìn nè,
Chỉ còn có 150 triệu Berry thôi …”
- Lời thoại của Luffy trong series One Piece.
Tác chỉ muốn hỏi ai có cùng sở thích với ta thì giơ tay.
- ----------
Một đoạn đường mòn trên Tần Lĩnh, nối Quan Trung và Tư Lệ.
Đoàn buôn nho nhỏ vài mươi người vừa tiến lên vừa râm ran bàn tán những chuyện thời sự đương thời, nhất là tin tức từ kỳ Trung Thu văn hội vừa rồi.
Trong đoàn có một vị thanh niên trẻ chừng 20-21 tuổi, đầu buộc khăn chít, tay cầm quạt lông, bận đồ nho môn đặc trưng, thân cao dáng thẳng, tư thế oai phong, so với đám nho sinh yếu ớt trong Thái học thì nhiều một phần sương gió năng mưa.
Đi bên cạnh hắn là một thiếu niên thư đồng thấp hơn cả cái đầu:
“Công tử!
Đám người này có phải quá phóng đại hay không?
Cái gì mà hàn môn lĩnh tụ tương lai.
Theo tiểu Cát thấy, họ Hoàng kia hẵn là dùng tiền mua danh.
Trung Thu văn hội vừa rồi không có công tử tham gia, nếu không nào đến lượt hắn dương oai …”
Tên thư đồng tiếp tục làu bàu khó ở, hoàn toàn không nhận ra rằng công tử của hắn chẵng hề để ý đến hắn, mà chỉ đang lẫm nhẫm gì đó:
“Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm, bể lặng mới yên tấm lòng.
Dịu thay, lời tại nông gia, ý thẳng mây xanh!
Chỉ cần tài học đủ đầy, kiên trì bền bỉ, thì mặc cho trời đất đổi thay, gian truân vất vả ra sao, sớm muộn cũng có ngày công thành tâm toại.
Đây là khuyên mỗi người chớ hùa theo ăn bám lẫn nhau mà phải biết tự mình phát huy sở trường, tự làm tự ăn nha!”
Trong lúc hai người công tử, thư đồng đang chú tâm vào suy nghĩ của mình thì một tiếng gọi oang oang vang lên từ phía trước:
“Hồ công tử!
Thêm mấy dặm nữa là rời khỏi Tần Lĩnh.
Sắp tới bọn ta chuẫn bị ngoặt lên Tây Bắc, hướng về Hà Sóc, ven đường có lẽ sẽ ghé qua Trường An một ngày.
Hồ công tử dự định chia ở đây hay là cùng chúng ta đi tiếp?”
Vị công tử họ Hồ dường như có thuật phân tâm, mặc dù một bên chìm trong tâm thức, bên kia vẫn có thể nghe rõ âm thanh xung quanh, nhanh chóng đáp lại:
“Cảm tạ Từ thúc thúc nhắc nhở!
Học sinh đột nhiên nghĩ muốn đi Giang Nam.
Không biết Từ thúc thúc có thể chỉ bảo phương đường giúp ta không?”
Gã thư đồng lập tức bị lời này của công tử nhà mình làm cho sững sờ, rõ ràng đã nói từ đầu là thăm thú phong tục quan Tây mà sao giờ lại quay phắt xuống Giang Nam.
Ông chủ đội buôn thì không cảm thấy kỳ quái, bởi ổng đã tiếp xúc nhiều với những thư sinh ưa thích loại hình du học lịch luyện thiên hạ này.
Theo ông thấy thì bọn họ không cố chấp cổ hủ như những thư sinh nhà giàu tụ tập trong học lâu, đình viện ở thành trì lớn, mà ngược lại, tính cách rất là tiêu sái tự tại, này đây mai đó, có người còn tinh thông cả võ công kiếm thuật, ngàn dặm độc hành, không thèm nhờ vả đi chung với thương đội luôn, chuyện nửa đường quay gót là bình thường.
“Bây giờ đã vào địa phận Quan Trung.
Hồ công tử muốn tới Giang Nam vậy thì nên đi đường Vũ Quan, vào Nam Dương, rồi qua Tương Dương.
Quan Tây dân phong có chút hung hãn, năm rồi nạn hạn hán khá nặng, giặc cướp lộng hành khắp nơi.
Quân binh triều định lại dồn cả vào Đồng Quan để chống đỡ Khương Hồ.
Theo ta thấy thì Hồ công tử trước hết nên cùng chúng ta đến Trường An, sau đó đi Hoàng Lạc lâu hỏi thăm xem có đoàn buôn nào của họ trở về Giang Nam không thì đi cùng.
Từ sau khi lệnh kiểm soát thương mậu nam bắc ban ra, đã có rất ít đoàn buôn giống như bọn ta đi về phương nam,
Hiện giờ hầu hết đều là do con em hào môn vọng tộc lĩnh đội, tình tình bọn họ nói thật là không quá tốt, Hồ công tử hẵn là cũng không yêu thích gì.
Vẫn là đi cùng với thương đội của nhà họ Hoàng là chắc ăn thoải mái nhất”
Ông chủ đội buôn vừa mới nói hết câu, vị công tử họ Hồ còn chưa kịp đáp lại thì thư đồng liền buột miệng hô:
“Quả nhiên là bị mua chuộc từ trước!”
Ông chủ đội buôn nghe thế nhiếu mày khiến cho vị công tử nọ chỉ đành cười cười cuối đầu tỏ ý xin lỗi, trịnh trọng nói:
“Từ thúc thúc xin chớ để ý!
Thư đồng của ta lần đầu đi quan Tây, chắc là không hợp khí hậu, trúng gió rồi”
Sau đó quay sang thư đồng tiểu Cát nghiêm giọng:
— QUẢNG CÁO —
“Bớt suy nghĩ vẫn vơ, kiểm tra lại hành lý xem có rơi mất gì không.
Nhìn thái độ này của ngươi là ta nghi lắm, hình tiểu Quyên bị mất là ta không vẽ lại giúp đâu”
Tiểu Cát vừa nghe thế thì hai mắt lập tức hiện lên chữ hoảng, sau đó lúi húi quay qua quay lại, cúi lên cúi xuống tìm tòi gì đó một hồi, cuối cùng lôi ra một trang giấy hơi úa vàng được gấp nếp cẩn thận, rồi vội mở ra xem có bị hư hại gì không.
“A chu choa!
Thiếu nữ đang tưới hoa mẫu đơn sao?”
- Một thanh niên đi cạnh hô lớn.
Ở phía trước đột nhiên vang lên âm giọng quan Tây của vị tráng sĩ hộ tống:
“Gió Tây lắm cát bụi, cẩn thận xuân ý bay”
“Ahahahahaha!”- Cả đoàn người cười vang nguyên đoạn đường nhỏ, âm thanh ồm ồm của nhân loại đem chim chóc và động vật nhỏ hù dọa ríu rít vang.
- -------------
Lỗ quốc, Khúc Phụ,
Mặc dù Khổng Khâu đã qua đời 6, 7 trăm năm, đạo Khổng cũng sớm đã bị một bầy nghịch đồ cải biến, hư cấu 3, 4 trăm năm, nhưng hương hỏa tình còn tại.
Khúc Phụ dù không phải thành lớn nhưng hàng năm vẫn có hàng trăm, hàng ngàn thư sinh nho học từ những châu quận biên thùy lặn lội dặm đường xa đến bái tế Khổng Thánh từ.
Bởi vậy nên nhà họ Khổng dù không phải hào phú, quyền quý gì nhưng danh vọng vẫn còn ở, đám thế gia Trung Nguyên tuy khinh thường trong lòng những cũng không dám biến thành hành động thực tế, sợ bị thế nhân chỉ trích.
Đương nhiên, cũng sẽ không có thế gia nào để con em dòng chính đến đây bái viếng Khổng Khâu,
Một phần là vì sợ làm lớn mạnh danh vọng của nhà họ Khổng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi hiện tại của phe mình.
Các đời Hán đế đều cực kỳ tinh, so với họ Viên, họ Dương, hay các họ lớn khác của Trung Nguyên thì Lưu thị càng hy vọng Khổng thị, Mạnh thị lên làm tam công, cửu khanh,
Bởi vì mặc dù đám ấy nói nhiều nhức đầu nhưng được cái là không mưu lợi riêng, không tiếm quyền lực, thậm chí đôi lúc còn hổ trợ hoàng quyền, công kích thế gia.
Một phần nữa là vì cảm thấy không cần thiết, bởi vì cho dù được đến người nhà họ Khổng tung hê thì cũng chỉ thu hút được mấy đứa hàn môn, dân nghèo mà thôi.
Nhà họ Khổng được người đời xưng tụng là con cháu Thánh nhân, nhưng phúc đức thật ra cũng chẵng sâu dày đến đâu, phân gia chỉ có vài nhánh nhỏ phân bố quanh đất Tề Lỗ, chủ gia hàng năm cũng chỉ đón tiếp được một số chí sĩ nhà nghèo đến từ biên thùy xa thẳm và một số nông hộ nhận ơn trong vùng.
Cũng giống như lúc này, đang có một toán con nhà nông áo vãi lam lũ, chân gì giày cỏ, tay xách giỏ trứng, tay cầm mớ rau được quản gia nhà họ Khổng đón tiếp trước cửa.
Bổng dưng ở phía xa xa có một thớt ngựa lao nhanh đến, người trên ngựa là một thanh niên thư sinh mày đen như mực, râu hình đầu bút, văn khí mười phần.
Chỉ là cũng văn nhược mười phần, con ngựa phóng đi ngày một nhanh, xem chừng đã vượt khỏi tầm kiểm soát, minh chứng dễ nhất là kẻ cưỡi ngựa đang hô to:
“Tránh ra! Mau tránh ra! Ngựa thoát cương! Ngựa thoát cương!”
Vừa lúc này từ phía sau đoàn người biếu quà cho nhà họ Khổng, đột nhiên gia nhập thêm một cụ bà lưng hơi còng, na xách theo giỏ táo, bước đi có chút khập khiễng, mắt nhìn còn sáng nhưng coi bộ tai đã điếc đặc, hoàn toàn không nhận ra vị trí nguy hiểm của mình, thấy mọi người nháo nhào cả lên còn gọi to gọi nhỏ bảo kẻ phía trước xếp hàng, chớ phạm vào lễ quy của nhà họ Khổng.
Nhìn thấy cảnh này vị quan gia nọ ba chân bốn cẳng lao đến cứu trợ, thế nhưng bị nhựng người phía trước chen lấn, làm cho lỡ một nhịp, miệng hô to “Chạy mau” mà khóe mắt thì như muốn rách cả ra, nhìn con ngựa lao về phía bà lão.
Đúng ngay lúc con ngựa sắp tông vào bà lão thì vụt một phát, bóng ngừa lướt qua, ôm chầm lấy bà lão nhảy né sang một bên, cứu nguy trong gang tất.
Nhưng sự việc còn chưa xong, con ngựa đang lồng lộn chưa chịu dừng lại sau pha hiểm hóc ấy mà tiếp tục lao nhanh như muốn tìm mục tiêu kế tiếp, trước khi bị bốn cánh tay thô to ghìm lại, ép quỳ giữa đường, tiện thể đưa vị kỵ sĩ thư sinh yếu đuối hạ cánh an toàn, không một chút xây xát.
Vị thư sinh nọ ngay lập tức muốn cảm ơn, ai ngờ ngước mặt lên liền nhìn thấy một bộ mặt hung thần ác sát, làm bị dọa cho giật cả mình.
Lúc này một trong hai vị tráng sĩ liền lên tiếng:
“Vị công tử này lần sau cẩn thận một chút.
Nếu như thể trạng không đủ thì chớ cưỡi ngựa khỏe.
Ta xem con ngựa của ngươi mang đặc điểm ngựa Khương, mặc dù kích cỡ này không phải ngựa chiến nhưng còn giữ tính hoang dã rất nặng, khó mà thuần phục.
Tốt nhất là đổi một con khác đi!”
Nói rồi quay sang bảo vị tráng sĩ có khuôn mặt hung thần ác sát nói:
“Văn đệ đi thôi!”
“Vâng Nhan ca!”
- Hai người lập tức rời đi.
Thư sinh kia lúc này mới định hình lại, cuối đầu cảm ơn rối rít, thậm chí xin biếu tặng con ngựa cho hai vị tráng sĩ, đáng tiếc là người ta không muốn nên cũng đành thôi.
Đang chặc lưỡi hối tiếc một cơ hội kết giao thì phía sau vang lên giọng nói chính trực:
“Vị huynh đài này chỉ nghĩ ơn nghĩa anh hùng.
Sao không nhìn thấy bình dân khổ đau?”
— QUẢNG CÁO —
Vị thư sinh kia lúc này mới giật mình nhận ra mình quên xin lỗi bà lão nọ, vội vàng chạy lại muốn hổ trợ nhặt táo lại thấy quả thì dập nát, quả thì bẩn dơ, be bét cả, nhất thời không biết làm sao.
“Con ngựa còn sống nhăng nhăng, giỏ táo thì đã dập bẩn cả rồi!
Huynh đài tính làm sao đây?”
- Người mở miệng cũng là người cứu bà lão lúc nãy, một thanh niên trẻ lưng đeo kiếm, mặt rám nắng, không để râu, nhìn sơ qua thì trẻ hơn hẵn thư sinh nọ, chắc chỉ chừng 17-18 tuổi, song cặp mắt quắc thước và cán kiếm nhô ra khỏi vai biểu thị rõ ràng rằng đây không phải người dễ trêu.
Giữa lúc thư sinh kia đang lúng túng thì quản gia nhà họ Khổng đã đang cầm tay bà lão nọ nói:
“Thái Sử cô cô không có việc gì chứ?
Ai da!
Ngài không phải chuẫn bị đi Đông Lai sao?
Ta đang chuẫn bị quá trưa liền qua nhà thăm hỏi.
Ngài làm gì phải lên đến tận cửa cơ chứ?
Có việc gì thì sai một đứa nhỏ trong thôn đến báo là được rồi mà!
Lão gia mà biết được sẽ trách ta không biết điều cho mà xem!
Chị dâu ở đâu sao không đi hộ ngài?”
Bà lão có tiếng nghe được, có tiếng nghe không rõ, đáp:
“Ôi, ôi!
Cháu ta ở Đông Lai bái được thầy hay.
Nó muốn mang theo lão thái bà ta và con dâu qua bên đó.
Lần này chỉ sợ là lần cuối cùng đến Khổng gia.
Có mớ táo sau vườn vừa mới chín mùa, bây giờ lại hỏng cả rồi.
Đáng tiếc a!”
Quản gia dường như cũng đã quen với kiểu đối đáp này, cuối xuống đất lựa một quả táo còn lành lặn nhất, phủi phủi quẹt quẹt rồi cắn ăn, vừa nhấm nháp vừa nói lớn vào tai bà lão:
“Táo ngon!
Ta nhớ hồi nhỏ toàn trèo ăn trộm!
Có mấy lần bị Thái Sử bá bá bắt tận mặt!
Bây giờ nghĩ lại vẫn còn vui!”
Bà lão gật đầu nở một nụ cười móm mém nói:
“Nhà ta đi rồi cũng chỉ còn lại mỗi cây táo ấy, tặng hết cho ngươi”
Quản gia lúc này mới lựa lời hỏi:
“Chị dâu đang bận ở nhà dọn đồ sao?”
Bà lão thờ dài đáp:
“Haizz! Nó trèo cây hái táo, lúc xuống bị trượt chân, đi đứng không thông, đang nằm ở nhà ấy”
Sau đó lại nhìn mớ táo nát trên mặt đất than:
“Đáng tiếc a!”
Quản gia nghe thế liền nắm lấy tay bà lão nói:
“Thái Sử lão ẩu chớ đau buồn.
Mùa sau táo lại nở hoa, để đến lúc đó lão gia sẽ gửi qua Đông Lai cho ngài.
Ngài mau mau vào trong phủ nghĩ ngơi, đợi ta giải quyết xong mọi chuyện lại theo ngài đi thăm chị dâu”
Nói rồi vừa dìu bà lão, vừa quay sang nói với hai thanh niên kia:
“Xin Trần công tử và Đan thiếu hiệp vào phủ trước rồi sau đó hẵn bàn chuyện”
Mấy anh gia đinh của nhà họ Khổng lúc này cũng đã tới nơi hổ trợ, người thì dọn táo, kẻ thì dắt ngựa, lanh lẹ vô cùng, không ngại bẩn khó, xem chừng đều là con nhà nông.
- ----------
Quản gia sắp xếp chổ nghĩ cho bà lão nhà Thái Sử sau liền đi gặp hai thanh niên nọ.
Chỉ là lúc này họ đã tay bắt mặt mừng tựa như anh em bốn biển một nhà.
“Đan huynh không những làm người hiệp nghĩa, thi từ văn phú cũng thật là xuất chúng.
Đáng tiếc không tham dự Trung Thu văn hội vừa rồi, nếu không tuyệt đối có thể vang danh thiên hạ!”
“Trần huynh quá khen, phận hàn môn như chúng ta nói gì đến vang danh thiên hạ.
Phúc chỉ mong có thể luồn lách trong khe hẹp, làm lại, làm lệnh, báo ơn cha mẹ, phụng dưỡng song thân lúc xế chiều”
“Đan huynh sao lại nói vậy?
Lâm nghe nói văn hội ở Lạc Dương vừa rồi, Hoàng công tử thay hàn môn nói chuyện, hót một tiếng vang trời, khắp Tư Lệ chấn kinh.
Thế gia lui tránh, danh sĩ tụng ca, đương kiêm thánh thượng cũng ngự chiếu ban ân!”
“Còn có việc này?
— QUẢNG CÁO —
Phúc gần đây lưu lạc giang hồ, thật sự không nghe nhiều tin tức”
Quản gia nhà họ Khổng nãy giờ đứng nghe, lúc này mới cười mở miệng:
“Con cò bay bổng bay la,
Bay từ cửa miếu bay ra cánh đồng.
Cha sinh mẹ đẻ tay không,
Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi.
Trước là nuôi cái thân tôi,
Sau nuôi đàn trẻ, nuôi đời cò con.
Đan thiếu hiệp vừa từ phía nam tới nên mới chưa nghe thôi.
Bài này đã đã bắt đầu lan truyền trong bầy trẻ nít.
Qua 1, 2 tháng nữa thì khắp Lỗ quốc đều có thể nghe được”
Trần Lâm và Đan Phúc vội đứng lên cuối đầu chào:
“Khổng lão! x2”
Trần Lâm càng hỏi thêm:
“Xin hỏi Khổng lão, vị Thái Sử lão ẩu kia không có vấn đề gì chứ?
Việc này do Lâm bất cẩn, bao nhiêu trách phạt, bồi thường xin cứ nói ra”
Khổng quản gia cười nhẹ gật đầu nói:
“Không có việc gì!
Lần sau nhớ cẩn thận một chút, chớ hại thân lại bôi xấu cửa nhà.
Quảng Lăng Trần thị mặc dù chỉ là hàn môn nhưng cũng tích thiện nhiều đời.
Không đáng cõng những chuyện này!”
Trần Lâm hổ thẹn đỏ mặt, cuối đầu xin nghe.
Đan Phúc liền nổi máu nghĩa khí, thay bạn mới giải vây:
“Xin hỏi Khổng lão.
Bài thơ ngài vừa đọc chính là xuất từ vị Hoàng công tử vang danh văn hội Trung Thu vừa rồi sao?”
Khổng quản gia gật đầu nói:
“Chính phải!
Trần công tử hẵn là vừa từ Tư Lệ đến đây.
Hắn có thể làm chứng”
Trần Lâm cũng lên tiếng ngay:
“Tại hạ khi ấy đứng ngay cạnh Khổng gia chủ, cách Hoàng công tử chỉ mấy bước chân.
Khi ấy Khổng gia chủ liền buột miệng hô.
Hiền sĩ quốc gia, vạn dân tiếng vọng!”
Đan Phục lúc đầu chỉ thấy thơ hay, nghe đến Khổng gia chủ đánh gia cao như vậy thì mới bắt đầu suy nghĩ sâu hơn:
“Thoạt nghe thì chỉ là miêu tả cảnh sống khốn khó của dân lao động nghèo.
Thế nhưng ‘cò bay từ cửa miếu ra cánh đồng’, miếu này phải chăng là văn miếu?
Cò vốn giống hạc, thân trắng dáng cao, chính là cốt cách của đám Hàn môn chúng ta nha!”
Trần Lâm cũng bồi thêm:
“Còn hai câu cuối, nghe thì đơn giản than thân.
Kỳ thực cũng nói lên quan điểm Khổng Mạnh.
Dân quan trọng, xã tắc xếp sau, quân vương nhẹ hều”
Khổng lão gật đầu:
“Trước là nuôi cái thân tôi,
Sau nuôi đàn trẻ, nuôi đời cò con.
Đối với bình dân thì đó là xây dựng cửa nhà, nuôi sống con thơ, hợp trăm nhà mới thành thiên hạ, bình dân chính là căn cơ của quốc gia.
Đối với hàn môn thì đó là tu thân, tề gia, là xây dựng tốt căn bản của mình, không xTuây dựng tốt căn bản thì nói gì đến trị quốc, bình thiên hạ”
Đan Phúc nghe đến đây thì mở sáng hai mắt, trong người như có một luồng nhiệt khí chảy lan khắp cơ thể.
(P/s: Tác lựa mãi mới ra được mấy bài ca dao có thể diễn tấu, chém gió chém bão theo kiểu sách văn mẫu như vậy đấy.
Vỗ tay cái coi!!!
Nói chứ chã liên quan gì tới hàn môn hay nho gia này nọ đâu.
Hai bài ca dao trên đều của Việt Nam và đối tượng là người nông dân nhé!)
Ta tại Việt Quốc bắt đầu tu luyện và thành lập tông môn. Từng bước khám phá lịch sử thần thoại của người Việt. Ta mang theo những truyền thuyết như Thạch Sanh, Thánh Giống, Chữ Đồng Tử,.. tiến về vũ trụ bao la. Trong vũ trụ mênh mông, gặp thủy tổ Lạc Long Quân, chúng ta cùng nhau chiến đấu trong cuộc chiến giữa Lạc Hồng Tiên Cung và Thiên Đình, Yêu Đình,