Lọc Truyện
Từ ngày 12/7/2024: Metruyenhot sẽ chuyển sang dùng tên miền metruyenhotmoi.com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ chúng mình và nhớ tên miền mới này nhé!

Việt Hùng Diễn Nghĩa - Tiểu Lão Nhân

Cảm ơn vYJMw02016, Nguyễn Thiên, và Huutuan đề cử!

Cảm ơn Nguyễn Thiên tặng quà!

“There is always a calm before a storm”

- European proverb

“Luôn có một khoảng lặng trước cơn bão”

- Thành ngữ châu Âu, nhiều nước có câu này quá nên quất chữ châu Âu luôn.

(P/s: Về mặt lý thuyết khoa học, câu này khá chuẫn vì quá trình hình thành cơn bão sẽ tạm thời tách rời không khí ẩm và không khí khô, từ đó trì hoãn lưu thông gió, ngoài ra thì việc mây tích tụ dày đặc về một chỗ thay vì dàn trãi cũng khiến diện tích tiếp xúc nắng của khu vực xung quanh cơn bão nhiều hơn.

Về mặt quan sát thực tế thì không ổn lắm vì đôi lúc bão hình thành hoặc di chuyễn quá nhanh, chưa kịp cảm nhận sự tĩnh lặng kia thì bão đã thù lù trước mặt rồi.

Phía trên là dịch dõm từ phần ghi chú của quote này ở trang mà tác tìm thấy nó!

Không phải kiến thức của tác!!!)

- ------------

Từ sau khi Hoàng Hùng gặp mặt Trương Giác vào mùa đông năm ngoái,

Một năm Quý Hợi này muôn phương tĩnh lặng cực kỳ,

Ở phương nam, Ô Giang hội bị đánh sứt đầu mẻ trán, dường như chịu không nổi nữa, đột nhiên thay đổi sách lược từ hổ báo xông sáo sang yên lặng chờ thời, ngồi không đợi Lang Thiên đến đút cháo.

Mặc dù Hoàng Hùng càng hy vọng đám này có thể một mực nhô đầu ra để Huyền Kính Ty giúp mình thanh lọc phương nam nhưng cũng không thể phủ nhận rằng khoảng lặng bình yên này tạo cơ hội cho việc đẩy nhanh phát triễn Âu Lạc và thông thương Nam-Bắc Ngũ Lĩnh.

Phu Văn lâu, Hồng Nghĩa đường bắt lấy thời cơ, nhanh chóng trãi rộng các miền, hàng ngày đón tiếp đồng bào vào ra, thúc đẩy sự học và y tế sức khỏe, bồi dưỡng nguồn lực lượng tiềm ẩn trong dân gian.

Đông Hải Thương Minh cũng bước đầu thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đem càng nhiều mô hình sản xuất trọng điểm như lương muối nông ngư và rèn khí công cơ dời đến hậu phương Âu Lạc, sẵn sàng cho tương lai khi một dãi nam bắc Trường Giang biến thành chiến trường.

Hơi khác với phương nam, thảo nguyên phương bắc cũng tĩnh lặng nhưng hoàn toàn là bị bắt ép tĩnh lặng.

Tuyết tai quá nặng, gia súc nuôi không nổi, phần thì chết, phần thì bán tống bán tháo cho Đông Hải thương minh và các đoàn buôn ‘lậu quang minh chính đại’ của thế gia.

Không chỉ trâu bò dê cừu, mà cả vật tư chiến lược như ngựa cũng kết đoàn lên thuyền ra biển hoặc leo qua Tần Lĩnh vào Trung Nguyên.

Lương thực mà Đông Hải Thương Minh và thế gia vận lên thảo nguyên bị các thế lực lớn như đám phiên vương, thiền vu bao tiêu cả, chỉ có một phần ít ỏi giọt xuống các bộ lạc nhỏ.

Số lớn người Hồ thật sống không nổi nữa, xua nhau đầu nhập vào các toán quân cướp bóc nơi biên giới, nhưng bởi vì thiếu khuyết ngựa chiến, không thể chơi chiến thuật cướp chạy quen thuộc, chỉ có thể làm tốt thí công thành.

Thủ lĩnh các nhánh quân lớn lại bận bịu sát nhập những bộ lạc xuống dốc sau tuyết tai, nên cũng chỉ dùng tù binh và lính mới cưỡng ép công quan, vây thành, cầm chân người Hán, tránh bị thọc dao sau lưng.

Quan ải của triều Hán xây dựng quá kiên cố so với trướng trại của người Hồ, không có khí giới công thành và mưu mẹo binh lược thì khó mà đánh vào,

Lại thêm thế gia phu dịch 36 vạn dân nghèo làm lao lực miễn phí, hoàn toàn không sợ chiêu thí tốt của các thủ lĩnh người Hồ.

Chiến sự bởi vậy mà nhàn hạ hẵn, tất cả đau khổ thê lương đều chất chứa vào trong những tâm hồn câm lặng của dân đen kiến cỏ hai bên Hán Hồ, không có một hung tin nào bay được đến Lạc Dương hoặc vương trướng của các thiền vu.

Trung Nguyên cũng tương tự với thảo nguyên, mặt ngoài vô cùng tĩnh lặng.

Thiên tai năm nay ít, không động đất, chẵng lũ lụt, hạn hán chấm dứt mà mưa gió cũng miễn cưỡng gọi là thuận hòa.

Thái Bình đạo không những hạn chế truyền giáo, hạn chế đánh lén ổ bảo của thế gia, mà còn lui một bước, gần như làm ngơ trước sự việc triều đình gia tăng thuế phú và việc thế gia cưỡng chế bắt phu dân thường.

Thế gia hiển nhiên cũng biết đây chỉ là mặt ngoài, là sự tĩnh lặng chuẫn bị cho chiến tranh toàn diện, thế nên mới tích cực tận dụng cơ hội này để quăng chiêu khắp nơi, hòng suy yếu lực lượng của đạo Thái Bình.

Lưu Hoành cũng rất vui lòng nhìn thấy cảnh trai cò tranh nhau sắp tới nên thế gia có việc cần là hắn ‘hỗ trợ hết mình’.

Suốt một năm này, hai bên nước lửa bổng hợp nhau lạ kỳ, bày ra một bộ vua anh minh thần hiền trung, thánh và vương cùng trị thiên hạ.

Nếu như có ai phải đau xót thì hẵn là Viên thị và Đạo Môn.

Nói đến việc này phải kể đến Hoàng Hùng.

Từ sau khi hoàn thành nhiệm vụ liên lạc với Trương Giác thì hắn cũng được triệu hồi Lạc Dương làm Thị Lang để tránh thế gia tiếp tục đào sâu, soi mói.

(P/s: Thị Lang = thư ký, viết chiếu, đọc tấu, sai vặt = không có quyền lớn nhưng ở gần hoàng đế nên ảnh hưởng và tiếng nói khá cao, hầu hết quan lớn đều làm qua chức này)

Thái Ung lúc trẻ cũng từng có một thời gian làm Thị Lang, lấy năng lực và danh vọng của Hoàng Hùng thì quan lại thế gia cũng không cách nào ra mặt ngăn cản thiếu niên này đến cạnh bên Lưu Hoành làm Thị Lang.

Vả lại Hán cũng đã mạt, thế gia bây giờ đến Lưu Hoành còn không ngán, huống hồ là một tên thư ký của Lưu Hoành, cho nên thay vì nói không cách nào ngăn cản, chi bằng nói không thèm ngăn cản.

Đương nhiên, Thị Lang chỉ là mặt ngoài, bên trong thì Hoàng Hùng đã thăng tiến từ Địa Sát lên Thiên Cương, trở thành 1 trong 36 Thiên Cương của Huyền Kính Ty, thay cho vị cừ soái Chu Mặc xấu số.

Hơn nữa còn được giao quản lý túi tiền riêng của Lưu Hoành, tên đẹp gọi là ‘Thiên Khố tổng quản’.

(P/s: khố = kho, quốc khố không phải túi riêng của Lưu Hoành, muốn đụng phải có quan lại thế gia đồng ý.

Kho tiền riêng của vua gọi là Ngự Khố.

Gọi là Thiên Khố để phù hợp tính cách Lưu Hoành xây dựng trong truyện này)

Hoàng Hùng có thể ngồi vào chức này hoàn toàn là nhờ đại công ‘thúc đẩy Trương Giác sớm khai chiến’ và năng lực hóa thân con buôn của hắn.

Cái trước là ‘đức’, thể hiện lòng trung, cái sau là ‘tài’, thỏa mãn lòng tham.

Hoàng Hùng cũng không làm thất vọng Lưu Hoành,

Một năm nay hiến rất nhiều mưu sâu kế hiểm, trợ giúp Lưu Hoành dập Viên thị lên bờ xuống ruộng trong mối quan hệ ‘hợp tác làm ăn vui vẻ đôi đường’ giữa hai bên.

Bởi vì trình độ chuyên môn và kinh nghiệm giao thương buôn bán hoàn toàn cách biệt gần như giữa trời và vực nên Viên Phùng xoa mòn trán cũng không biết vấn đề xảy ra ở đâu, chỉ biết đổ lỗi cho xui xẻo.

Lưu Hoành thì hí hửng vô cùng vì có thể moi tiền họ Viên làm lợi cho mình lại có thể trì hoãn họ Viên làm lớn.

Hắn luôn luôn ưa thích loại cảm giác ‘khống chế mọi việc, mọi người trong lòng bàn tay’ như thế.

Hoàng Hùng cũng bởi vậy mà càng được tin tưởng trọng dụng.

Nếu như Viên thị thiệt 1 thì Đạo Môn phải thiệt đến 10.

Đạo Môn vốn ngay từ đầu đã phân thành 2 nhánh truyền nhập Trung Nguyên,

Bên thì bắt tay với hoàng quyền, phái này hiện do Tả đạo nhân đại diện,

Bên thì liên minh với Phật giáo, chen chân vào dân gian bần cùng, phái này hiện nay phần lớn nhập vào Thái Bình đạo.

Sự kiện Hoàng Hùng gặp mặt Trương Giác không chỉ khiến Tả đạo nhân rơi oan mấy cọng tóc bạc mà còn gián tiếp khiến nhánh còn lại của Đạo Môn xuýt nữa đi vào tuyệt lộ,

Hai tên sư điệt của Tả đạo nhân vốn chỉ là những con tốt hy sinh không đáng kể trong ván cờ chính trị quyền lực tôn giáo này, lại trở thành mồi dẫn lửa thiêu rụi vô số đạo quan Hoàng Lão.

Việc hai tên thân tín hộ vệ bên mình là kẻ phản bội khiến cho Trương Giác quá ư tức giận, cũng gia tăng ác cảm đối với Đạo Môn.

Trước kia Trương Giác có thể nhân nhượng hành động ‘chân đạp 2 thuyền’ của Đạo Môn phần vì nể mặt Nam Hoa đạo nhân, nhưng càng quan trọng là Đạo Môn chưa phạm vào điều tối kỵ của hắn.

Bây giờ thì hắn đã gần đất xa trời, không còn cần nể nang ai hết ráo, chỉ mong trước khi nhắm mắt xuôi tay có thể nhìn thấy tâm nguyện đạt thành, cùng với cầu mong đứa con gái duy nhất của mình có thể an toàn lui thân, sống nửa đời sau trong an bình.

Bất kể vì lý do gì, gián điệp đều không nên tồn tại, nhất là khi địa vị còn quá cao, khoảng cách lại quá gần!

Thế là ngay khi trở về Ký Châu, Trương Giác liền bắt tay vào công cuộc thanh tra Thái Bình đạo một cách gắt gao hơn bao giờ hết,

Trên tới lãnh đạo thượng tầng, chỉ chừa mỗi 2 đứa em trai, xuống tới những đầu lĩnh cán bộ trung hạ tầng, bao quát tổng bộ Trác Lộc và 36 phương cừ soái,

Cũng bởi thế mà moi ra không ít gian tế nằm bên ngoài bản danh sách được Tả đạo nhân cân đo đong đếm kỹ càng trước khi giao cho Trương Giác thông qua Hoàng Hùng.

Không chỉ thế gia và Huyền Kính Ty, ngay cả Đạo Môn cũng đứng mũi chịu sào trước lửa giận của Trương Giác.

Càng oái oăm là thế gia có thể sừng cồ lên trả đũa thông qua các chiêu trò chính trị đễ hả hê cơn giận, bản thân những gián điệp kia cũng không quan trọng gì với thế gia, những kẻ coi thường tôi tớ từ trong máu.

Còn Huyền Kính Ty trong mắt Lưu Hoành vốn đã bị dán mác cái sàng hỏng, hắn chỉ cần Hoàng Hùng còn bắt liên lạc với Trương Giác là được, bất kể quan hệ hai bên ra sao, vui vẻ hợp tác hay cưỡng chế bắt ép, như nước với lửa cũng được.

Chỉ khổ cho Đạo Môn,

Bao nhiều năm ngậm đắng luồn cúi hoàng quyền mới len lỏi vào được Trung Nguyên, trên đầu còn có Nho Môn đè ép, sát sườn có Phật môn yên lặng cười, trong chốn võ lâm tuy có danh chính đạo thủ lĩnh nhưng lực hiệu triệu thua xa Thái Bình đạo.

Bây giờ đắc tội Trương Giác, hơn nữa còn đắc tội nặng, để ông lão này quyết tâm thanh trừ nội loạn trước khi khai chiến bên ngoài.

Mặt ngoài thì Thái Bình hiền hòa ứng đối triều đình, bên trong lại cầm đuốc giơ đao thà giết lầm hơn bỏ xót!

Vô số giáo chúng Thái Bình, bất kể là lính lác hay cấp cao, chỉ cần xuất thân từ các phái Chính Nhất, Toàn Chân, Thái Thanh, Hoa Sơn, … thì sẽ bị điều tra, tàn sát, đốt miếu, hủy đạo đúng nghĩa đen.

Thiệt hại nhân mạng lên đến 4 con số, thiệt hại tài sản tuy không nhiều lắm nhưng đối với tên nghèo Đạo Môn thì cũng đủ để các bậc chưởng giáo phải hoa mắt chóng mặt khóc ròng.

Từ sau sự kiện Vương Mãng bài Đạo đến nay, Đạo Môn chưa từng chịu thiệt hại to lớn đến vậy.

Phải đến khi sư thúc của Tả đạo nhân đích thân lên Long Hổ sơn mời Ngũ Đấu Mễ Thiên Sư Trương Hành xuống núi giảng hòa mới có cơ hội ngồi lại đàm phán.

Thế nhưng Đạo Môn tính sai, mặt mũi của Trương Hành không to tát đến mức có thể dùng nước bọt để dập lửa khùng của Trương Giác.

(P/s: wiki nói Trương Hành là con Trương Đạo Lăng, tác thì thấy cách nhau quá xa, hai ông này hơn kém nhau ngót nghét trăm tuổi.

Nếu Trương Đạo Lăng là cha Trương Hành thì có thể vị Thiên Sư đầu tiên của Long Hổ sơn chết vì thượng mã phong chớ không phải ‘bạch nhật phi thăng’ như truyền thuyết Trung Hoa

Truyện này lựa chọn một lý giải ít đen tối hơn là giữa hai người còn cách 1 đời nữa.

Gián tiếp dẫn đến việc Trương Lỗ sẽ là vai cháu cố của Trương Đạo Lăng thay vì cháu nội)

Tính theo bối phận thì Trương Hành còn phải gọi Trương Giác một tiếng sư thúc bởi hắn chỉ là cháu nội của Trương Đạo Lăng, sư huynh của Nam Hoa thôi.

Vả lại hai sư huynh đệ này tuy đồng bối nhưng tuổi tác cách biệt quá xa, một người xây nhà lập phái cầu tài, một người cô độc ngao du bốn bể, quan hệ cũng chẵng thân thuộc gì cho cam.

Mở đầu cuộc đàm phán, Đạo Môn liên tục mắc sai lầm, từ việc quá tự tin vào mặt mũi của Trương Hành đến việc ngu ngốc rao giảng thứ gọi là ‘vạn đạo quy nguyên, đều đến từ huyền’ như cách Đạo Môn vẫn thường làm ở Trung Nguyên từ thời Lưu Tú.

Bạch Mã tự có thể nhận hoàng quyền ước thúc mà ngó lơ câu ‘Phật bản thị Đạo’, nhưng nếu có kẻ dám nói ‘Thái Bình bản thị Đạo’ trước mặt Trương Giác thì hắn tất chém, cho dù đó là hậu nhân của Lý Nhĩ.

Đoàn sứ giả đầu tiên của Đạo Môn đến Trác Lộc đã gia nhập ‘Phong Thần Bảng’ như thế!

Trong số những người ‘ghi danh trên bảng đếm số’ này còn bao gồm cả một vị con cháu dòng chính của Lũng Tây Lý thị,

Gia tộc này vẫn luôn ngạo nghễ xưng là con cháu Lão Tử, ngông cuồng cho rằng Đạo Môn trong thiên hạ đều đến từ nhà mình, tựa như ‘ông trời con’ tại trong nội bộ Đạo Môn.

Trương Giác xây dựng Thái Bình đạo lập chí muốn chém trời,

Trời Lạc Dương, trời Trung Nguyên, trời xanh của Nho Môn đều có thể chém,

Huống hồ là một mặt trời khoác lác chui rúc ở xó xỉnh Quan Tây.

Hôm đó chỉ có mỗi Trương Hành toàn mạng rời khỏi tổng bộ Thái Bình đạo, mang theo lời nhắn của Trương Giác cho đạo môn:

“Đạo của ta gọi là Thái Bình!

Kinh của ta là Thái Bình Thiên Thư!

Đạo Môn, Đạo Đức kinh, Tam Thanh kinh, không liên quan đến ta!”

Sự kiện này cũng triệt để làm cho thế gia an tâm, bởi thiên hạ đều biết Đạo Môn đã đầu nhập vào vòng tay của Lưu thị từ thời Lưu Tú.

Trương Giác dám cương như vậy, rõ ràng không cho Lưu Hoành một chút mặt mũi nào, từ đó dập tắt nghi vấn hoàng quyền ám thông Thái Bình.

Thế gia thậm chí còn cười cợt Lưu Hoành dùng người ngu đần, bởi vì ngoài Đạo Môn thì Huyền Kính Ty cũng bị vùi dập nặng nề, nhất là sau khi danh tính của phản đồ Trương Trọng Bát bị giang hồ bộc lộ là 1 trong 36 Thiên Cương của Huyền Kính Ty, Thiên Nhàn Tinh Chu Miêu.

Tên này hiện tại đã chạy xuống Giang Nam, đầu nhập vào vòng tay của Ô Giang hội, để cho hai đứa em cùng mẹ khác cha là Hà Tiến, Hà Hiền phải một phen điêu đứng với Lưu Hoành.

Ngược lại với suy nghĩ của thế gia, Lưu Hoành không hề tức giận, hắn vẫn luôn bỏ ngoài tai mấy lời chê trách xuông của dư luận, nếu không thì đã không dùng hình tượng hôn quân để trị quốc.

Đối với những diễn biến của sự việc này, Lưu Hoành cực kỳ thỏa mãn,

Vừa có thể che mắt thế gia, tiếp tục bí mật nuôi mập Thái Bình đạo chờ ngày diệt thế gia, sau đó tiện thể thu phục bình dân làm căn cơ giơ roi quất ngựa chinh phạt bốn phương,

Lại còn có thể tùy ý xoa nặn nhà họ Hà một hồi cho bỏ ghét.

Về phần Chu Miêu chết hay sống kỳ thực đâu có quan trọng gì!

“Chờ diệt thế gia, sáp nhập Thái Bình vào dưới trướng, chỉ huy hùng binh quét ngang 8 phương 10 hướng

Thì Ô Giang, Tổ Long, rùa đen hay giun dế gì đều không thoát được tay trẫm!”

- Lưu Hoành đã hào hùng tuyên bố như vậy khi Tả đạo nhân muốn dùng việc này để dẫn lửa sang Giang Nam 3 minh hội hòng cưỡng chế Hoàng Hùng nhập cuộc.

Hoàng Hùng tất nhiên không để chuyện ấy xảy ra, nhất là khi tiểu tử này biết rõ mục đích của Trương Giác không phải chỉ vì phối hợp diễn với Lưu Hoành,

Mà là vì trãi đường cho mình và đồng bào của mình!

Khối đồng minh sau lưng Hoàng Hùng hiện giờ nhìn như phát triễn không ngừng, tiềm lực đủ để chống lên một mãnh trời, thế nhưng bầu trời ấy lại có một lỗ hổng chà bá chính là Ích Châu.

Thanh đao Trường Giang có thể chặn ngang trăm ngàn binh mã, nhưng cái khiên Ba Sơn nếu chỉ có một nửa thì không chắn được ai.

Từ Tần công Thục đến sau này Lưu thị nhiều lần chinh phạt Xuyên Trung, con đường nối Ung Lương và Ích Bắc đã sớm được khai thông, quân địch phương bắc có thể dễ dàng đánh vào Ba Thục thông qua đường này.

Thậm chí không cần đánh vào, chỉ cần chiếm giữ quận Hán Trung là có thể tùy thời bóp cổ Ba Thục, gây hấn quấy phá không ngừng, hoàn toàn đứng ở thế thượng phong.

Trên đời này đâu có lý lẽ phòng trộm cả đời, chỉ có phường trộm cướp mới rình mò người khác suốt thôi!

Một khi phòng tuyến Ích Bắc xảy ra sơ suất, khiến cho quân địch tràn vào bồn địa Ba Thục thì ruộng nương sẽ trở thành chiến trường, thôn xóm sẽ trở thành lô cốt, dân thường sẽ trở thành bia tên, tài nguyên tích trữ của ta sẽ trở thành quân lương tiếp tế của địch.

Càng đáng sợ hơn nữa, Ích Nam lại là thượng nguồn của Trường Giang,

Thủy chiến thường quy, thuận dòng nước thì có lợi, chỉ cần mấy kế vặt như thả trôi bè rơm, nhóm một mồi lửa cũng đủ để phe hạ du ứng phó mệt bở hơi tai.

Thành thử nếu địch công chiếm được Ích Nam thì Kinh Tương nguy rồi, Dương Ngô cũng nguy rồi.

Cho nên Trương Hành có thể làm người trung gian giảng hòa Thái Bình và Đạo Môn hoàn toàn là bởi Ngũ Đấu Mễ đã sớm bắt tay với đạo Thái Bình, là minh hữu trung kiên của đạo Thái Bình tại Ích Bắc, Hán Trung và cả Ung Lương.

Trương Giác thẳng thừng mượn cớ chém người cũng là vì dồn Trường Hành vào thế bí, buộc kẻ này rơi vào cảnh khó xử với Đạo Môn, từ đó càng dễ bề ép uổng Ngũ Đấu Mễ.

Có Ngũ Đấu Mễ quấy đục nước, lại thêm mồi lửa của Thái Bình thì lực khống chế của Lưu thị và thế gia Trung Nguyên ở Ích Bắc sẽ suy yếu hẵn, tạo tiền đề cho việc chỉnh hợp Ích Châu của Hoàng Hùng sau này, những nguy cơ đến từ vùng Quan Lũng Ung Lương cũng giảm nhẹ đi.

Nhận rõ thiện ý ấy, Hoàng Hùng tự nhiên không đi phá đám Trương Giác làm gì.

Thế là hắn viện cớ rằng quan hệ hai bên vốn chẵng tốt đẹp ngay từ đầu để khéo từ chối làm người giảng hòa thay cho Tả đạo nhân.

Thậm chí chính Lưu Hoành cũng không đồng ý với Tả đạo nhân, khó khăn lắm mới lừa thế gia được một vố ngoạn mục như vậy, bây giờ lại muốn dây dưa đưa đẩy, lỡ mà để lộ đuôi cáo thì bao công sức bố cục trước đó đổ sông đổ biển hết à?!

Đương nhiên, Hoàng Hùng xưa này thừa hành lối làm việc càng ít đắc tội người càng tốt, trừ khi gặp tình huống bất khả kháng hoặc là có thể lập tức tiễn đối phương về nơi 9 suối.

Thế là hắn hiến cho Tả đạo nhân một kế:

“Đạo trưởng có lẽ có thể thử thông qua Hàn Môn để tác động Trương Giác.

Trương Giác vốn xuất thân Hàn Môn, trước khi biết ta là người của bệ hạ thì mục đích của hắn khi tìm ta cũng là muốn tranh thủ sự ủng hộ của Hàn Môn.

Nghe lời hắn nói thì trong thời gian ở Thanh Châu, hắn từng mấy lần gặp gỡ sư bá Trịnh Khang Thành, cũng đặc biệt ca ngợi Thanh Châu Nhất Long”

Tả đạo nhân tin thật,

Thế nhưng Trịnh Huyền chu du bốn bể, tính cách ẩn dật, Lưu Hoành mời còn không nể mặt, huống hồ là Tả đạo nhân.

Vậy là lão đạo này liền nhắm vào Thanh Châu Nhất Long.

Hắn đúng là thành công mời được 2 người là Long đầu Hoa Hâm và Long thân Bỉnh Nguyên.

Kết quả đen thui, có lẽ vì thiếu Long đuôi!

Hoa Hâm cùng Trường Giác nói chuyện một hồi lại thành cãi nhau, cuối cùng đành xin lỗi Tả đạo nhân rồi dứt áo bỏ đi, tuyên bố niềm tin của Thái Bình đạo là vô căn cứ, cũng nói thẳng Trương Giác ngông cuồng tự đại, sắp xong đời rồi.

Bỉnh Nguyên lại càng kỳ quái, nhận lời Tả đạo nhân đi giảng hòa mà hòa đâu không thấy, chỉ thấy hắn chuyển nhà lên Yến địa làm hàng xóm với Trương Giác luôn,

Sau đó giáo chúng Thái Bình đạo liền truyền ngôn khắp giang hồ rằng Mặc gia đã kết minh với Thái Bình đạo, đương nhiệm Cự Tử cùng với Đại Hiền Lương Sư nói chuyện rất hợp nhau.

Các phương nửa tin nửa ngờ, bởi Mặc gia chính là môn phái chịu thiệt hại nặng nhất khi Doanh Chính diệt 6 nước phương đông, Mặc gia ở ẩn hồi lâu, Mặc gia Cự Tử cũng đã sớm trở thành truyền thuyết.

Chỉ có Tả đạo nhân thì tức hộc máu vì hắn là người trong cuộc, lại ngu mấy cũng đoán được chuyện gì vừa xảy ra.

Thế nhưng bây giờ người ta đã bám vào đùi của Thái Bình đạo, kẻ đang xách đao muốn chặt tay Đạo Môn, vậy nên Tả đạo nhân chỉ đành ngậm bồ hòn khen ngọt, tiếp tục cầu cạnh Bỉnh Nguyên nói giúp.

Đối phương lại bảo giáo lý đạo Thái Bình giống với Mặc môn, đều coi trọng bình đẳng, đã là bình đẳng thì không nên xen vào chuyện nội bộ của nhau, chỉ có thể trách Đạo Môn làm sai trước, dám phái gián điệp trà trộn vào cao tầng của đạo Thái Bình.

Tả đạo nhân lần nữa quay về trong thất bại, đâu biết rằng Hoàng Hùng đã sớm đoán được điều này.

Ngay ở những lần gặp đầu tiên, khi Hoàng Hùng còn tự tin có thể khuyên Trương Giác liên minh với Giang Nam, chờ đợi thời cơ cùng lật đổ ách thống trị của chế độ mục nát hiện giờ,

Thì tiểu tử này đã từng góp ý với Trương Giác về việc quy tụ sức mạnh của Hàn Môn thông qua Thanh Châu Nhất Long, được vinh dự khen là thế hệ nối tiếp của Trịnh Huyền, Thái Ung và Lư Thực.

Kết quả Trương Giác liền dập tắt ý nghĩ của Hoàng Hùng ngay lập tức:

“Thanh Châu Nhất Long ta đều tiếp xúc nhiều rồi.

Hoa Tử Ngư chính là đương thời Đổng Trọng Thư, mặt ngoài quân tử ngay thẳng, bên trong thì định kiến thật nhiều, là kẻ cơ hội điển hình, giỏi về dùng lý lẽ để biện bạch cái lợi cái hay về mình.

Hư ngụy, nói là Long đầu nhưng thực ra càng giống Long thí!

Lý niệm của Bỉnh Căn Củ thiên về học thuyết của Mạnh Kha, quý trọng bình dân, ưa chuộng công bằng, song lại không có đầy đủ nhiệt huyết cùng quyết tâm thay đổi hiện thực, cũng chẵng có sách lược gì cao minh.

Long thân tuy xứng danh, nhưng còn rất yếu ớt!

Quản Ấu An tính cách đạm bạc, chỉ chuyên tâm sự học, lại ưa thích vân du bốn phương, tiêu dao tự tại, quả thật là Trịnh Khang Thanh thứ hai.

Nói đến hắn, ta lại cảm thấy lời ca tụng của Hàn Môn nho sĩ hiện giờ cũng không hề sai.

Rồng bay thấy đầu không thấy đuôi,

Họ Hoa thua xa hai người còn lại nhưng ở đâu cũng sẽ lòi mặt ra kêu gọi danh tiếng, hết làm trọng tài chen chân chuyện người khác, đến tham dự lễ hội bình phẩm thơ văn.

Ngược lại, Quản Ninh thực xứng là đuôi rồng, đến đi không lưu dấu vết, ta cũng chỉ có cơ duyên gặp hắn 2 lần, một lần là may mắn bắt gặp ở chỗ Bỉnh Nguyên, một lần là vô tình chạm mặt khi đang hành y cứu tế ở Ký Châu”

Từ những lời nhận xét này, có thể thấy Trương Giác hoàn toàn không hợp với Hoa Hâm, cũng không mấy mặn mà với Bỉnh Nguyên, mà Quản Ninh thì 9 phần 10 là sẽ không xen vào chuyện của người khác.

Thành thử Hoàng Hùng đề cử 3 người này với Tả đạo nhân hoàn toàn là để câu giờ.

Tả đạo nhân bị bẫy thảm rồi, mà cũng bởi vì hắn làm trễ nãi thời gian quá lâu khiến cho Đạo Môn bị lún sâu vào hố bùn.

Trương Giác lấy cớ Đạo Môn không có thành ý, trắng trợn treo thưởng kẻ địch của mình, kêu gọi võ lâm nhân sĩ tham dự vào cuộc tranh chấp này.

Giáo chúng Thái Bình đạo cũng thành phòng trào, tuyên bố mình không liên quan tới Đạo Môn, tẩy chay hết thảy những ai xuất thân từ Đạo Môn, từ đạo sĩ chính cống cho đến tục gia đệ tử.

Trung Nguyên mặt nổi dù sóng êm biển lặng nhưng ở trong giang hồ võ lâm thì tranh đấu nhỏ không ngừng diễn ra, từ đơn đấu đâm lén đến vài chục người mai phục đốt nhà nhau,

Đạo Môn từ địa vị lão đại của chính phái đột nhiên biến thành người người kêu đánh.

Đạo Môn cuối cùng đành dùng quân bài cuối, nửa cầu cạnh nửa ép buộc, thuyết phục Trương Hành nhượng bộ Trương Giác, từ đó để cho đạo Thái Bình đạt được địa vị chưa từng có tại Ích Bắc.

Thỏa đàm diễn ra bí mật, nội dung cụ thể chỉ có 3 người là Trương Giác, Trương Hành và thủ lĩnh Đạo Môn biết được, bên ngoài không ai rõ, bao gồm cả Tả đạo nhân, kẻ đã bị thủ lĩnh Đạo Môn cách ly ra khỏi hàng ngũ hạch tâm tin cậy.

Đương nhiên, Trương Ninh Nhi và Hoàng Hùng cũng thông qua Trương Giác, biết được đại khái.

Sau sự kiện này, Ngũ Đấu Mễ liền tách thành 2 phái, một bên vẫn do Thiên Sư Trương Hành lãnh đạo, bên đối lập thì do người em họ Trương Tu của hắn cầm đầu.

Đoán chừng nếu không phải do bất đồng quan điểm thì chính là vì muốn rạch ròi quan hệ, hòng lưu giữ lại sinh cơ cho Ngũ Đấu Mễ khi có biến cố xảy ra.

Hành động sắp tới của Trương Giác thật sự dọa sợ Trương Hành!

Hoàng Hùng cũng hiểu ý của Trương Giác, thế nên hắn mới giả đò không có năng lực can dự vào việc này, để cho Tả đạo nhân rơi vào thế thụt, vừa chịu ơn Ngũ Đấu Mễ, lại chịu thiệt trước Thái Bình đạo.

Bởi thế mà lão này hậm hực lắm, bắt đầu học đòi làm thái giám, thường xuyên săm soi nói xấu Hoàng Hùng trước mắt Lưu Hoành.

Tuy thế, Hoàng Hùng đã làm việc cho Lưu Hoành được hơn 2 năm,

Lại hoàn toàn không giống với ‘lão niên cứng’ Tả đạo nhân, tiểu tử này biết rõ gã hoàng đế trước mặt mình thích gì và cũng tận lực chiều ý hắn,

Thêm vào mớ công trạng nổi bật gần đây của Hoàng Hùng thì đến Triệu Trung, Trương Nhượng cũng phải cười nói hí hửng với hắn.

Tả đạo nhân nói cho cùng cũng là người ngoài, là Đạo Môn mà không phải bảo hoàng, là đồng minh mà không phải thuộc hạ!

Lưu Hoành không có khả năng chiều ý Tả đạo nhân đi làm khó dễ Hoàng Hùng.

Hắn cũng rất khôn khéo, sẽ không đi trách mắng Tả đạo nhân vì việc này.

Hắn chỉ đơn thuần ngó lơ xích mích của hai bên, dùng Tả đạo nhân làm ‘con dao treo trên đầu’, tùy thời tùy lúc cảnh cáo vị thuộc hạ lắm mưu nhiều kế mà mình mới thu phục.

- ---------

Lạc Dương, hoàng cung,

“Bệ hạ!

Đây là báo cáo tổng kết thu chi năm vừa qua của Thiên Khố.

Mời bệ hạ thưởng lãm”

- Hoàng Hùng đưa tấu báo lên bàn làm việc của Lưu Hoành rồi lùi lại 3 bước trong sự săm soi chực chờ gây sự của ai đó.

Tiểu tử này thừa biết Lưu Hoành yêu đọc thơ văn nhạc họa lại cực lười xem tấu chương và những sách vở khoa học nghiên cứu, cứ như thể sợ đọc nhiều lồi con mắt ra ngoài vậy.

Thế nên ngay khi quay về đúng vị trí lễ nghi phải phép thì Hoàng Hùng lập tức thuận miệng:

“Bẩm bệ hạ!

Thiên Khố năm nay gia tăng 128 triệu 751 ngàn 417 tiền”

Một nụ cười lạnh băng hiện lên trên khuôn mặt xơ cứng:

“Hoàng Thị Lang thật là khéo ăn nói, trí nhớ cũng quá siêu phàm.

Gia tăng tính đúng đến từng xu từng cắc!

Không biết chi ra lại thế nào?!”

Tự do! sao có thể dựa vào kẽ địch ban phát! tự do chính bản thân mình giành lấy"
Nhấn Mở Bình Luận