Phiên ngoại 3: Chúng ta
“Kiều thiếu, dụng cụ này được mô phỏng đúng chưa?”
“Kiều thiếu, quần áo và trang sức của cung nữ đúng chưa?”
“Kiều thiếu, lễ nghi này…”
Công Tây Kiều đã vào giới giải trí năm năm có hơn, các đạo diễn và biên kịch đều biết anh có hiểu biết về lịch sử cổ đại nên thường hay hỏi anh các vấn đề liên quan đến các lễ nghi và trang phục thời đó. Điều này cũng khiến cho nhiều bộ phim cổ trang thường gắn một dòng chữ “Cố vấn văn hóa Công Tây Kiều”.
Cũng bởi vì vậy, Công Tây Kiều được fan gọi là “Kiều mười hạng mục toàn năng”.
Nhưng ngoài hai năm mới ra mắt Công Tây Kiều thường diễn mấy bộ cổ trang, thì những năm gần đây anh đã không còn nhận bộ cổ trang nào nữa, anh dùng thực lực của mình để chứng minh cho mọi mọi người thấy thế nào gọi là diễn xuất, phải diễn như thế nào, tránh để người xem và đạo diễn định hướng cho mình.
Cho nên lúc biết Công Tây Kiều nhận quay một bộ phim cổ trang tên《Kim Tường》ai ai cũng kích động, cuối cùng thì Kiều thiếu cũng nhận lại phim cổ trang rồi. Không phải vì cái gì khác mà vì tạo hình cổ trang của Công Tây Kiều thật sự rất kinh điển, năm năm nay vẫn luôn là mỹ nam cổ trang đứng đầu bảng xếp hạng.
Sau khi tin tức nhà đầu tư là Tịch gia được tung ra, mọi người lập tức hiểu ra, hóa ra là vì muốn giúp bạn, bảo sao Công Tây Kiều lại nhận bộ song nam chủ này, Tấn Nguyên đế và Cung tướng là vai chính, không có nữ chủ, chỉ có nữ thứ.
Mấy trăm năm lịch sử triều Tấn là trang sử sách sáng ngời nhất trong lịch sử của Hoa Quốc, cho nên phim về triều Tấn rất nhiều, các bộ phim về Tấn Nguyên Đế và Cung tướng cũng không ít, nào là hai người tính kế lẫn nhau, tranh giành nữ nhân của nhau, huynh đệ tình thâm, Tấn Nguyên Đế bụng dạ nham hiểm, Cung tướng thì thâm độc giả dối, cái gì cũng có, chỉ là làm không được thôi chứ tưởng tượng thì đủ loại.
Nhưng bộ phim này lại khác, không có tình yêu trong đó, chỉ có đất nước và tính kế, không có huynh đệ tình thâm, chỉ có quyền lợi và tiếc nuối.
Mở đầu nội dung bộ phim là Tấn Nguyên Đế từng bước lên ngôi, sau đó đấu trí cùng các công thần, cuối cùng thâu tóm binh quyền và chính quyền, trở thành vị đế vương mà không ai có thể khống chế được.
Tấn Nguyên Đế giành lấy quyền lợi là vì muốn củng cố giang sơn, vì nghị kỵ trong lòng.
Trong các ghi chép về lịch sử, trong tất cả các công thần, chỉ có Cung tướng là có kết cục tốt đẹp nhất. Trong tất cả các bộ phim điện ảnh và truyền hình khác, hình tượng Cung tướng thường được xây dựng là khôn khéo cơ trí, tính toán không để sót một ai.
Nhưng vai diễn Cung tướng này của Công Tây Kiều thì lại khác, bởi vì điểm mạnh nhất của Cung tướng không phải là tính toán không để sót ai, mà là ở chỗ biết thăm dò ý tứ qua lời nói và sắc mặt, có khả năng tranh luận hùng hồn.
Nói đơn giản là kỹ năng trở mặt max điểm, miệng lưỡi cũng max điểm.
Bởi vì tất cả mọi người đều biết Công Tây Kiều vô cùng hiểu biết về lịch sử triều Tấn, cho nên anh còn kiêm luôn chức cố vấn văn hóa, tránh đi trường hợp hoàng cung của triều tấn lại dùng vật dụng mấy trăm năm trước của triều Kim.
Sau khi phim được chiếu, phản ứng của khán giả không giống nhau, tuy thiết lập hình tượng của Cung tướng không giống với tưởng tượng của bọn họ, nhưng sau khi xem diễn xuất của Công Tây Kiều xong, bọn họ lại cảm thấy giống như là có chuyện như vậy thật.
Mãi cho đến khi một học giả lịch sử có địa vị cao đứng ra nhận xét, mọi người mới thật sự cảm thấy nể chuyện đoàn phim《Kim Tường》có thái độ nghiêm túc đối với lịch sử.
Vị học giả lịch sử này có địa vị rất cao, cao đến mức tai to mặt lớn trong giới chính trị cũng phải nể mặt ông. Tóm lại thì vị học giả này khen đạo cụ của《Kim Tường》được sử dụng đúng chỗ, có thể thấy bộ phim này tinh tế thế nào.
Sau đó mọi người phát hiện, từng đạo cụ, trang phục, quần áo, hay các mâm đồ ăn trên bàn đều được nghiêm khắc khảo chứng rồi mới làm.
Thậm chí có cư dân mạng chụp lại hết tất cả các mâm đồ ăn trong tất cả các bộ phim đem ra so sánh, mọi người phát hiện trong đống đồ ăn đó, có rất nhiều món đáng lẽ không nên xuất hiện ở triều Tấn.
Còn thức ăn trong bữa tiệc mừng dựng nước này lại hoàn toàn phù hợp với ghi chép trong lịch sử, đoàn phim này phải giàu, phải ngầu đến mức nào mới có thể tái hiện lại chính xác như thời đó.
Ngoài ra còn có các lễ nghi, câu đối, tranh chữ, vân vân của đoàn phim này đều là tác phẩm trước kia của triều Tấn, không giống như đoàn phim khác, rõ ràng là bối cảnh mấy ngàn năm trước, nhưng thi họa và chữ viết lại là của mấy trăm năm trước.
“Tuy đoàn phim làm cẩn thận đến mức như vậy, nhưng khi biết cố vấn văn hóa là Kiều thiếu, người đầu tư là Tịch gia, tôi lại cảm thấy chẳng có gì ngạc nhiên nữa.”
Cư dân mạng này vừa bình luận xong khiến cho vô số người kéo vào xác nhận.
Đúng vây, phim có Kiều thiếu tham gia, từ kỳ tích đều sẽ biến thành không có kỳ tích.
Dù sao thì đó cũng là Kiều thiếu, người chúng tôi yêu nhất